Tập đọc (tiết 33)
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục đích – yêu cầu :
-Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn có nhân vật và lời người dẫn truyện .
-HS hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
-Rèn luyện tính thông minh .
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1- Ổn định :
2- Kiểm tra:
-Em thấy hình ảnh nào , chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
Thứ Môn Tiết Tên bài dạy Hai 12/12/2011 Sáng SHDC 17 TĐ 33 Rất nhiều mặt trăng T 81 Luyện tập KH 33 Oân tập kiểm tra Chiều TD KT AN Ba 13/12/2011 CT 17 Mùa đông trên Rẻo cao T 82 Luyện tập chung LT&C 33 Câu kể: Ai làm gì? ĐL 17 Oân tập TH TH THKT T 46 Luyện tập Tư 14/12/2011 Sáng TĐ 34 Rất nhiều trăng T 83 Dấu hiệu chia hết cho 2 TLV 33 Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. THKT T 47 Ôn tập Chiều MT THKT TV 52 Ôn tập: Luyện từ và câu HĐTT 17 Giáo dục nha khoa – Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân Năm 15/12/2011 Sáng LT&C 34 Vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? T 84 Dấu hiệu chia hết cho 5 KC 17 Một phát minh nhỏ. LS 17 Ôn tập học kì I Chiều AV ĐĐ 17 Yêu lao động (tt) THKT T 48 Ôn tập Sáu 16/12/2011 Sáng TLV 34 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả.. AV T 85 Luyện tập THKT TV 53 Luyện viết: Trong quán ăn “Ba cá bống” Chiều KH 34 Oân tập kiểm tra TD SHL 16 TKT 16 TUẦN 17 Ngày dạy 12 – 12 – 2011 Tập đọc (tiết 33) RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. Mục đích – yêu cầu : -Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn có nhân vật và lời người dẫn truyện . -HS hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. -Rèn luyện tính thông minh . II. Đồ dùng dạy học: Gv: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định : 2- Kiểm tra: -Em thấy hình ảnh nào , chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú. 3-Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS GV đọc toàn bài GV cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Tám dòng đầu +Đoạn 2: Tiếp theo đến tất nhiên là bằng vàng rồi. +Đoạn 3: Phần còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: vời :Cho mời người dưới quyền đến( một cách trân trọng) - GV đọc diễn cảm bài văn Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? HS khá, giỏi: Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? Sau khi biết công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng, chú hề đã làm gì? Thái độ của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà? +Ý nghĩa: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng khác với người lớn. =>Rèn luyện tính thông minh . d. Hướng dẫn đọc diễn cảm -Hỗ trợ HS yếu: Đọc trôi chảy. Hướng dẫn học sinh đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật, chú hề, nàng công chúa. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thế là ..bằng vàng rồi. GV đọc mẫu HS lắng nghe - Học sinh đọc 2-3 lượt - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. Cô công chúa muốn có mặt trăng và nói sẽ khoẻ ngay nếu có mặt trăng. Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn lấy mặt trăng cho công chúa. Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.) Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần so với đất nước của nhà vua Hỏi xem công chúa nghĩ như thế nào về mặt trăng, cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống như người lớn. Mặt trăng chỉ nhỏ hơn móng tay của công chúa. Mặt trăng treo trên ngọn cây, mặt trăng được làm bằng vàng. Nhờ thợ kim hoàn làm một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền để đeo vào cổ.) Công chúa thấy mặt trăng thì rất vui sướng ra khỏi giường bệnh và chạy tung tăng khắp vườn. -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai . 4-Củng cố : Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 5-Dặn dò-nhận xét: -Về nhà luyện đọc lại bài. -Chuẩn bị bài phần tiếp theo, đọc trước bài, chuẩn bị câu hỏi 1.2. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 81) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. -Biết chia cho số có ba chữ số. *Bài 1b, 2, 3b phát huy HS giỏi. -Tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Gv: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1-Ổn định: 2-Kiểm tra: 62321 : 307 89658 : 293. 3-Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài tập1:Đặt tính rồi tính.(làm bảng con) Hỗ trợ HS yếu tính chia *Bài tập 2: Tóm tắt : 240 gói : 18 kg 1 gói : g? Bài tập 3:Làm vào vở Tóm tắt: Diện tích:7140m2 Chiều dài: 105m a.Chiều rộng: ..m? *b.Chu vi:.m? => Tính cẩn thận, chính xác. a.54322 : 346 = 157 25275 : 108 = 234 (dư 3) 86679 : 214 = 405 (dư 9) *b.106141: 413=257 123220: 404 = 305 172869: 258 = 67 Giải : 18 kg = 18000g Số gam muối trong mỗi gói . 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số : 75 gam. Giải a) Chiều rộng sân bóng đá hình chữ nhật 7140 : 105 = 68 ( m) *b) Chu vi sân bóng đá. ( 105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp số : a/68 m; b/ 346 m. 4-Củng cố : 13220 : 404 106141 : 413. 5- Dặn dò- nhận xét : -Về nhà xem lại bài -Chuẩn bị bài " Luyện tập chung", làm chuẩn bị bài 1.2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học (Tiết 33) ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu : Ôn tập các kiến thức về: - Tháp dinh dưỡng cân đối; - Một số tính chất của nước và không khí; Thành phần chính của không khí. -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. -Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. -GD giữ gìn môi trường nước, không khí sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tháp dinh dưỡng III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định : 2-Kiểm tra: -Không khí gồm những thánh phần nào? -Không khí có những tính chất gì? 3-Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” -Điền vào “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. -Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. -Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. Chọn câu trả lời đúng: Không khí và nước có tính chất gì giống nhau? +Không khí có những thành phần nào? +Không khí có những tính chất gì? =>Giữ gìn môi trường sạch sẽ. -HS hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” -Đại diện lên trình bày. .Aên hạn chế dưới 300 gam muối. .Aên ít dưới 500g đường .Aên mức độ dừa, lac, đậu. .Aên vừa phải 1500gam thịt,2500 gam ca và thuỷ sản .Aên vừa đủ Các loại rau quả a)Không màu, không mùi, không vị. Đ b) Có hình dạng nhất định. S c) Không thể bị nén.S -Không khí gồm hai thành phần chính đó là khí ôxi và Ni tơ, ngoài ra còn có hơi nước, bụi, vi khuẩn và các loại khí khác. -Không khí không màu, không mùi, không vị, không hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giản ra. 4- Củng cố: Không khí có những tính chất gì? 5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà xem lại bài chuẩn bị ôn tập thi học kỳ I. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: 13 – 12 – 2001 Chính tả (Tiết 17) MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I. Mục đích – yêu cầu : -Nghe- viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. -Làm đúng bài tập 2a, b. -Viết trình bày cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ làm bài tập 2. III. Hoạt động dạy học: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra: HS viết bảng con: mềm mại, phát dại. 3- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -GV đọc bài viết. -Tìm các câu văn trong bài tả con suối? Cho HS đọc tìm từ khó, phân tích hướng dẫn luyện viết từ khó. .Sườn núi : chú ý s+ươn+ dấu huyền .trườn xuống : chú ý vần ươn .mái lá : mái ≠ máy .chít bạc: chú ý vần it. .nhẵn nhụi: chú ý vấn ăn + dấu ngã. .khua lao xao: chú ý vần ao. -GV đọc HS viết vào vở, soát lỗi, chấm bài. => Viết trình bày rõ ràng sạch sẽ. +Luyện tập: HS đọc yêu cầu bài 2, chọn từ đúng. .Nhận xét và chốt lại lời giải đúng HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm Con suối lớn ồn ào, quanh co thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.) HS viết bảng con: sườn núi, trườn xuống, chít bạc, nhẵn nhụi. HS viết chính tả. HS dò bài. HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập HS làm bài HS trình bày kết quả bài làm. a- Loại nhạc cụ-lễ hội-nổi tiếng. b- Giấc ngủ, đất trời, vất vả. HS ghi lời giải đúng vào vở. 4- Củng cố: HS viết : trườn xuống, nhẵn nụi. 5- Dặn dò- nhận xét: -Về nhà xem lại bài. Làm bài tập 3. Chuẩn bị bài: Oân tập. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 82) LUYỆN TẬP ... -Đều biết chế tạo đồ đồng -Đều biết rèn sắt -Tục lệ có nhiều điểm giống nhau +Bài 2: Sau khi thống nhất đất nước,Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? +Bài 3: Vận dụng những hiểu biết của bản thân, điền dấu x vào những ý đúng. -Chùa là nơi tu hành của các nhà sư -Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật -Chùa là nơi trung tâm văn hoá của làng xã -Chùa là nơi tổ chức văn nghệ . +Bài 4: Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên ? => Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc ta. +Bài 1: HS đọc yêu cầu suy nghĩ, chọn câu đúng. -Sống cùng trên một địa bàn x -Đều biết chế tạo đồ đồng x -Đều biết rèn sắt x -Tục lệ có nhiều điểm giống nhau x +Bài 2: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình) +Bài 3: HS Vận dụng những hiểu biết của bản thân, điền dấu x vào những ý đúng. -Chùa là nơi tu hành của các nhà sư x -Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật x -Chùa là nơi trung tâm văn hoá của làng xã x -Chùa là nơi tổ chức văn nghệ . +Bài 4: Những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên : Là do quân ta rất dũng cảm. Tướng lãnh đạo tài tình ) 4- Củng cố : Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê ? 5- Dặn dò- nhận xét : Về nhà ôn lại bài chuẩn bị thi học kỳ I. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức (Tiết 17) YÊU LAO ĐỘNG (T2) I. Mục tiêu : -Nêu được ích lợi của lao động - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động -Biết phê phán những biểu hiện chây lười. II. Đồ dùng dạy học: Sưu tầm tấm gương anh hùng lao động. III. Hoạt động dạy học: 1-Ổn định: 2-Ki ểm tra: Lao động đem lại lợi ích gì cho con người ? 3- Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 5 SGK ) -Em ước mơ khi lớn lên sẽ làm nghề gì ?Vì sao em yêu thích nghề đó ? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần làm gì ? - Nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập , rèn luyện để có thể thực hiện để thực hiện ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình . - Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết , tranh vẽ . => Nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. Kết luận : - Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân gia đình và xã hội . - Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân . *Hoạt động 3: Nhóm đôi. Hãy kể về công việc mà em thích nhất. =>Chăm lao động. - Hs nêu . -HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm. - Trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi . - Vài HS trình bày trước lớp . - Lớp thảo luận , nhận xét. VD: Ước mơ lớn lên em làm Bác sĩ, vì nghề đó sẽ cứu chữa bệnh được rất nhiều người . Ngay từ bây giờ em sẽ cố gắng học tập thật tốt. - Trình bày , giới thiệu các bài viết , tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được . - Cả lớp thảo luận , nhận xét . HS nêu kết quả sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động . Lớp nhận xét bỏ sung. -HS từng nhóm kể cho nhau nghe, trình bày, nhận xét. VD: Từ đầu năm, em được phân công làm cờ đỏ. Đây là công việc mà em rất thích. Hằng ngày em đi nhắc nhở các bạn vệ sinh, đồng phục. 4- Củng cố : Vì sao phải yêu lao động ? 5- Dặn dò- nhận xét : Về nhà xem lại bài, ôn lại các bài đã học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy 16 – 12 – 2011 Tập làm văn (Tiết 17) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục đích – yêu cầu : -Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp. -Dùng từ đặt câu chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: một số cặp có kiểu dáng khác nhau. III. Hoạt động dạy học: 1-Ổn định: 2-Kiểm tra: -Đọc đoạn văn miêu tả về chiếc bút của em.: 3-Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH +Bài tập 1:GV cho HS đọc nội dung bài tập 1. - Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ? -Xác định nội dung miêu tả từng đoạn? +Bài tập 2: Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn viết một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp đó. GV cho HS đọc yêu cầu và các gợi ý. -Đề bài yêu cầu chỉ viết đoạn văn ( Không phải viết cả bài) miêu tả hình dáng bên ngoài (Không phải bên trong) nên viết dựa theo gợi ý a,b,c. GD: Giữ gìn đồ dùng cẩn thận. 1HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. Cả 3 đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả đồ vật) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. -HS đặt cặp trên bàn trước mặt quan sát và tập viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp lần lượt theo gợi ý. -HS làm bài- đọc bài làm trước lớp. 4-Củng cố : -Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. 5-Dặn dò- nhận xét: Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị ôn tập kiểm tra. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 85) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : -Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5. -Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. Bài 4,5 phát huy HS giỏi. -Tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1-Ổn định : 2-Kiểm tra: -Nêu dấu hiệu chia hết cho 5. Cho ví dụ số chia hết cho 5. 3-Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH +Bài tập 1: (Làm miệng) Trong các số sau: 3457;4568;66814;2050;2229;3576;900;2355; a-Số nào chia hết cho 2? b-Số nào chia hết cho 5 ? +Bài 2: (Làm bảng con) a-Hãy viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2 b-Hãy viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5 +Bài 3: (làm vào vở). a. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5: c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: *Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là những số có chữ số tận cùng là chữ số là chữ số nào? => tính cẩn thận, chính xác. *Bài 5:(Làm miệng) +Bài 1: a. 4658; 66814; 2050; 3576; 9000. b. 2050; 900; 2355. +Bài 2: a. 368; 570; 786. b. 360; 580; 785. +Bài 3: a. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: 480; 2000; 9010. b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5: 296; 324. c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: 2355; 3995. +Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là những số có chữ số tận cùng là chữ số 0. -Số ít hơn 20 mà vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: số 10 . Vậy Loan có 10 quả táo. 4- Củng cố : HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5. 5-Dặn dò- nhận xét. -Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài " Dấu hiệu chia hết cho 9" ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học ( Tiết 34) KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp (Tiết 17) SINH HOẠT TỔNG KẾT TUẦN 17 I - NHẬN XÉT TUẦN QUA: 1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm 2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm. 3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt II - KẾ HOẠCH TUẦN 18: - Ôn tập thi học kì 1 có hiệu quả -Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực, tự giác học tập - Phụ đạo HS yếu có hiệu quả - Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài -Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp - Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi - Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình - Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ. -Trực nhật lớp sạch sẽ - Không ăn quà vặt, uống nước chín - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp - Đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Thực hiện tốt an toàn giao thông -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: