Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32, 33

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32, 33

I- MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Chú ý các từ ngữ: tận số, tảng đá, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,

- Biết đọc bài với giọng cảm xúc , thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài: tận số, nỏ, bùi nhùi.

- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác , từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.

B. Kể chuyện.

1. Rèn luyện kỉ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 78 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 32
Buỉi
M«n häc
TiÕt
Tªn bµi d¹y
2
S¸ng
TËp ®äc
T§-KC
To¸n
TNXH
Ng­êi ®i s¨n vµ con v­ỵn
 ””
LuyƯn tËp
Ngµy vµ ®ªm trªn tr¸i ®Êt
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
MÜ ThuËt
¤n tËp
¤n tËp
tËp nỈn t¹o d¸ng tù do
3
ChÝnh t¶
TiÕng anh
To¸n
H¸t nh¹c
Ngoi nhµ chung
Bµi to¸n liªn quan ®Õnh rĩt vỊ ®¬n vÞ ( TiÕp)
Dµnh cho ®Þa ph­¬ng
4
S¸ng
TËp ®äc
TiÕng anh
To¸n
ThĨ dơc
Cuèn sỉ tay
LuyƯn tËp
Tung, b¾t bãng 2-3 ng­êi
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
Thđ c«ng
¤n tËp
¤n tËp
Lµm mqu¹t giÊy trßn
5
LTVC
TËp viÕt
To¸n
ThĨ dơc
§& TLCH b»ng g×?,dÊu chÊm, dÊu hai chÊm
¤N ch÷ hoa X
LuyƯn tËp chung
Tung, b¾t bãng 2-3 ng­êi
6
S¸ng
TËplµmv¨n
To¸n
§¹o ®øc
TNXH
Nãi ,viÕt vỊ b¶o vƯ m«i tr­êng
LuyƯn tËp chung
Dµnh cho ®Þa ph­¬ng
N¨m ,th¸ngvµ mïa
ChiỊu
ChÝnh t¶
¤n TV
H§TT
¤n tËp
¤n tËp
Sinh ho¹t sao
TUẦN 32
 Thứ Hai ngày 19 tháng 04 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết94 + 95: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN.
I- MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: tận số, tảng đá, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc , thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài: tận số, nỏ, bùi nhùi.
- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác , từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.
B. Kể chuyện.
1. Rèn luyện kỉ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A-TẬP ĐỌC (1,5 tiết) TIẾT 1
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Bài hát trồng cây và trả lời câu hỏi.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
- Đọccâu :sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp : GV nhắc HS ngắt, nghỉ sau các dấu câu.
Giúp hiểu nghĩa của các từ ngữ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời : Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời : Những chi tiết nào cho thấy cái chêát của vượn rất thương tâm ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời:Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
HS thực hiện trò chơi chuyển tiết.
 TIẾT 2
* Luyện đọc lại 
- GV đọc lại đoạn 2, hướng dẫn đọc
- Cho HS thi đọc
GV cho lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
B- KỂ CHUYỆN (0,5 Tiết)
- GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện , kể lại câu chuyện bằng lời người thợ săn.
- Hướng dẫn HS kể chuyện 
+ Cho HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
+ Cho HS tập kể từng tranh theo cặp
+ Cho HS thi kể chuyện
GV cho lớp nhận xét, bình chọn HS nhập vai bác thợ săn ,kể chuyện hay nhất.
3- Củng cố –dặn dò
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
- Nhận xét tiết họcDặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-1 HS đọc các từ ngữ chú giải cuối bài.
- HS trong nhóm đọc từng đoạn.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn, 1 HS đọc cả bài.
- Con thú nào không may gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số.
- Nó căm ghét người đi săn đôïc ác.
- Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to ,vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó nghiến răng ,giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi ,bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về .Từ đấy bác bỏ hẳn nghề đi săn.
- HS phát biểu ( không nên giết hại muông thú./ Phải bảo vệ động vật hoang dã ./ Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta.
- HS theo dõi để đọc đúng.
- 2 HS thi đọc đoạn 2.
 2 HS thi đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh.
- HS từng cặp tập kể.
- HS nối tiếp nhau thi kể chuyện , mỗi em kể theo 1, 2 tranh.
 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường .
_______________________________________________
TOÁN
Tiết156: LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : HS thực hiện phép tính nhân, chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - Kĩ năng : Củng cố về kĩ năng giải bài toán có lời văn.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - GV :Bảng phụ để HS giải toán.
 - HS : bảng con.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài, ghi tên bài
2.Luyện tập thực hành
- Bài 1/165
+ Yêu cầu HS tự đặt tính tính từng bài trên bảng con.Sau đó chữa bài.
+ Cho HS làm những phép tính còn lại.
+ Khi chữa bài, cho HS nêu cách tình từng bài.
- Bài 2/166
+ Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt, giải bài vào vở, mời 1 HS lên bảng giải
Tóm tắt :
 Có : 105 hộp bánh
 1 hộp có : 4 bánh
 1 HS được : 2 bánh
 Số bạn có bánh : ? bạn.
+ Cho HS nhận xét, sửa chữa.
- Bài 3/166
+ Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Muốn tính được diện tích hình chữ nhật,chúng ta phải tìm gì trước ?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, mời 1 HS lên bảng giải
Tóm tắt : Chiều dài : 12 cm
 Chiều rộng : chiều dài
 Diện tích : ? cm2 .
+ Cho lớp nhận xét, sửa chữa.
- Bài 4/166
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Mỗi tuần lễ có mấy ngày ?
+ Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy ?
Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào ?
+ Chủ nhật thứ tư trong tháng là ngày nào ?
+ Chủ nhật cuối cùng trong tháng 3 là ngày nào ?
+ GV vẽ sơ đồ minh hoạ cho HS thấy.
3-Củng cố –dặn dò
- Một tuần lễ có bao nhiêu ngày ?
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
 98641 : 6 78944 : 4
 - HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- Hình thức : bảng con
 10715 30755 5
 x 5 07 6151
 64290 25
 05
 0
- Hình thức : vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Có 105 hộp bánh ,mỗi hộp có 4 cái bánh, số bánh này chia cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái.
+ Có bao nhiêu bạn được chia bánh.
 Bài giải :
 Số bánh nhà trường đã mua là:
 4 x 105 = 420 (cái)
 Số bạn được nhận bánh là :
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số : 210 bạn.
- Hình thức : vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Tính diện tích của hình chữ nhật.
+ Tìm độ dài của chiều rộng hình chữ nhật.
 Bài giải :
 Chiều rộng hình chữ nhật là :
 12 : 3 = 4 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 12 x 4 = 48 ( cm2)
 Đáp số : 48 cm2 .
- Hình thức : miệng
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
+ Có 7 ngày.
+ Chủ nhật tuần sau là 8 +7 = 15.
+ Là ngày 8 -7 = 1.
+ Là ngày 22 tháng 3 vì 15 + 7 = 22.
+ Là ngày 29 tháng 3 vì 22 + 7 =29. 
- HS trả lời.
___________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết63: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I- MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
 - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
 - Biết một ngày có 24 giờ vµ ý nghĩa của hiƯn t­ỵng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 120, 121.
 - Đèn điện ,đèn pin, nến.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao Mặt Trăng được gọi là hành tinh của Trái Đất ?
- Em biết gì về Mặt Trăng ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 :Hiện tượng ngày và đêm trên trái đất
- GV tiến hành làm thí nghiệm đặt nột bên là quả địa cầu, một bên là bóng đèn (đèn pin, ngọn nến) trong phòng tối, đánh dấu một điểm bất kì(A) trên quả địa cầu , GV quay quả địa cầu ngược chiều kim đồng hồ.
- Cùng một lúc bóng đèn có chiếu sáng được khắp bề mặt quả địa cầu không không ? vì sao?
- Có phải lúc nào điểm A cũng được ciếu sáng không ?
- Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với bóng đèn thì điểm A mới được chiếu sáng ( hoặc không được chiếu sáng ) ?
- Trên quả địa cầu cùng một lúc được chia làm mấy phần ?
- GV kết luận : Quả địa cầu và bóng đèn là tượng trưng cho Trái Đất và Mặt Trời , khoảng thời gian mà phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày và phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
- Theo em thời gian được phân chia như thế nào trên Trái Đất ?
- GV kết luận : Trong một ngày có 24 giờ được chia thành ban ngày và ban đêm luân phiên,
kế tiếp nhau không ngừng.
* Hoạt động 2 : Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất
- Yêu cầu HS thành lập nhóm 5, thảo luận các câu hỏi sau :
+ Tại sao bóng đèn cùng một lúc không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
+ Trong một ngày, mọi nơi trên Trái Đất đều có lần lượt ngày và đêm không ? Tại sao ?
- Cho HS báo cáo kết q ...  số hạng chưa biết .
+ Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ x là thừa số chưa biết trong phép nhân.
+ Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Hình thức : vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
Bài giải :
 Giá tiền một quyển sách là :
 28500 : 5 = 5700 ( đồng)
 Số tiền mua 8 quyển sách là:
 5700 x 8 = 45600 ( đồng)
 Đáp số : 45600 đồng.
+ Thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bước 1: Tìm giá trị 1 phần ( chia)
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần ( nhân).
- Hình thức : thực hành.
+ HS xếp hình thep nhóm đôi.
__________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I- MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
 - Phân biết được lục địa, đại dương . Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
 - Nói và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 126, 127.
 - Lược đồ các châu lục và đại dương.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu 3 đới khí hậu ở mỗi bán cầu 
- VN ta nằm trong đới khí hậu nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu bề mặt của Trái Đất
-GV chia HS thành nhóm 5.Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Quan sát em thấy, quả đại cầu có những màu gì ?
+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
+ Các màu đó mangnhững ý/n gì ?
- Cho các nhóm báo cáo kqû thảo luận.
- GV kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là nước , có chỗ là đất . Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất, Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao 
bọc phần lục địa gọi là đại dương , có 4 đại dương.
* Hoạt động 2 : Lược đồ các châu lục và các đại dương
- GV treo lược đồ các châu lục và các đại dương , yêu cầu HS lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái Đất.
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.
- Yêu cầu HS tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào ?
- GV kết luận : 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái Đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái Đất.
3- Củng cố –dặn dò
- GV cho HS đọc lại phần bài học ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : 3 đới khí hậu ở mỗi bán cầu là :
Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- HS: Việt Nam nằm ở nhiệt đới .
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS thành lập nhóm, tiến hành thảo luận.
- Quả địa cầu có các màu : xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi, . . .
- Màu xanh nước biển chiếm diện tích nhiều nhất.
- Màu xanh nước biển để chỉ đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền các quốc gia.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát, nối tiếp nhau lên chỉ và giới thiệu .
+ 6 châu lục trên Trái Đất là châu Mĩ, châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
+ 4 đại dương là : Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- 3 HS nhắc, HS khác theo dõi.
- HS tìm vị trí Việt Nam trên lược đồ, nêu Việt Nam nằm ở châu Á.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
buỉi ChiỊu
CHÍNH TẢ( Nghe –viết)
Tiết66: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I- MỤC TIÊU
 - Nghe- viết chính xác , đúng , đẹp đoạn từ Khi đi qua những cánh đồng . . . chất quý trong sạch của trời trong bài Quà của đồng nội.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s /x hoặc o /ô.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi rèn viết chữ đúng , đẹp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Bảng lớp viết sẵn bài chính tả. Nội dung bài tập 2b.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cho cả lớp viết bảng con, GV đọc từng từ cho HS viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hướng dẫn HS nghe- viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết chính tả 1 lần.
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
- Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? vì sao ?
- Cho HS luyện viết các chữ và từ khó viết vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn để HS viết đúng .
b) Viết chính tả
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút đúng.
- GV đọc thong thả cho HS viết bài vào vở.
- Khi HS viết xong bài, GV đọc lại để HS soát bài.
c) Chấm , chữa bài
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài chính tả, đọc chậm từng câu, đến từ khó dứng lại nhấn mạnh cách viết, để HS tự chấm chữa bài của mình.
- GV chấm 6 bài, nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2b
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV mời 1 HS lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét, sửa chữa.
b) Bài tập 3a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài, GV phát giấy trắng cho 4 HS làm riêng.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
- Cho HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp.
- Cho HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3- Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài tập để viết đúng.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
Bru- nây, Cam –pu – chia, Đông Ti –mo, In –đô- nê- xi –a,Lào.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu.
- HS tập viết : ngửi, phảng phất, giọt sữa, hương vị.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS viết bài vào vở theo lời đọc của GV.
- HS dùng bút mực để soát lại bài.
- HS dùng bút chì tự chấm , chữa bài, gạch chân từ sai, viết đúng lại ra phần chừa lỗi.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài : ở trong –rộng mênh mông – cánh đồng ( là thung lũng).
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- 4 HS dán bài lên bảng, đọc lời giải:
 Sao – xa – sen .
____________________________________________
¤n TIÕng ViƯt
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng bµi quµ cđa ®ßng néi :
 - Chú ý các từ ngữ : nhuần thấm, tinh khiết ,phảng phất, khe khắt, bát ngát, . . 2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu :
 - Hiểu các từ ngữ trong bài : nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thanh khiết, . . .
 - Hiểu được vẻ đẹp và giá trị của cốm, một thức quà của đồng nội. Thấy rõ sự trân trọng và tình cảm yêu mến của tác giả đối với sự cần cù ,khéo léo của người nông dân.
 - Giáo dục HS tình cảm đối với những người nông dân đã làm ra những sản phẩm có giá trị.
 3. Học thuộc lòng đoạn 1 và 2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mặt trời xanh của tôi và trả lời câu hỏi : Em có thích gọi lá cọ là :mặt trời xanh” không ? vì sao?
- GV nhận xét , cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài.
* Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp :GV kết hợp giúp HS hiểu các từ mới được chú giải cuối bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Đọc toàn bài.
* Huớng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : Những dấu hiệu nào báo hiệu trước mùa cốm sắp đến?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, tìm những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm ?
- Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội ?
* Học thuộc lòng một đoạn văn
-GV cho HS tự chọn đọc thuộc một đoạn văn trong hai đoạn 1 và 2. 
- Cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp.
- GV cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.
3- Củng cố –dặn dò
- Bài văn nói lên tình cảm của tác giả với cốm và người nông dân như thế nào 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng một đoạn của bài văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi .
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
1 HS đọc các từ được chú giải cuối bài, cả lớp theo dõi.
- HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Các nhóm nối tiếp nhau thi đọc đồng thanh từng đoạn.
 2 HS đọc cả bài.
- Mùi của lá sen thoảng trong gió, vì lá sen dùng để gói cốm , gợi nhớ đến cốm.
- Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quí trong sạch của trời.
- Bằng cách thức riêng truyền từ đời này qua đời khác , một sự bí mật và khe khắt giữ gìn.
- Vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng lúa.
- HS tự đọc thuộc.
- HS xung phong đọc thuộc.
- Tác giả trân trọng cốm , thức quà riêng biệt của đồng nội và trân trọng những người nông dân đã chăm chút từng hạt lúa non làm ra côm một cách công phu, đặc sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 32-33-lop 3 Hang.doc