Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 27

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 27

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô- péc-ních; Ga-li-lê. Biết đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học Cô- péc-ních; Ga-li-lê.

-HS hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các câu hỏi trong bài)

-Lòng dũng cảm bảo vệ chân lí .

II. Đồ dùng dạy học.

GV: bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1- Ổn định:

2- Kiểm tra.

- Đọc bài “Ga-Vrốt ngoài chiến luỹ”

- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
05/03/2012
Sáng
SHDC
27
TĐ
53
Dù sao trái đất vẫn quay 
T
131
Luyện tập chung 
KH
53
Các nguồn nhiệt 
Chiều
TD
KT 
AN
Ba
06/03/2012
Sáng
CT
27
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
T
132
KTĐK
LT&C
53
Câu khiến 
ĐL
27
Chiều
THKT TV
Ôn tập câu khiến
THKT T
Ôn tập phân số
THKT T
Ôn tập phân số của một số
Tư
07/03/2012
Sáng
TĐ
54
Con sẻ.
T
133
Hình thoi 
TLV
53
Miêu tả cây cối (BV)
THKT T
Ôn tập hình thoi
Chiều
MT
THKT TV
Ôn tập tóm tắt tin tức
HĐTT
Hội vui học tập – Tổ chức 8/3
Năm
08/03/2012
Sáng
LT&C
54
Cách đặt câu khiến 
T
134
Diện tích hình thoi 
KC 
27
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia 
LS
27
Thành thị ở thế kỷ XVI- XVII
Chiều
AV
ĐĐ
27
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (t2)
THKT T
Ôn tập các phép tính với phân số
Sáu
09/03/2012
Sáng
TLV
54
Trả bài văn miêu tả cây cối 
AV
T
135
Luyện tập 
THKT TV
Ôn tập đọc Con sẻ
Chiều
KH
54
Nhiệt cần cho sự sống 
TD
SHL
27
TKT 27
TUẦN 27
Ngày dạy 05 – 03 – 2012 Tập đọc ( Tiết 53)
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục tiêu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô- péc-ních; Ga-li-lê. Biết đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học Cô- péc-ních; Ga-li-lê.
-HS hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các câu hỏi trong bài)
-Lòng dũng cảm bảo vệ chân lí .
II. Đồ dùng dạy học.
GV: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra.
- Đọc bài “Ga-Vrốt ngoài chiến luỹ”
- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* GV đọc bài, chia đoạn. 
.Đoạn 1: Từ đầuchúa trời .
.Đoạn 2: tiếp theo bảy chục tuổi.
.Đoạn 3: Phần còn lại .
-HS luyện đọc phát âm: Cô- péc-ních; Ga-li-lê.
GV đọc mẫu với giọng kể rõ ràng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học Cô- péc-ních; Ga-li-lê. 
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
- Nêu ý nghĩa?
GD: Lòng dũng cảm bảo vệ chân lí .
 + Luyện đọc diễn cảm bài
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
“Chưa đầy một thế kỷ sau, năm 1932, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới/ cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, toà án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó nhà khoa học này gần bảy chục tuổi.
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buột phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án , ông bực tức nói to: 
-Dù sao trái đất vẫn quay!”
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc phần chú giải. 
.Thiên văn học: Ngành nghiên cứu vật thể trong Ngành nghiên cứu vật thể trong vũ trụ.
.Tà thuyết : lý thuyết nhảm nhí, sai trái.
.Chân lí: lẽ phải.
- Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.
- Cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
* Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ nền chân chính khoa học.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
-HS luyện đọc diễn cảm bài
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
4-Củng cố:
- Bài văn nói lên điều gì?
5-Dặn dò:
 -Về nhà luyện đọc lại bài. Đọc trước bài: " Con Sẻ”
 - Bài văn cho em biết điều gì?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 131)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
- Rút gọn được phân số; nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
*Bài 4 phát huy HS giỏi.
-GD: Tính cẩn thận-chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ, thước kẻ 1m.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
Tính : + x	
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+Bài tập 1: Cho các phân số:
 ; ; ; ;; 
Rút gọn các phân số trên.
b)Cho biết trong các phân số trên có những phân số nào bằng nhau.
+Bài tập 2:
 Có 32 HS: chia đều thành 4 tổ. 
a- 3 tổ chiếm .phần số học sinh của lớp?
b- 3 tổ:.HS?.
+Bài 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu, giải bài toán vào vở.
GV gợi ý:
-Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
-Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
GD: Tính cẩn thận- chính xác.
**Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài toán, rồi giải.
Tóm tắt:
Lấy lần đầu: 32850 lít.
Lấy lần 2: lần đầu
Còn: 56200 lít
Lúc đầu có:  lít?
+Bài tập 1:a) Rút gọn các phân số trên.
 = =;	= =;	
 = =;	 = = 
b)= = ; == 
+Bài tập 2:
a- Phân số chỉ 3 tổ của học sinh là: 
b-Sốâ HS của 3 tổ là: 32 x = 24 (Học sinh)
	Đáp số: 24 Học sinh.
+Bài 3: Giải 	
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là.
	15 x = 10(km)
Anh Hải còn phải đi tiếp đoạn đường nữa là .
	15 -10 = 5 (km)
	Đáp số : 5 km.
Bài 4: Bài giải
Lần 2 lấy ra số lít là:
32850: 3 = 10950 (l)
Cả 2 lần lấy số lít xăng là:
32850+10950 = 43800 (l)
Lúc đầu trong kho có là:
43800 + 56200 = 100 000 (l)
Đáp số: 100 000 lít.
4-Củng cố: 
- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài tập. Oân tập lại bài, chuẩn bị KTĐK.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 53)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. Mục tiêu .
-HS kể tên và biết được vai trò của các nguồn nhiệt trong đời sống như nấu ăn, sưởi ấm, phơi khô các vật
- Thực hiện được những biện phát an toàn , tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,
-GD: Có ý thức tiết kiệm các nguồn nhiệt khi sử dụng.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
-Thế nào gọi là vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt?
3- Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
- Kể tên và nêu vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống?
-Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 106 SGK, tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
- Nhà em sử dụng nguồn nhiệt nào?
*Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-Yêu cầu hs thamkhảo SGK để ghi vào bảng sau:
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
-Giải thích một số tinh huống liên quan.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
Làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt?
GD: Tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
+Mặt trời dùng để say khô các vật.
+Lửa để đun nấu, sưởi ấm.
+Khí đốt, khí bi ô ga, nguồn điện,..
Nguồn nhiệt có các vai trò chia làm các nhóm: mặt trời, ngọn lửa, các vật sử dụng điệncó vai trò như đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.
- Lửa, điện, ga, mặt trời.
-Tham khảo SGK và kinh nghiệm bản thân thảo luận ghi vào bảng.
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh 
Bỏng, cháy, điện giật.
Không đùa giỡn gần bếp nấu, nấu xong tắt lửa,..
-Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả: tắt điện khi không dùng đến, theo dõi khi đun nấu, 
4-Củng cố:
Kể tên các nguồn nhiệt mà em biết và nêu vai trò của chúng?
5-Dặn dò:
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài: "Nhiệt cần cho sự sống"
- Kể tên con vật sống ở xứ nóng, xứ lạnh?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 06 – 03 – 2012 Chính tả (Tiết 27)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH .
I. Mục tiêu .
- Nhớ viết đúng chính tả bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "; biết trình bày bài thơ theo thể thơ tự do và trình bày các khổ thơ. Bài viết không mắc quá 5 lỗi
- Làm đúng bài tập chính tả 2a,3a.
-Viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
Viết các từ có vần: in, inh.
 3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Cho HS khá đọc thuộc lòng bài viết .
-Tình đồng chí, đồng đội của những chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? 
*Tìm hiểu từ khó, luyện viết chính tả.
.xoa: Chú ý s≠x 
.đột ngột: chú ý vần ôt
.sa: Chú ý sa ≠ xa
.ướt: chú ý ướt ≠ ước.
.suốt: chú ý vần uôt.
- Cho HS nhớ viết chính tả.
Hỗ trợ HS yế ... ng cảm chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( bài tập 5 , SGK )
- Chia lớp 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét, khen ngợi hành vi tốt và khuyến khích những em khác noi theo.
Các nhóm HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- b, c, e là những việc làm nhân đạo vì mục đích giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn. 
- a, d không phải là hoạt động nhân đạo vì không phải mục đích giúp đỡ những người khó khăn.
- Các nhóm HS thảo luận theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. 
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy to theo mẫu bài tập 5.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, thảo luận. 
Các nhóm đọc bài tập 5 ghi kết quả theo mẫu (SGK) -> trình bày.
 4- Củng cố:
 - Thế nào là hoạt động nhân đạo?
5- Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài, Chuẩn bị bài: “Tôn trọng luật giao thông”.
- Tại sao ta phải tôn trọng luật giao thông?
- Kể những việc cần làm thể hiện tôn trọng luật giao thông .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 09 – 03 – 2012 Tập làm văn (Tiết 54)
TRẢ BÀI VIẾT MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I. Mục tiêu .
 - Rút kinh nghiệm về bài văn miêu tả cây cối .
- Biết chữa lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu và lỗi chính tả trong bài làm viết.
-GD: Cảm nhạân được cái hay trong bài văn miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra.
- HS nêu dàn bài chung văn miêu tả.
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gọi HS đọc lại đề bài.
- Đây là kiểu bài văn gì ? 
- Đề bài yêu cầu tả gì? 
- Cấu tạo bài văn miêu tả gồm mấy phần? 
* Nhận xét bài làm của HS.
+Ưu điểm: 
-Làm bài văn đa số thể hiện rõ 3 phần, mở bài, thân bài, kết bài.
-Xác định đúng yêu cầu của bài làm. Bố cục rõ ràng đầy đủ ý.
-Biết đặt câu tương đối sinh động để miêu tả cây hoa mà mình thích .
Có sử dụng nghệ thuật nhân hóa so sánh trong làm bài.
+ Hạn chế:
- Dùng từ đặt câu chưa hay: to (bự), sờ vào (đụng vào),..
- Viết sai lỗi chính tả: cây bàng (bàn), con rắn (gắn), gỗ (rổ), xoài ( sài),
- Tả các bộ phận của cây còn sơ sài.
+Nhận xét điểm : 
 Giỏi : Khá : TB: Yếu : 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn hs sửa bài. 
a) Hướng dẫn sửa lỗi từng hs:
-GV phát vở cho HS sửa lỗi.
-GV cho hs đổi vở kiểm tra việc sửa lỗi của nhau.
b) Hướng dẫn sửa lỗi chung:
-GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng.
-Gọi hs nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng.
-GV nhận xét và ghi lại từ, câu đúng, gạch dưới bằng phấn màu lỗi sai.
-GV yêu cầu hs sửa vào vở.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
-GV đọc 1 –2 bài văn, đoạn văn hay.
-Cho hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó.
-Gv nhận xét và yêu cầu hs về nhà chỉnh lại bài văn của mình.
=> GDMT: Trồng và chăm sóc cây.
Đề bài : Em hãy tả một cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em thích .
-Miêu tả cây cối .
- Tả cây mà em yêu thích .
- Cấu tạo bài văn miêu tả gồm có 3 phần, mở bài, thân bài, kết bài .
-Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc lời phê về bài làm của mình.
- Tìm lỗi sai tự sửa chữa.
- HS đổi tập kiểm tra.
-HS lắng nghe.
- các nhóm chỉ ra cái hay của bài văn, đoạn văn.
4-Củng cố:
- HS nêu dàn bài chung văn miêu tả cây cối?
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: “Ôn tập thi giữa HK II”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán ( Tiết 135)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Nhận biết đượchình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
*Bài 3 phát huy HS giỏi.
-GD: Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
-Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+Bài 1: Tính diện tích hình thoi, biết:
Độ dài các đường chéo là 19cm, 12 cm.
Độ dài các đường chéo là 30cm, 7 dm.
+Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài (làm vở)
Tóm tắt: Miếng kính hình thoi có:
m= 14cm
n= 10cm
S= m2?
**Bài 3: Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi. 
Tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết. 
GD:Tính cẩn thận- chính xác.
Bài 4: Thực hành: Gấp tờ giấy hình thoi, kiểm tra đặc điểm của hình thoi:
Bốn cạnh đều bằng nhau
Hai đường chéo vuông góc với nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+Bài tập 1: HS làm nháp- trình bày.
a/ Diện tích hình thoi.
(19x12) : 2 = 114 (cm2)
b/ 7dm = 70 cm.
Diện tích hình thoi:
(70x30) : 2 = 1050 cm2
+Bài tập 2: Bài giải
Diện tích miếng bìa hình thoi là.
(14 x 10): 2= 70(cm2)
Đáp số : 70 cm 2
**Bài tập 3: HS nêu yêu cầu, thực hành xếp.
- Độ dài hai đường chéo: 4cm, 6cm.
Diện tích hình thoi : (6 x4): 2= 12 cm2
Đáp số : 12 cm2
HS cả lớp gấp theo hình vẽ SGK. Kiểm tra đặc điểm của hình.
4-Củng cố:
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tập 1.2 “Luyện tập chung”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 54)
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG.
I. Mục tiêu.
-Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
-GD: Chóng nóng, chóng rét cho động vật, thực vật, người.
II.Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Kể tên các nguồn nhiệt mà em biết?
- Nêu tác dụng của các nguồn nhiệt?
 3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia lớp 4 nhóm chơi trò chơi:
- Kể tên một số con vật, cây cối có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng?
-Thực vật phong phú, phát triển quanh năm sống ở vùng nào? 
-Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng khí hậu nào?
-Vùng có ít loài động, thực vật sinh sống nhất là vùng nào?
-Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể chết ở nhiệt độ nào?
- Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật?
KL: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
*Hoạt động 2:Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với đời sống trên trái đất. 
-Điều gì sẽ xảy ra nếu trên trên trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
Hoạt động 3: Trò chơi
Cho HS thi nói về cách chóng nóng và chóng rét cho người, động vật, thực vật.
GD: Chóng nóng, chóng rét cho người, động vật, thực vật.
.Cây xứ nóng: Xương rồng, ô liu, cây lá kim
.Cây xứ lạnh: su hào, cải bông
-Thực vật phong phú, phát triển quanh năm sống ở vùng nhiệt đới.
-Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng khí hậu nhiệt đới.
-Vùng có ít loài động, thực vật sinh sống nhất là vùng Sa mạc và hàn đới.
-Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể chết ở nhiệt độ là 0oC.
- Mỗi động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau
-Mặt trời không chiếu sáng trái đất sẽ trở nên lạnh giá, trái đất sẽ là một hành tinh chết, không có sự sống.
-Thực vật: 
+Chóng nóng: tưới nước, che giàn
+ Chóng rét: ủ ấm
- Động vật:
+Chóng nóng: uống nhiều nước, chuồng thoáng gió
+ Chóng rét: Ăn nhiều chất bột, chuồng kín gió
- Người: Chóng nóng: uống nhiều nước, nhà thoáng mát
+ Chóng rét: mặc áo ấm,..
4-Củng cố:
-Nêu cách chống nóng, rét cho người và động vật?
5-Dặn dò:
-Xem lại bài, chuẩn bị bài Oân tập.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 27
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. 
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 28:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng, đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27.doc