Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 34, 35

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 34, 35

I- MỤC TIÊU

 A- TẬP ĐỌC 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý các từ ngữ :bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,. .

 2. Rèn kĩ năng đọc –hiểu :

 - Hiểucác TN mới trong bài :tiều phu,khoảng giập bã trầu,phú ông, rịt.

 - Hiểu nội dung bài :

 + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

 + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống ngươì ngồi trên cung trăngvào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

B- KỂ CHUYỆN

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc 92 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 34
Buỉi
M«n häc
TiÕt
Tªn bµi d¹y
2
S¸ng
TËp ®äc
T§-KC
To¸n
TNXH
Sù tÝch chĩ cuéi cung tr¨ng
 ””
¤n bèn phÐp tÝnh trongph¹m vi100000
BỊ mỈt lơc ®Þa
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
MÜ ThuËt
¤n tËp
¤n tËp
VÏ tranh ®Ị tµi mïa hÌ
3
ChÝnh t¶
TiÕng anh
To¸n
H¸t nh¹c
Th× thÇm
¤n tËp vỊ ®¹i l­ỵng
BiĨu diƠn
4
S¸ng
TËp ®äc
TiÕng anh
To¸n
ThĨ dơc
M­a
¤n tËp vỊ h×nh häc
Tung ,b¾t bãng nhãm 2-3 ng­êi
ChiỊu
¤n to¸n
¤n TV
Thđ c«ng
¤n tËp
¤n tËp
nan vµ lµm ®å ch¬i ®¬n gi¶n
5
LTVC
TËp viÕt
To¸n
ThĨ dơc
TNvỊ thiªn nhiªn dÊu chÊm ,dÊu phÈy
¤n ch÷ hoa A,M,N,V( KiĨu 2)
¤n tËp vỊ h×nh häc
Tung ,b¾t bãng nhãm 2-3 ng­êi
6
S¸ng
TËplµmv¨n
To¸n
§¹o ®øc
TNXH
Nghe kĨ: V­¬n tíi c¸c v× sao...
¤n tËp vỊ gi¶i to¸n
Dµnh cho ®Þa ph­¬ng
BỊ mỈt lơc ®Þa
ChiỊu
ChÝnh t¶
¤n TV
H§TT
Dßng suèi thøc
¤n tËp
SHS
 Thứ hai ngày 4 th¸ng 05 năm 2010
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết100+101: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I- MỤC TIÊU
 A- TẬP ĐỌC 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Chú ý các từ ngữ :bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,. . . .
 2. Rèn kĩ năng đọc –hiểu :
 - Hiểucác TN mới trong bài :tiều phu,khoảng giập bã trầu,phú ông, rịt.
 - Hiểu nội dung bài :
 + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
 + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống ngươì ngồi trên cung trăngvào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
B- KỂ CHUYỆN 
 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK .
 - Bảng phụ viết các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A- TẬP ĐỌC (1,5 tiết) TIẾT 1
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài Mặt trời xamh của tôi.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu chủ điểm và bài đọc, ghi tên bài
* Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài
b) Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp 
GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó trong bài.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 , trả lời :+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+ Thuật lại những việc đã xảy ravới vợ chú Cuội ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời : Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để chọn ý em cho là đúng : Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ?
HS thực hiện trò chơi chuyển tiết.
 TIẾT 2
* Luyện đọc lại
- Cho HS thi đọc truyện .
- GV cho HS nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
B- KỂ CHUYỆN (O,5 tiết)
- GV nêu yêu cầu :Dựa vào các gợi ý trong SGK ,HS kể được tự nhiên,trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
- Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện 
+ Gọi HS đọc lại các gợi ý trong SGK
+ GV mở bảng phụ đã viết sẵn các gợi ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS kể mẫu
 đoạn 1.
+ Cho từng cặp HS tập kể.
+ Cho HS thi kể trước lớp.
+ GV cho HS nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất.
3- Củng cố –dặn dò
- Nội dung câu chuyện nói gì 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài ,trả lời câu hỏi:
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
 1 HS đọc các từ được chú giải cuối bài, HS khác theo dõi trong SGK.
- HS trong nhóm nối tiếp đọc từng đoạn.
- Một số HS thi đọc.
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
-Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống mọi người .Cuội đã cứu sống được rất nhiều người,trong đó có con gái của một phú ông đước phú ông gả con cho.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu.Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét,rồi mới rịt lá thuốc.Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn , đem nước giải tưới cho cây thuốc ,khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây , nhảy bổ tới túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên , đưa Cuội lên tận cung trăng.
- HS trao đổi , chọn ý đúng và giải thích lí do chọn ý đó.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn.
 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi .
- 1HS kể mẫu. HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm đôi.
-3 HS thi kể trước lớp, mỗi em kể 1 đoạn.
- Là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên , đồng thời thể hiện ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
____________________________________
TOÁN
Tiết166: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG
PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức :Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
 - Kĩ năng : Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
 -Bảng phụ để HS giải toán
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cho cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài, ghi tên bài
2.Ôn tập
- Bài 1/172
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Cho HS tự làm từng bài trên bảng con. Sau đó sửa chữa.
+ Yêu cầu HS chữa bài.
+ a) Em đã thực hiện nhẩm như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về hai biểu thức ở phần a)
- Bài 2/ 172
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS tự làm bài, mời 4 HS lên bảng làm , mỗi em làm 1 phần.
+ Gọi HS chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính.
- Bài 3/172
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Cho HS tự tóm tắt , giải bài vào vở, mời 1 HS lên bảng làm
Tóm tắt : 6450 lít dầu
 I-----------I----------I----------I
 Bán :? lít Còn : ? lít
+ Cho HS nhận xét, sửa chữa.
- Bài 4/172
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.Mời 2 HS lên bảng làm.
+ GV cho HS nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố –dặn dò
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS: Đặt tính rồi tính
 8763 6047 
 - 2469 x 5
 6294 30235
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- Hình thức : bảng con
+ Tính nhẩm.
 + HS làm bài.
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
* 3 nghìn + 2 nghìn x2 = 3 nghìn cộng 4 nghìn = 7 nghìn.
* (3nghìn+2 nghìn) x 2 = 5 nghìn x2 =10 nghìn.
+ Hai biểu thức đều có các số 3000, 2000, 2 và các dấu + , x giống nhau , nhưng thứ tự thực hiện biểu thức khác nhau nên kết quả khác nhau vì thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau.
- Hình thức :vở
+ Đặt tính rồi tính.
+ HS làm bài:
 998 8000 5749
 + 5902 - 25 x 4
 6900 7975 22996
 10712 4
 27 2678
 31
 32
 0
- Hình thức : vở
+ 1HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
 Bài giải:
 Số lít dầu cửa hàng đã bán là:
 6450 : 3 = 2150 (lít)
 Số lít dầu còn lại là :
 6450 – 2150 = 4300(lít)
 Đáp số : 4300 lít dầu.
- Hình thức : vở.
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài.
_________________________________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết67: BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I- MỤC TIÊU
 - Kiến thức : Mô tả được bề mặt lục địa.
 - Kĩ năng :Nhận biết và phân biệt được sông ,suối, hồ.
 - Giáo dục HS ý thức giữ sạch mối trường của lục địa.
 II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - Các hình trong SGK trang 128, 129.
 - Tranh, ảnh suối, sông, hồ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
- Về cơ bản bề mặt Trái Đất dược chia làm mấy phần ?
- Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động 1: Bề mặt lục địa
- Theo em bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao ?
- GV kết luận : Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng có chỗ có nước.
- Cho HSø thảo luận nhóm 5 :
+ Sông , suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Nước sống , suối thường chảy đi đâu 
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận :từ trên núi cao nước theo các khe chảy thành suối, các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sông, suối, hồ
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 trang 129 SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao em có nhận xét như thế ?
- GV nhận xét ý kiến của HS.
- Em biết những những sông, hồ nào nổi tiếng ở nước ta? 
-GV kết luận : Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy( như sông, suối) và cả những nơi chứa nước (như ao , hồ).
3- Củng cố –dặn dò
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS : 2phần : Lục địa và đại dương.
- HS kể. 
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- Bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nước.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành thảo luận :
- Giống nhau : đều là nơi chứa nước ; khác nhau : hồ là nơi nước không lưu thông được , suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe núi , sông là nơi nước chảy lưu thông được.
- Chảy ra biển hoặc đại dương.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS theo ... dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
II- ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị sân cho trò chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
PHẦN
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
1.Mở đầu
2.Cơ bản
3.Kết thúc 
- GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Tập bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Tổng kết, đánh giá kết quả học tập môn Thể dục.
- GV cùng HS hệ thống tóm tắt lại các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phần:
+ Đội hình đội ngũ.
+ Rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.
+ Bài thể dục phát triển chung.
+ Trò chơi vận động.
- GV nhận xét đánh giá từng phần.
- Công bố kết quả học tập của HS.
- Biểu dương những HS tích cực tập luyện, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành các động tác cần tiếp tục rèn luyện.
* Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức
- GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.
-Cho HS chơi thi đua theo tổ.
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- GV nhắc HS trong dịp hè :
+ Tập TDTT hàng ngày bằng các bài tập, trò chơi vận động.
+ Giữ vệ sinh, tắm giặt thường xuyên.
+ Không tự đi tập bơi khi không có người lớn giúp đỡ.
- Nhận xét, kết thúc tiết học.
 2 phút
 2 phút
 1 phút
 1 lần
 12 phút
 8 phút
2 phút
2 phút
1 phút
 x
 * * *
 * * *
 * * *
 * * *
 MÔN : TẬP LÀM VĂN
Tiết : 35 BÀI : ÔN TẬP TIẾT 9 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 - Luyện viết chính tả : HS nhớ – viết được bài Em vẽ Bác Hồ, từ đầu cho đến khăn quàng đỏ thắm.
 - Rèn kĩ năng cho HS viết một đoạn văn ngắn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
 - Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Bảng phụ viết các câu gợi ý của bài tập làm văn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc thuộc bài Em vẽ Bác Hồ .
- Gv nhận xét , cho điểm.
2- Dạy bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hướng dẫn ôn tập
1) Viết chính tả
- GV đọc lại bài chính tả 1 lần.
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
- GV cho HS luyện các từ và chữ khó viết trên bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa để HS viết đúng.
- Cho HS tự viết bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết bài.
- Chấm ,chữa bài
- GV đọc lại bài chính tả, đến từ khó dừng lại phân tích cách viết chính tả, để HS tự chấm chữa bài của mình.
- GV chấm 5 bài, nhận xét.
2) Tập làm văn
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn câu hỏi gợi ý, yêu cầu HS đọc các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS dựa vào các câu hỏi gợi ý, tự làm bài vào vở.
- GV cho một số HS đọc bài làm trước lớp.
- GV, cả lớp nhận xét, chấm điểm một số bài làm tốt.
3- Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét, tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài tập làm văn vừa viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS đọc bài.
- HS lắng nghe ,ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại ,cả lớp theo dõi.
- HS luyện viết : vầng trán, giấy trắng, khăn quàng, . . .
- HS nhớ lại bài, tự viết vào vở .
- HS dùng bút chì chấm chữa bài, gạch chân từ sai, viết đúng lại ra phần chừa lỗi.
- 1HS đọc : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh ùng chống ngoại xâm mà em biết.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài.
- 4 HS đọc bài làm.
 MÔN : TOÁN
Tiết :135 BÀI : SỐ 100 000 –LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
 - HS nhận biết được số 100 000.
 - Củng cố cách đọc,viết các số có năm chữ số. Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số . Nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000.
 - Giáo dục yêu thích học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
 - 10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa có ghi số 10 000 có thể gắn vào bảng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1-Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
- GV nhận xét, cho điểm.
2-Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Tìm hiểu bài
- Giới thiệu số 100 000
- GV gắn 8 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng và yêu cầu HS chi biết có mấy chục nghìn ?
- GV viết số 80 000 lên bảng.
- GV gắn tiếp 1 mảnh bìa nữa có ghi số 
10 000 vào bên cạnh 8 mảnh bìa và hỏi : tám chục nghìn thên 1 chục nghìn nữa là mấy chục 
nghìn ?
- Gắn thêm 1 mảnh bìa có ghi số 10 000 nữa đặt bên cạnh 9 mảnh ,hỏi : Chín chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa lá mấy chục nghìn ?
- Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100 000 .(GV viết bảng).
- Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? là những số nào ?
- GV nêu : mười chục nghìn gọi là một trăm nghìn .
3.Luyện tập thực hành
- Bài 1/146
a) Cho HS quan sát, nêu qui luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Cho HS đọc nhiều lần dãy số đã viết.
+ Cho HS tự làm các phần còn lại rồi chữa bài.
- Bài 2/146
+Cho HS quan sát tia số để tìm ra qui luật thứ tự các số trên tia số.
+ HS tự điền các số thích hợp vào các vạch rồi chữa bài.
- Bài 3/146
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Muốn tìm số liền trước, liền sau của một số ta làm thế nào ?
+ Cho HS tự làm bài, mời 1 HS lên bảng làm.
+ GV cho lớp nhận xét, sửa chữa.
+ Số liền sau 99 999 là số nào ?
+ GV cho HS biết : Số 100 000 là số nhỏnhất có sáu chữ số, nó đứng liền sau số có năm chữ số lớn nhất 99 999.
- Bài 4/146
+ Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Cho HS tự tóm tắt, giải bài vào vở.
Tóm tắt : 7000 chỗ ngồi
 I--------------------------I----------------I
 Đã ngồi :5000 chỗ còn : ? chỗ
+ Cho lớp nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố –dặn dò
- GV chấm một số bài , nhận xét .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS:
1200 + 3000 x 2 = 1200 + 6000
 = 7200
( 7000 – 3000) x 2 = 4000 x 2
 = 8000
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát, trả lời có 8 chục nghìn.
- Là chín chục nghìn.
- HS quan sát, trả lời là 10 chục nghìn.
- HS theo dõi.
- Gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau.
- HS đọc : 100 000 là một trăm nghìn.
- Hình thức : vở
a) 10 000; 20 000 ; 30 000 ; 40 000 ;50 000; 
60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
- HS đọc số.
- Hình thức : bảng lớp
+ HS quan sát, tìm qui luật.
- Hình thức : vở
+ Tìm số liền trước, liền sau của một số.
+ Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị . Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng với 1 đơn vị .
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nhận xét.
+ Số liền sau số 99 999 là số 100 000 .
+HS lắng nghe.
- Hình thức : vở
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
 Bài giải : 
 Số chỗ chưa có người ngồi là :
 7000 - 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số : 2000 chỗ ngồi.
 MÔN : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 35 BÀI : ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI 
 HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
I- MỤC TIÊU 
 -Tiếp tục Rèn luyện kỹ năng thực hiện các hành vi đạo đức biết : Tôn trọng đám tang ; Tôn trọng thư từ ,tài sản của người khác ;Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; Chăm sóc cây trồng, vật nuôi .
 - Nâng cao việc thực hành các bài tập để củng cố kiến thức các bài đã học .
 - Giáo dục cho HS hình thành về nhân cách đạo đức .	
II- CHUẨN BỊ 
	- Vở bài tập đạo đức .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể một vài hành động về các hoạt động bảo vệ môi trường ?
-GV nhận xét đánh giá .
2- Dạy bài mới .
* Giới thiệu bài –Ghi tên bài .
- Trong môn đạo đức từ đầu năm đến giờ các em đã được học bao nhiêu bài ? gồm những bài nào ?
* Hướng dẫn HS tiếp tục thực hành các bài tập 
a) Tôn trọng đám tang :
- Thế nào là tôn trọng đám tang ? Vì sao ?
- Hãy nêu các hành vi sai trái khi gặp đám tang .
- Các em tự liên hệ bản thân .
b)Tôn trọng thư từ , tài sản của người khác 
- Thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ? Vì sao ?
-GV nhận xét .
c) Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước .
- Thực tế trong gia đình , ở nhà trường các em sử dụng nguồn nước như thế nào ?
- Tại sao chúng ta cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
d) Chăm sóc cây trồng vật nuôi .
- Nhà em đã trồng những loại cây gì? Và em chăm sóc cây trồng như thế nào ?
- Kể tên những con vật mà nhà em đã nuôi ? em chăm sóc như thế nào ?
- Tại sao chúng ta phải chăm sóc cây trồng và vật nuôi ?
3- Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Các em về nhà nên thực hành những bài đã học .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-HS trả lời .
-HS lắng nghe .
-Tôn trọng đám tang ; Tôn trọng thư từ ,tài sản của người khác ;Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; Chăm sóc cây trồng, vật nuôi .
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ . Vì đây là tính nhân đạo chúng ta không nên xúc phạm đến niềm đau của người khác .
- Chạy theo xem, chỉ trỏ; Cười đùa ; Bóp còi xe xin đường ; Luồn lách vượt lên trước , . . . .;.
- HS tự liên hệ .
- Thư từ , tài sản của người khác là của riêng của mỗi người nên cần được tôn trọng . Xâm phạm tự ý xem thư ,sử dụng tài sản của người khác là việc làm sai trái , vi phạm pháp luật .
-HS liên hệ thực tế trả lời .
-Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn . Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý ,tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm .
- HS liên hệ thực tế và trả lời .
- Vì cây trồng ,ø vật nuôi mang lại lợi ích và niềm vui cho mọi người .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 34-35l op3 Hang.doc