Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 29

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 29

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.Mục tiêu.

-HS hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa-Pa, thể hiện được tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; Bước đầu biết nhân giọng những từ ngữ gợi tả.

-GD: Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước .

II. Đồ dùng dạy học.

GV: Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học.

1- Ổn định.

2- Kiểm tra.

- HS đọc bài " Con sẻ" - Nêu ý nghĩa bài.

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
19/03/2012
Sáng
SHDC
29
TĐ
57
Đường đi Sa- Pa
T
141
Luyện tập chung 
KH
57
Thực vật cần gi để sống ?
Chiều
TD
KT 
AN
Ba
20/03/2012
Sáng
CT
29
 Ai nghĩ ra chữ số 1.2.3.4
T
142
 Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
LT&C
47
MRVT: Du lịch – thám hiểm 
ĐL
Chiều
THKT TV
Luyện viết chính tả
THKT T
Ôn tập tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số
THKT T
Ôn tập tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số
Tư
21/03/2012
Sáng
TĐ
58
Trăng ơi từ đâu đến 
T
143
Luyện tập 
TLV
57
Luyện tập tóm tắt tin tức 
THKT T
Ôn tập tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số
Chiều
MT
THKT TV
Luyện viết chính tả
HĐTT
GDATGT-GD quyền và bổn phận trẻ em
Năm
22/03/2012
Sáng
LT&C
58
Giữ phép lịch sự khi bài tỏ ý kiến 
T
144
Luyện tập 
KC 
29
Đôi cánh của ngựa trắng 
LS
29
Quang Trung đại phá quân Thanh.
Chiều
AV
ĐĐ
29
Tôn trọng luật giao thông (T2)
THKT T
Ôn về các phép tính với phân số
Sáu
23/03/2012
Sáng
TLV
58
Cấu tạo bài văn miêu tả con vật 
AV
T
145
Luyện tập chung 
THKT TV
Ôn tập luyện đọc
Chiều
KH
58
Nhu cầu về nước của thực vật 
TD
SHL
29
TKT 29
TUẦN 29
Ngày dạy 19 – 03 – 2012 Tập đọc ( Tiết 57)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu.
-HS hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa-Pa, thể hiện được tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; Bước đầu biết nhân giọng những từ ngữ gợi tả.
-GD: Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước .
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.	
2- Kiểm tra.
- HS đọc bài " Con sẻ" - Nêu ý nghĩa bài.
3-Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv đọc diễn cảm bài.
- GV chia bài 3 đoạn.
.Đoạn 1: Từ đầu .liễu rủ.
.Đoạn 2: Tiếp theo.tím nhạt.
.Đoạn 3: Phần còn lại . 
- GV theo dõi sửa sai khi HS đọc bài.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp.
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1 ?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa 
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa ?
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 
Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên? 
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
GD: Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
- Bài văn nói lên điều gì?
*Luyện đọc lại:
- Gv hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn:
“Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của những con đường xuyên tỉnh. Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn co ûtrong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.”
- Cho HS nhẩm thuộc lòng đoạn cuối.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
 - HS đọc thầm phần chú giải. (SGK)
 - HS đọc theo cặp.
- Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa rừng cây, những cảnh vật rực rỡ màu sắc: “Những đám mây trắng . . . lướt thướt liễu rũ”
- Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt , rực rỡ sắc màu: “nắng vàng hoe  núi tím nhạt“
- Đoạn 3: Một ngày có đến mấy mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ “Thoắt cái  hây hẩy nồng nàn”.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa,
Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
- Tác giả ngưỡng mộ háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa-pa, thể hiện được tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS luyện diễn cảm đoạn văn.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng đoạn cuối bài văn.
4- Củng cố: 
Vì sao tác giả gọi Sa-pa là món quà kỳ diệu của thiên?
5- Dăïn dò: 
- Về nhà luyện đọc lại bài. Chuẩn bị: " Trăng ơi từ đâu đến "
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 141)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu .
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-GD: Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- HS nêu cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+Bài tập 1: Viết tỉ số của a và b, biết:(bảng con)
a) a= 3 b) a= 5m *c)a= 12kg * d) a= 6 l
 b= 4 b= 7m b= 3kg b= 8 l
**Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ của hai số
Số bé
Số lớn
+Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.
(làm vở)
Tóm tắt:
Số thứ 1: 
 1080	 
Số thứ 2: 
+Bài tập 4: Tương tự bài tập 3.
Rộng: 
 125m 
Dài: 
Gd: Tính cẩn thận- chính xác.
+Bài tập 5:GV cho HS nêu cách làm.
GV tóm tắt các bước giải.
Nửa chu vi hình chữ nhật: 64: 2= 32m 
Chiều dài hình chữ nhật?
Chiều rộng hình chữ nhật?
+Bài tập 1:
 a/ = ; b/ = ; 
*c/ = = 4; *d/ = 
 **Bài 2:
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
+Bài tập 3: 
 Bài giải
Tổng số phần bằng nhau: 1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất : 1080 : 8 = 135 
Số thứ hai : 1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất : 135; 
 Số thứ hai : 945.
+Bài tập 4: Tương tự bài tập 3.
Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật : 
 125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật :
 125 - 50 = 75 (m)
Đáp số: chiều rộng: 50m ; chiều dài: 75 m.
+Bài tập 5: HS làm vào vở .
Nửa chu vi hình chữ nhật : 64 : 2 = 32(m)
Chiều dài hình chữ nhật :
 (32+8) : 2 = 20(m)
Chiều rộng hình chữ nhật .
32 - 20 = 12 (m)
Đáp số : Chiều dài: 20 m, chiều rộng:12 m.
 4-Củng cố: 
 Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
5-Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, tìm hiểu ví dụ, làm bài tập 1.2 " bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó "
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 57)
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu .
- Nêu được những yếu tố để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.
-Trình bày được những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
-GD: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
- Nêu một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
 3- Bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống 
- Chia nhóm, các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm
- Yêu cầu các nhóm đọc mục “Quan sát” trang 114 SGK để biết làm thí nghiệm.
Muốn biết thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện thiếu từng yếu tố.
- Yêu cầu các nhóm nhắc lại công việc đã làm: điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5, là gì?
- Hướng dẫn hs làm bảng theo dõi và ghi bảng hàng ngày những gì quan sát đựơc.
Kết luận:
Muốn biết cây cần gì để sống, ta cò thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong những điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cay đối chứng cần đảm bảo cung cấp mọi yếu tố cho cây sống.
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm
 -Phát phiếu học tập cho các nhóm (kèm theo). 
 -Trong 5 cây trồng như trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường? Tại sao?
 -Những cây còn lại sẽ như thế nào? tại sao?
-Nêu những điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển bình thường?
=> GDBVMT: Trồng chăm sóc cây.
Kết luận: Như mục “Bạn cần biết” trang 115 SGK.
-Các nhóm trình bày đồ dùng chuẩn bị và làm việc:
+Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn trang 114 SGK.
+Lưu ý cây 2 dùng keo bôi vào 2 mặt lá.
+Điều kiện sống của từng cây rồi dán lên lon.
Phiếu theo dõi thí nghiệm
“Cây cần gì để sống”
Ngày bắt đầu:.
Ngày 1 
Ngày 2 
Ngày 3àyy ưocgc strông
Ngày 4 
Ngày 5 
Ngày 6 
-Dựa vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi:
-Trong 5 cây trên cây 4 sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường vì cây có đủ điều kiện sống như nước, khoáng, không khí, ánh sáng.
-Những cây còn lại sẽ gầy héo và chết đi do không đủ các điều kiện cần thiết cho cây sinh trưởng và p ... nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung , chất vấn 
4-Củng cố:
-Tại sao phải tôn trọng luật giao thông?
5-Dặn dò: 
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài "Bảo vệ môi trường"
-Vì sao phải bảo vệ môi trường?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 23 – 03 – 2012 Tập làm văn (Tiết 58)
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
-Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập một dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
-Yêu quý, chăm sóc các con vật.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh một số con vật nuôi trong nhà: Chó, mèo, gà, vịt
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Thế nào gọi là tóm tắt tin tức?
3-Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Hoạt động 1: Cấu tạo của bài văn tả con vật
*Nhận xét:
-Gọi HS đọc bài văn “Con Mèo Hung”
 -GV yêu cầu hs đọc thầm nội dung bài văn “Con Mèo Hung”, phân đoạn và nêu nội dung chính của từng đoạn.
-Gọi HS nêu ý kiến thảo luận.
-Cả lớp, GV nhận xét, chốt ý.
 +Mở bài (đoạn 1)
 +Thân bài (đoạn 2, 3)
 +Kết bài (đoạn 4)
*Ghi nhớ: GV cho HS nhận xét về cấu tạo của bài văn tả con vật (Con Mèo Hung)
*Hoạt động 2: Luyện tập
-GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Gv yêu cầu HS nêu con vật chọn tả và nói rõ từng bộ phận sẽ tả của con vật đó.
-GV yêu cầu HS dựa dàn ý tả con vật để lập một dàn ý chi tiết cho con vật mình định tả.
.Nên lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặt biệt.
.Nếu trong nhà không có con vật nuôi nào , em lập dàn ý tả con vật nuôi mà em biết . 
-Khi tả ngoại hình con vật cần tả những bộ phận nào?
.Khi tả hoạt động cần chú ý những hoạt động nào ? 
 Dàn ý tả con mèo
 1)Mở bài: Giới thiệu con mèo
 -Hoàn cảnh:
 -Thời gian:
 2)Thân bài: a/Tả hình dáng:
 -Bộ lông:
 -Cái đầu:
 -Chân:
 -Đuôi:
 b/ Hoạt động tiêu biểu:
 -Bắt chột: rình mồi, vồ mồi
 -Hoạt động đùa giỡn của mèo
 3)Kết bài: Cả nghĩ về con mèo tả
=> GDMT: Yêu quý con vật nuôi.
- HS đọc to.
-Hs đọc thầm nội dung trao đổi theo nhóm đôi
-Bài văn có 4 đoạn:
.Đoạn 1: “Meo meo đến với tôi đấy 
 (giới thiệu con mèo được tả)
.Đoạn 2: “Chà, nó có bộ lông  đáng yêu
(tả hình dáng con mèo)
.Đoạn 3: “Có một hôm. Một tí”
(tả cảnh hoạt động tiêu biểu của con mèo)
.Đoạn 4: Phần còn lại (nêu cảm nghĩ về con mèo)
-Lông, đầu, chân, đuôi
- Chạy, đi, ngồi, đùa với chủ
+Mở bài : Giới thiệu về con mèo( hoàn cảnh, thời gian.)
+Thân bài : 
1-Ngoại hình: Bộ lông, cài đầu, hai tai, bốn chân, đôi mắt)
2-Hoạt động chính của con mèo:
-Hoạt động bắt chuột, động tác rình, vồ
-Hoạt động đùa giỡn của con mèo
+Kết bài : Cảm nghĩ chung về con mèo.
 4-Củng cố .
Nêu dàn bài chung văn miêu tả con vật.
5-Dặn dò- nhận xét.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau hoàn chỉnh bài văn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Toán (Tiết 145)
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu .
- Giải toán về " tìm hai số khi biết hiệu, tổng và tỉ số của hai số đó".
- Rèn kỹ năng trình bày và giải toán .
* Học sinh giỏi bài 1, 3.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-HS nêu các bước giải bài toán về " tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"
3-Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. 
(điền sách)
+Bài 2: GV cho HS đọc đề bài, tóm tắt, (giải vào vở).
**Bài 3: Đọc yêu cầu bài, làm nháp, trình bày)
Tính cẩn thận- chính xác.
Bài 4: Đọc yêu cầu bài, giải theo sơ đồ.
+Bài tập 1: 
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
+Bài tập 2:
Hiệu số phần bằng nhau: 10-1=9 (phần)
Số thứ hai là: 738: 9= 82
Số thứ nhất là : 738+ 82 = 820.
Đáp số : Số thứ nhất : 820; số thứ hai : 82.
**Bài tập 3: 
Số túi cả hai loại gạo là: 10+12 = 22 (túi)
Số kg gạo trong mỗi túi: 220 : 22 = 10 (kg)
Số kg gạo nếp là: 10 x 10 = 100 (kg)
Số kg gạo tẻ là: 220 - 100 = 120 (kg)
Đáp số : gạo tẻ: 120 kg; gạo nếp : 100 kg.
Bài 4:
Tổng số phần bằng nhau là: 
5 + 3 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là:
840 : 8 x 3= 
4-Củng cố .
-HS nêu các bước giải bài toán về tím hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
5-Dặn dò- nhận xét .
-Về nhà xem lại bài, làm bài tập 4.
-Chuẩn bị bài tập 1.2 " Luyện tập chung"
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Khoa học (Tiết 58)
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT.
I. Mục tiêu .
-HS hiểu được các loài cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau có nhu cầu về nước cũng khác nhau.
-Trình bày được nhu cầu về nước của thực vật, ứng dụng thực tế đó trong trồng trọt.
-Chăm sóc cây trồng đúng theo nhu cầu nước.
II. Đồ dùng dạy học.
Sưu tầm các loại lá cây cần nhiều và ít nước khác nhau.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu về nước của các loài thực vật khác nhau
-Các nhóm tập hợp tranh ảnh hoặc lá cây thậtcủa những cây sống nơi khô hạn, sống dưới nước mà nhóm đã sưu tầm.
-Làm phiếu ghi lại nhu cầu nước của những cây đó.
Kết luận:
Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phat triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt 
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 117 SGK, giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
-Yêu cầu hs tìm VD chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần lượng nứơc khác nhau? Người ta ứng dụng như thế nào vào trồng trọt?
-Giảng thêm:
+Cây lúa cần nhiều nước lúc: mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng, nên vào giai đoạn này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn nên lại phải bơm nước ra.
+Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để lớn nhanh; Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
khi quả chín cần ít nước hơn.
+Ngô, mía cũng cần tưới đủ nướcvà đúng lúc.
+Vườn rau, vườn hoa cần được tưới thường xuyên.
Kết luận:
-Cùng một cây trong những giai đoạn phát trểin khác nhau cần lượng nước khác nhau.
-Biết nhu cầu về nứơc của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển để đạt năng suất cao.
=> GDBVMT: Chăm socù, bảo vệ cây trồng.
-Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to: nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm sống trên cạn nhưng ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm. Nhóm khác đánh giá nhận xét.
-Nêu Vd.
-Lúa làm đồng, lúa mới cấy.)
.Cây ăn quả, lúc còn non cầnb được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cần ít nước hơn.
.Ngô, mía,.. cũng cần tưới đủ nước và đúng lúc.
.Vườn rau, vườn hoa cần được tưới đủ nước thường xuyên.
4-Củng cố .
-Nhu cầu về nước của các loại cây trồng như thế nào ?
5-Dặn dò- nhận xét .
-Về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài " Nhu cầu về khoáng của thự vật " 
-Nhu cầu về khoáng của thực vật như thế nào ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 29
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. 
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 30:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng, đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 29.doc