Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 11

ÔN TẬP: NHÂN VỚI 10, 1OO, 1OOO

CHIA CHO 1O, 1OO, 1OOO

I.Muc tiêu.

-Củng cố cho HS cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10; 100; 1000 .

-Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10; 100; 1000;

 -Cẩn thận- chính xác.

II.Đồ dùng dạy học.

Bảng phụ.

III.Hoạt động dạy học.

1-On định

2-Kiểm tra.

Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân. HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 31 – 10 – 2011 Thực hành kiến thức Toán
ÔN TẬP: NHÂN VỚI 10, 1OO, 1OOO
CHIA CHO 1O, 1OO, 1OOO
I.Muc tiêu.
-Củng cố cho HS cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìncho 10; 100; 1000.
-Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10; 100; 1000;
 -Cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định 
2-Kiểm tra.
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân. HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài tập 1:GV cho HS đọc yêu cầu, dựa vào bài học thực hiện tính.
a-19x10= 85x100= 19x1000= 
78x1000= 19x10=
b- 8000:10= 6700 : 100= 8000: 100= 
5000 : 1000= 430:10= 4000:1000= 
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
-GV cho HS nhắc lại quan hệ đo khối lượng.
 HS làm vào vở.
400 kg= tạ 60 kg= yến 900 tạ = tấn
140 tạ = tấn 7000 kg= tấn 6000 = kg.
=> Tính cẩn thận- chính xác.
Bài 3: Một ô tô chở hàng được 3000kg, Hỏi 10 ôtô như thế chở được bao nhiêu tấn hàng?
HS làm bài miệng.
a-19x10=190 85x100=8500 19x1000=19000
78x1000=78000 19x10=190
b- 8000:10=800 6700 : 100=67 8000: 100=80
5000 : 1000=5 430:10=43 4000:1000=4
HS làm vào vở.
400 kg=4 tạ 60 kg=6 yến 900 tạ = 90 tấn
140 tạ =14 tấn 7000 kg= 7 tấn 6000 = 6kg.
Giải:
Số hàng của 10 ôtô chở là 
3000x10 = 30 000 (kg)
30 000kg= 30 tấn 
Đáp số : 30 tấn.
4-Củng cố: Muốn nhân, chia một số với 10,100,1000 ta làm thế nào ?
5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Tính chất kết hợp của phép nhân” Làm bài tập chuẩn bị 1.2
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 01 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
LUYỆN ĐỌC: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.Mục đích – yêu cầu.
-HS củng cố ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi. Bước đầu diễn cảm được đoạn văn.
-Cố gắng vượt khó học tập.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
+Hoạt động 1:Luyện đọc: 
GV cho HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài -GV theo dõi sửa cho học sinh. 
-Yêu cầu: Đọc diễn cảm cả bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách thông minh của Nguyễn Hiền.
+Hoạt động 2: Trả lời lại câu hỏi nội dung bài.
 Các nhóm đọc và trả lời câu hỏi.
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
=>Cố gắng vượt khó học tập.
Vì sao cậu bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
+Ý nghĩa:Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
- HS thi đọc diễn cảm.
 Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách mỗi ngày mà vẫn còn thời gian chơi thả diều.
 Ban ngày đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng, tối mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch là vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
 Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là cậu bé ham thích chơi diều.
Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ tài cao, công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện khuyên ta là Có chí thì nên.
4- Củng cố: Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? (Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. )
5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài “ Có chí thì nên”. Đọc bài , chuẩn bị câu hỏi 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.Mục đích – yêu cầu.
-Cũng cố cho HS Nhớ – viết lại đúng chính tả; Trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng bài tập 3(viết lại chữ sai Ct trong các câu đã cho); làm được bài tập 2a/b
 -Viết trình bày rõ ràng sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy học.
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2a 
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra: HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
GV cho HS đọc 4 khổ thơ đầu.
Mỗi câu thơ nói lên điều ước của bạn nhỏnhững điều ước ấy là gì ?
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: chớp mắt, nảy mầm, chén, trái ngon. Và một số từ mà học sinh viếet sai nhắc lại.
.Chớp mắt: chú ý vần ăt
.nảy mầm # nẩy 
.chén: chú ý vần en 
.trái: chú ý âm tr.
.lái: chú ý lái # láy
.ruột: chú ý vần uột.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
=>Viết trình bày rõ ràng sạch sẽ.
.Hỗ trợ HS yếu trình bày chữ viết (GV đọc chậm, nhắc nhở cho các em)
 Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b, 3. 
Giáo viên giao việc : Làm vào vở sau đó thi làm đúng. 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 3. Viết các câu sau cho đúng chính tả: 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con 
-Điều ước đó là cây nảy mầm nhanh cho quả, tránh người lớn làm việc, ước cho có ánh sáng, hoà bình trên thế giới
HS luyện viết từ khó vào bảng con.
HS viết vào vở.
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
Bài 2b. nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin, nồi nhỏ, thuở hàn vi, phải, hỏi mượn, của, dùng bữa, để ăn, đỗ đạt.
HS ghi lời giải đúng vào vở.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người, đẹp nết. 
Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. 
4-Củng cố: HS viết bảng con: Từ sai 
5-Dặn dò- nhận xét: Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán 
ÔN TẬP : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu.
-Củng cố cho HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
-Biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính
-Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
Bài cũ: Nhân với 10, 100, 1000
 Chia cho 10, 100, 1000
Muốn nhân ,chia một số với 10,100,1000 ta làm thế nào ?
HS nêu kết quả : 78 x 100 987000 : 100
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+Hoạt động1: GV nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
Yêu cầu HS nhìn vào bảng để so sánh kết quả của hai biểu thức rồi rút ra kết luận:
 (a x b) x c = a x (b x c)
 Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Hoạt động 2: Thực hành. Hỗ trợ HS yếu tính nhân.
Bài tập 1:
Yêu cầu HS nêu những cách làm khác nhau và cho các em chọn cách các em cho là thuận tiện nhất.
Không nên áp đặt cách làm mà chỉ nên trao đổi để HS nhận thấy khi nhân hai số trong đó có số chẵn chục thì dễ nhân hơn. Ở cách này có thể nhân nhẩm được nên rất tiện lợi.
a-3 x 4 x 5 =?
b-6x2x5
c- 8x7x3
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
12x5x2 2x5x25
5x2x38 5x8x3x2
Chú ý cách tính thuận tiện là chọn những số tính sau cho tròn chục.
Bài tập 3:
GV nêu câu hỏi phân tích bài toán và nêu cách giải khác nhau. 
Tóm tắt: Có 7 phòng
 Mỗi phòng 16 bộ bàn ghế
 Mỗi bộ bàn ghế có 2 HS 
 Hỏi: Lớp có ? HS
Tính cẩn thận- chính xác.
HS thực hiện
HS so sánh kết quả của hai biểu thức.
Vài HS nhắc lại
HS làm vào nháp.
a-3 x 4 x 5 =?
C1: (3x4)x5=12 x 5 =60 C2:3x(4x5)=3x20=60
b-6x2x5
C1: (6x2)x5=12x5=60 C2: 6X(2x5)=6x10=60
c- 8x7x3
C1: (8x7)x3=56 x3=168 C2:8x(7x3)=8x21=168
HS đọc yêu cầu đề bài. Làm nháp.
12x5x2=12x10=120 2x5x25=10x25=250
5x2x38=10x38=380 
5x8x3x2= 5x2x8x3=10x24=240
HS làm vào vở.
Số bàn ghế của 8 lớp 
16x7= 112 (bộ)
Số HS của 8 lớp là 
112x2=224 (Học sinh)
Đáp số : 224 học sinh.
4-Củng cố : Nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0. Đọc ví dục làm bài tập 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 02 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
ÔN TẬP: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
I.Mục đích – yêu cầu.
-Nắm được m ... u cầu bài .
- Các nhóm làm việc , viết kết quả ra giấy .
-Nhà bác học vẫn làm việc trong phòng nên đã thay bằng từ đang.
-Người phục vụ vào phòng rồi mới nói nhỏ được với giáo sư nên phải bỏ từ đang.
-Tên trộm đã bỏ vào phòng rồi nên phải bỏ sẽ thay nó bằng đang.
4-Củng cố: Thế nào gọi là động từ ?
5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Tính từ” Đọc ví dụ làm bài tập chuẩn bị. Thế nào gọi là tính từ ? 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán 
Ôn tập: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG BẰNG CHỮ SỐ O
I.Mục tiêu.
- HS biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số O
-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. 
 -Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định 
2-Kiểm tra: HS nêu tính chất kết hpợp của phép nhân.
Thực hiện tính : 8x2x5 7x5x2 2x9x5
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Bài tập 1:Gọi HS nêu cách nhân với số tận cùng là chữ số 0 rồi thực hiện.
1342 x20 13546 x 40 
5642 x300 54612x500
Bài tập 2: GV Hướng dẫn tương tự như bài 1
Bài tập 3:
GV cho Hs đọc tóm tắt và giải, 1 HS lên bảng .
1 bao gạo : 50 kg- 40 bao gạo kg?
1 bao ngô: 60 kg – 30 bao ngô kg?
------------------------------------------
 Xe chở  kg ? 
=>Tính cẩn thận- chính xác.
Bài tập 4:GV cho Hs đọc tóm tắt và giải, 1 HS lên bảng .
Chiều rộng : 40 cm 
Chiều dài : gấp 2 lần chiều rộng.
Diện tích ..? m2 
HS làm bảng con
1342 x20 = 26840 13546 x 40 = 54240
5642 x300 = 1692600 54612x500=27106000
1326 x 400= 529400 3450 x 30 = 103500
1450 x800 =1160000 12354 x 500 =6176000
HS làm vào vở.
Số kg gạo ô tô chở là
50x40 =2000 (kg)
Số kg ngô ô tô chở là
60 x 30 = 1800 (kg)
Tổng số kg ngô và gạo ô tô chở được là
2000+1800= 3800(kg)
Đáp số : 3800 kg.
Giải
Chiều dài của tấm kính
40 x2 = 80 (cm)
Diện tích của tấm kính là
80 x40 = 3200 (cm2)
Đáp số : 3200 cm2
4-Củng cố: HS nêu cách nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0.
5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài đê xi mét vuông., đọc bài và chuẩn bị bài tập 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG – GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG – GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I/ Mục tiêu : 
-Giúp học sinh biết một số luật giao thông đường bộ, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và giới thiệu các em rõ quyền và bổn phận của trẻ em.
-HS biết thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông, ý thức bằng những việc là cụ thể trong việc giữ vệ sinh môi trường, thực hiện đúng quyển và bổn phận trẻ em.
-Giáo dục HS tuân thủ luật giao thông, ý thức bằng những việc là cụ thể trong việc giữ vệ sinh môi trường, thực hiện đúng quyển và bổn phận trẻ em.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:An toàn khi tham gia các phương tiện gioa thông công cộng
 * Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
-Những nơi mua vé tàu, xe hay ôn tô thì nơi đó gọi là gì?
.Đi tàu hoả, máy bay : Đến nhà ga tàu, nhà ga máy bay (thường gọi là sân bay hay sân ga)
.Đi ô tô đến bến xe ô tô khách.
.Đi tàu thuyền: đến cảng hay bến tàu, bến phà, bến đò)
à Muốn đi bằng các phương tiện giao thông công cộng người ta phải đếen nhà ga, bến xe hay bến phà, khi xe khởi hành mới đi.
* Lên xuống tàu xe.
-Xe đỗ bên lề đường thì lên xuống xe phía nào ? -Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên phải nhớ là gì ? 
-Khi đi ô tô xe khách hay xe đò thì như thế nào để đảm bảo an toàn? 
-Khi đi tàu thuyền ca nô thì như thế nào ? 
=> Thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
*Ngồi ở trên tàu xe.
HS thực hiện nhận xét điền vào ô đúng hay sai.
-Đi tàu chạy nhảy trên các toa, ngồi ở bậc lên xuống S
-Đi ô tô thò đầu, thò tay qua cửa sổ S
-Đi ô tô buýt không cần bám vịnh vào tay vịnh S	
-Khi đi tàu không được thò tay hay chân xống nước Đ
Giải thích những lý do vì sao sai.
* Hoạt động 2: Giáo dục môi trường
- Vì sao ta phải giữ vệ sinh môi trường?
- Giữ vệ sinh môi trường là trách nhiệm của ai?
=> Giáo dục học sinh ý thức và tuyên truyền mọi người giữ vệ sinh môi trường
* Hoạt động 3: Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em
- Các em có Quyền và bổn phận gì?
=> Giáo dục học sinh thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình
Nhà ga, bến tàu, bến xe,
Phía hè đường
Đeo dây an toàn
Bám chắc tay vịnh mi72 bước lên xe, lên xe tìm ghế ngồi, nếu đứng thì phải bám chắc vào tay vịnh xe
Bước vững chắc nên nắm tay người lớn khi đi lên xuống tàu, khi đi thuyền phải vào khoang trong. Thu gọn hành lý và ngồi yên chờ tàu chạy 
Giữ vệ sinh môi trường để có bầu không khí trong lành
Trách nhiệm và ý thức của tất cả nhân loại
- Quyền được sống và học hành, ý kiến... Bổn phận kính trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, thầy cô giáo....
4. Củng cố: Vì sao khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông đường bộ?
5. Dặn dò: Về nhà thực hiện những điều đã học. Tuyên truyền những người xung quanh thực hiện đúng luật giao thông
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 04 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt 
ÔN TẬP: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN .
I.Mục đích – yêu cầu.
-Xác định được đề tài trao đổi , nội dung , hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài đã cho trước.
-Bước đầu biết đóng vai trò trao đổi tự nhiên cố gắng đạt mục đích đề ra .
-Tế nhị và thân ái.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ .
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
HS đóng vai trao đổi với người thân về nguyện vọng học môn năng khiếu.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Đế bài: Ở trường em có ti63 chức lớp học năng khiếu. Em hãy trao đổi với mẹ em để được tam dự lớp học ấy.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài. 
Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình, do đó phải chú ý khi trao đổi. 
Em phải nêu lên được nguyện vọng của em học là làm gì ?
Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện. 
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi 
HS đọc thầm lại gợi ý 1
HS đọc gợi ý 2: Xác định nội dung trao đổi. 
HS đọc gợi ý 3: Xác định hình thức trao đổi. 
+ Hoạt động 3: Thực hành trao đổi trong nhóm.
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. 
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
GV đến từng nhóm giúp đỡ. 
+ Hoạt động 4: Trình bày trước lớp.
=>Tế nhị và thân ái.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài.
- Cả lớp đọc thầm, gạch chân những từ quan trọng.
HS tự chọn bạn, chọn đề tài. 
Vài HS nêu đề tài đã chọn. 
HS đọc gợi ý
HS nói nhân vật mình chọn và trao đổi sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK.
Một HS giỏi làm mẫu và trình bày theo gợi ý trong SGK. 
HS thực hiện trao đổi, đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
- Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
4-Củng cố .
HS thực thành trao đổi ý kiến.
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Mở bài trong đoạn văn kể chuyện” . Đọc bài nhận xét và chuẩn bị theo câu hỏi bài.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp (Tiết 11)
SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 11
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: 
 HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 12:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc