Giáo án các môn lớp 4 năm 2009 - Tuần 10

Giáo án các môn lớp 4 năm 2009 - Tuần 10

Toán

TIẾT 47: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố về cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .

- Thực hiện đúng phép cộng và phép trừ đối với số có 6 chữ số .Áp dụng tính chất giao hoán một cách linh hoạt trong các phép tính .Tính đúng chu vi và diện tích hình chữ nhật.

-Tính chính xác và yêu thích môn học .

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 năm 2009 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Buổi sáng:
Tiết 1: Toán 
Tiết 47: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .
- Thực hiện đúng phép cộng và phép trừ đối với số có 6 chữ số .áp dụng tính chất giao hoán một cách linh hoạt trong các phép tính .Tính đúng chu vi và diện tích hình chữ nhật.
-Tính chính xác và yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học:
- VBT Toán 4 - Tập một 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các tháng có 30, 31 ngày?
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày, năm thường có bao nhiêu ngày ?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1 
Cho HS tự làm bài rồi chữa . Khi HS chữa bài GV có thể yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép cộng, phép trừ .
*Bài 2 
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
a, 6257 + 989 + 743 = 6527 + 743 + 989
 =7000 + 989
 = 7989
b, 5798 + 322 + 4678 = 5798 + 5000
 = 10798
Bài 3 
a, Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3cm, nên cạnh của hình vuông BIHC là 3 cm .
b, Trong hình vuông ABCD, cạnh DC vuông góc với cạnh AD và cạnh BC. Trong hình vuông BIHC cạnh CH vuông góc với cạnh BC và cạnh IH. Mà DC và CH là một bộ phận của DH.
Vậy cạnh DH vuông góc với cạnh AD, BC, IH .
c, Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là
 3 + 3 = 6( cm )
Chu vi của hình chữ nhật AIDH là
 ( 6 + 3 ) x 2 = 18( cm )
 Đáp số : 18 cm
Bài 4
 Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là
 (16 - 14) : 2 = 6( cm )
Chiều dài của hình chữ nhật là
 6 + 4 = 10( cm )
Diện tích của hình chữ nhật là
 10 x 6 = 60( cm2 )
 Đáp số : 60 cm2
- GV chấm bài, nhận xét
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
Hoạt động của HS
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe.
- HS làm bài.
- 4 HSTB chữa bài, nêu cá bước thực hiện.
- HSK,HSG nhận xét, bổ sung
- HS nêu yêu cầu.
-2 HS Kchữa bài.
- HS cả lớp nhận xét
- HS nêu cách làm bài.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Phần a), b) nêu miệng.
- Phần c) 1 HSTB lên bảng chữa bài
- HSK,HSG nhận xét, bổ sung
- HS tự tóm tắt bằng sơ đồ 
- HS làm bài vào vở
- 1 HSK chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS nêu.
 _______________________________________________
_Tiết2: Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì I (tiết 3)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL .
- Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Lập 12 phiếu ghi tên các bài tập đọc và 5 phiếu ghi tên các bài HTL .
- Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 2 .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động dạy học của GV
A. Kiểm tra bài cũ:( 5 ' )
- Kể về ước mơ đẹp của em hoặc của người thân?
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:( 30' )
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và HTL 
Tiến hành như tiết trước
3. Bài tập 2 
- Hướng dẫn HS làm bài và chốt lại lời giải đúng:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
Một người 
chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành
- Tô Hiến Thành
- Đỗ Thái Hậu
Thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định của THT
Những hạt
 thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được nhà vua tin yêu, truyền cho ngôi báu
- Cậu bé Chôm
- Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi ngợi ca Chôm; lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc
Nỗi dằn vặt của 
An-đrây-ca
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc đối với bản thân
 An-đrây-ca 
- Mẹ An-đrây-ca
Trầm, buồn, xúc động
Chị em tôi
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ
- Cô chị
- Cô em
- Người cha
nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Lời cha ôn tồn, thể hiện đúng giọng nhân vật.
4. Củng cố dặn dò 
- Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì ?
- GV nhận xét tiết học .
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng kể 
- HS lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV gọi một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung của từng bài mà các em vừa tìm .
 ________________________________________________
_ Tiết 3: Khoa học 
 bài 19: ôn tập: con người và sức khoẻ(tiết 2)
I. Mục tiêu:
+ Sự trao đổi chất của con người với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến tức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
- Tuyên truyền cho mọi người những điều đã học được, yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ.- Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
- Các tranh ảnh, mô hình( các rau quả, con giống bằng nhựa ) vật thật về các loại thức ăn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoằc khi đi bơi ?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng:
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng?
- GV chia lớp thành bốn nhóm và sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi.
- Cử từ 3- 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi và ghi các câu trả lời của các đội.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi
+ HS nghe được câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
+ Đội nào lắc chuông trước trả lời trước.
+ Tiếp theo, các đội sẽ trả lời lần lượt theo thứ tự lắc chuông.
- GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
Lưu ý: Có khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời.
Hoạt động 2: Tự đánh giá
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
- Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động, thực vật chưa?
- Đã ăn các loại thức ăn có chứa nhiều các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này.
Hoạt động 4: Thực hành: 
- Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
- GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chổ thuận tiện, dễ đọc.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Nước có những tính chất gì ?
Hoạt động của HS
- HS trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi.
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã họ từ những bài học trước. 
- Ban giám khảo hội ý, thống nhất điểm và tuyên bố với các đội chơi.
- HS tự đánh giá và nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- Các nhóm HS làm việc theo gợi ý. 
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
- HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
- Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
____________________________________________________________________
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm. Sử dụng đúng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Vận dụng được những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong văn nói và văn viết. 
- Có ý thức viết đúng quy tắc chính tả. Sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi lời giải bài tập 1, 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy hoc của GV
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Vở BT
- Nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài 1
- Hướng dẫn HS làm bài và kết luận:
Thương người
 như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh
 ước mơ
Từ cùng nghĩa:
Thương người, nhân hậu, nhân ái, hiền lành, hiều dịu, hỗ trợ, che chở, cưu mang,....
Trung thực, trung thành, ngay thẳng, thẳng tuột, thật tâm, thành thực, bộc trực,....
ước ao, ước muốn, mong ước, mơ tưởng, mơ ước, ước vọng,...
Từ trái nghĩa: 
độc ác, hung ác, hung dữ, hành hạ, ănhiếp, áp bức, ...
Dối trá, gian dối, gian giảo, lừa đảo, lừa lọc,...
Bài tập 2 
Thương người
 như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh
 ước mơ
- ở hiền gặp lành
- Một cây làm...
- Hiền như bụt
- Lành như đất
- Máu chảy ruột mềm
- Nhường cơm sẻ áo
Trung thực:
- thảng như ruột ngựa
- thuốc dắng dã tật
Tự trọng:
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Đói cho sạch...
- Cầu được ước thấy
- Ước sao được vậy
- Ước của trái mùa
Đứng núi này trông núi nọ
Bài tập 3 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . 
- GV nhận xét, bổ sung .
3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài 
Hoạt động của HS
- Lấy VBT
- HS nghe
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu .
- Hs đọc to kết quả bài làm của mình 
- HS suy nghĩ, chọn một thành ngữ hoặch tục ngữ, đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó . 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài theo nhóm . 
________________________________________________________________________
Hiệu trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 10.doc