Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 14

Toán: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I.Mục tiêu: Giúp H:

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2. Học sinh khá giỏi làm bài tập 3 (không yêu cầu học sinh học thuộc tính chất này)

II.Các họat động dạy,hoc chủ yếu:

A.Bài cũ:

 274 x 352 457 x 250

B.Bài mới :

1.GVHD HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số

Cho HS tính :

 (35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7

- So sánh hai kết quả tính ,rút ra kết luận

 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7

- GV nêu kết luận để HS rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được cho nhau.

- Vài H nhắc lại.

 

doc 22 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: 27/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Toán: 	Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu: Giúp H:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2. Học sinh khá giỏi làm bài tập 3 (không yêu cầu học sinh học thuộc tính chất này)
II.Các họat động dạy,hoc chủ yếu:
A.Bài cũ: 
	274 x 352	457 x 250
B.Bài mới :
1.GVHD HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
Cho HS tính :
 (35 + 21 ) : 7 và 	35 : 7 + 21 : 7
- So sánh hai kết quả tính ,rút ra kết luận 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- GV nêu kết luận để HS rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được cho nhau.
- Vài H nhắc lại.
2.Thực hành :
Bài 1: 
- H đọc yêu cầu của bài
- T hướng dẫn làm mẫu. Tính bằng hai cách 
- H làm bài cá nhân
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn theo mẫu. Tính bằng hai cách ( theo mẫu ).
- H làm bài cá nhân
- H chữa bài.
- T nhận xét. 
Bài 3 :- HS đọc đề ,tóm tắt 
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm như thế nào?
	- HS nêu cách giải 
	- HS làm bài vào vở,chấm bài, chữa bài
Bài giải
Số nhóm H của lớp 4A là:
32 : 4 = 8(nhóm)
Số nhóm H của lớp 4B là:
28 : 4 = 7(nhóm)
Số nhóm H của cả hai lớp là:
8 + 7 = 15(nhóm)
Đáp số: 15 nhóm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Học thuộc tính chất, làm lại bài tập 1 vào vở 
Tập đọc: 	 Chú đất nung
I.Mục tiêu: 
Biết đọc bài văn với lừi kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II.Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài tập đọc 
- Ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc 
III.Các họat động dạy,học:
A.Bài cũ :
- 2 HS đọc nối tiếp bài + câu hỏi nội dung
- Câu chuyện khuyên chúng ta nên làm điều gì?
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài 
2- HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu chia đoạn (3 đoạn)
a) Luyện đọc: 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt ).Kết hợp sữa lỗi phát âm, ngắt giọng + tìm hiểu chú giải 
- Đọc nhóm đôi 
- 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài :
- Đọc đoạn 1 :
- Cu Chắt có những đồ chơi nào ?
- Những đồ chơi của Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ?
- Đọc đoạn 2:
- Chuyện gì xảy ra với Cu Đất khi chú chơi một mình .
- Các em cùng tìm hiểu đoạn 3
- Vì đâu chú bé đất lại ra đi ?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Vì sao chú bé Đất lại muốn trở thành Đất Nung?
- Theo em 2 ý kiến đó ý kiến nào đúng ? Vì sao?
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì?
c)Đọc diễn cảm
- 4 HS đọc theo vai, tìm giọng đọc phù hợp với từng vai
- 4 HS đọc lại
- HD đọc đoạn : Ông Hòn Rấm đất Nung
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, nhận xét, cho điểm
*Câu chuyện nói lên điều gì?
C. Củng cố,dặn dò :
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài : “Chú Đất Nung” tiếp theo 
Chính tả: 	Chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x.
- Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu s/x.
II. Đồ dùng
Viết sẵn bt 2a lên bảng (che lại)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Viết bảngcon : lỏng lẻo, hiểm nghèo, chơi chuyền, phim truyện.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe, viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- gọi học sinh đọc đoạn văn
- Hỏi: bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
 Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
b)Hướng dẫn viết từ khó
- Học sinh tìm, viết bảng con: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu
c) Viết chính tả 
d) Soát lỗi và chấm bài
3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a:- học sinh đọc bài yêu cầu và nội dung bài tập
 - học sinh làm bài vào vở
 - giáo viên chấm một số bài, chữa bài
C. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét bài chấm
- Dặn: làm bài 2b,3 vào vở	 
Ngày soạn: 28/11/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán: 	 Chia cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp H:
- Thực hiện phép được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
- Cả lớp làm bài tập 1(dòng 1,2); bài 2. Học sinh khá giỏi làm bài tập 1 dòng 3; bài tập 3
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ
Tính bằng hai cách
a) 27:3+18:3 b) (30+18):6
- Giáo viên nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia
a) phép chia 128472:6
- Hướng dẫn đặt tính
- Tính: Thực hiện phép chia cho thứ tự nào?
- Học sinh nêu cách chia
- phép chia 230859:5
- Học sinh đặt tính
- Học sinh tính (shs) từ trái sang phải
- Học sinh nêu cách tính của mình
- Phép chia 230859/5 là phép chia hết hay phép chia có dư? với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: 
- H đọc yêu cầu của bài.Đặt tính rồi tính
a) Học sinh làm vở, gọi hoc sinh nêu cách làm.
- T lưu ý chia hết.
b) Học sinh làm bài và chú ý bài này chia có dư.
- H làm bài vào vở
- H chữa bài cả lớp và T nhận xét.
Bài 2:
- Học sinh đọc đề
- H làm bài vào vở. 1 em lên bảng trình bày bài giải.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610 : 6 = 21435(l)
Đáp số: 21435 l
Bài3: 
- H đọc đề bài
- T hỏi bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
- Học sinh làm bài vào vở, giáo viên chấm bài, chữa bài
Bài giải
Thực hiện phép chia ta có:
187250 : 8 = 23046(dư2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa hai áo.
Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Làm bài tập1 vào vở
Luyện từ và câu: 	Luyện tập về câu hỏi
I. Mục tiêu: 
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu.
- Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy.
- Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi
II. Đồ dùng dạyhọc
Bài 3 viết sẵn lên bảng lớp
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ:
- câu hỏi dùng để làm gì? ví dụ?
- nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào?
Cho ví dụ?
- khi nào dùng câu hỏi để tự hỏi mình? chovídụ?
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
- ai hăng hái nhất và khỏe nhất?
- Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
 - Học sinh làm các câu còn lại
- Gọi học sinh trình bày bài làm của mình,cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2:- Đọc đề bài
- học sinh làm nháp
 - giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi vừa đặt, lớp nhận xét
Bài3:- học sinh đọc đề bài 
? Bài yêu cầu gì?
 - Học sinh tìm từ nghi vấn trong câu
(a) có phảikhông; b) phải không; c) à)
Bài 4:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H tự làm bài
- H chữa bài,cả lớp nhận xét
+ Có phải cậu học lớp 4A không?
+ Cậu muốn chơi với chúng tớ, phải không?
+Bạn thích chơi đá bóng à?
Bài 5:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H trao đổi trong nhóm
- T hỏi: Thế nào là câu hỏi?
- H phát biểu. H khác bổ sung.
- Kết luận:
Câu a)d) là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết.
Câu b) c) e) không phải là câu hỏi. Vì câu b) là nêu ý kiến của người nói. Câu c) e) là nêu ý kiến đề nghị. 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại các bài tập.
Lịch sử : 	 Nhà Trần thành lập 
I.Mục tiêu: Học xong bài này, H biết:
- Sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
HS khá giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
II.Đồ dùng : Phiếu học tập 
III.Các hoạt động dạy- học :
A.Bài cũ : 
- Trình bày diễn biến trận đánh trên sông Như Nguyệt
- Đọc phần bài học 
- GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài : SGV
2- Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân 
Điền dấu x vào ô * sau chính sách nào đựơc nhà Trần thực hiện :
+ Đứng đầu nhà nước là vua *
+Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con *
+Lập Hà đê sứ, khuyến nông sứ, Đồn điền sứ *
+Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin *
+Cả nước chia thành các lộ ,phủ ,châu,huỵên,xã *
+Trai tráng mạnh khỏe đươc tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu *
GVHD, kiểm tra kết qủa làm việc
Hoạt động 2:Làm việc cả lớp 
Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
Những việc làm trên của các nhà Trần nhằm để làm gì?
- Gọi 1 HS trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung
- GV kết luận 
- HS đọc bài học
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau
Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân
 ở đồng bằng Bắc Bộ
I.Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước, là nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau quả xứ lạnh).
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bác Bộ có mùa đông lạnh
- HS khá giỏi giải thích được vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ; thứ tự các công việc phải làm trong sản xuất lúa gạo.
II.Đồ dùng:
- Bản đồ nông nghiệp Việt nam
- Tranh,ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc bộ
III.Các hoạt động dạy- học :
A.Bài cũ:
- HS trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc bộ 
- Nêu một lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ ? 
B.Bài mới:
1- Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
- Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- HS dựa vào SGK,tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc bộ
- HS giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà ,vịt ?
*GV chốt lại ý của nội dung 1 
2- Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
- Mùa đông của đồ ... rong truyện Chú đất Nung; bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.
II.Đồ dùng:
- Giấy khổ to kẽ sẵn nội dung bài tập 2 ,nhận xét và bút dạ
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- 1 HS kể lại câu chuyện đã nêu ở bài tập 2 (tiết trước),nói rõ câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào?
- GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Phần nhận xét: 
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- HS cả lớp tìm những sự vật đựoc miêu tả
- HS phát biểu ý kiến 
Các sự vật được miêu tả là: cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
Bài 2: 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 
- GV giải thích cách thực hiện yêu cầu của bài theo ví dụ 
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
TT
Tên nhân vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
M1
Cây sồi
cao lớn
Lá đỏ chói lọi
Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
2
Cây cơm nguội
Lá vàng rực rỡ
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng.
3
Lạch nước
Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Róc rách
(chảy)
Bài 3:
- HS đọc nội dung bài tập 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Cả lớp nhận xét ,bổ sung
3- Ghi nhớ: GV ghi bảng HS đọc lại nhiều lần
4- Luyện tập:
Bài 1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm truyện Chú Đất Nung để tìm câu văn miêu tả 
- HS phát biểu ý kiến ,GV nhận xét ,chốt lại lời giải đúng
Trong truyện Chú Đất Nung chỉ có một câu văn miêu tả: “Đó là một chàng kị sĩ lầu son”.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- 1 HS giỏi làm mẫu 
- Mỗi HS viết ra giấy nháp 1- 2 câu 
- GV gọi một số em đọc câu đã làm 
- Cả lớp nhận xét 
- GV khen ngợi những em viết câu văn hay .
- T hỏi:trong bài thơ Mưa em thích hình ảnh nào?
+ Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cách tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xoá, mênh mông.
+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà viết một đoạn văn miêu tả ngôi nhà em
Khoa học:	Bảo vệ nguồn nước
I.Mục tiêu: Sau bài học, H biết:
- Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
+ Phải vệ sinh xung quang nguồn nước
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước
+ Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II.Đồ dùng:
- Hình trang 58,59 SGK
- Giấy cỡ to đủ cho các nhóm +bút dạ
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Kể một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách
- Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được những tiêu chuẩn nào?
- Tại sao ta phải đun sôi nước trước khi uống ?
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
- Cách tiến hành 
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi SGK
- Gọi một số em trình bày,cả lớp nhận xét .Kết luận từng hình 
- Liên hệ:bản thân,gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước 
- KL:SSH
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
- Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nứơc và tuyên truyền ,cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước 
- Cách tiến hành 
+GV chia nhóm và giao nhiệm vụ : XD bản cam kết bảo vệ nguồn nước,tìm ý cho nội dung tranh cổ động ,phân công vẽ,viết từng phần của bức tranh
+Các nhóm làm việc 
+Trình bày ,đánh giá nội dung bức tranh
+Tuyên dương các sáng kiến 
C. Củng cố- dặn dò:
- HS đọc bài học
- Nhận xét giờ học
Ngày soạn: 01/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
Toán:	 Chia một tích cho một số
I.Mục tiêu: Giúp H:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Cả lớp làm bài tập 1;2. Học sinh khá giỏi làm bài tập 3
II.Các hoạt động dạy- học:
 1.Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (trong trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
(9x15):3	9x(15:3)	(9:3)x15
=135:3	=9x5	=3x15
=45	=45	=45
- HS nhận xét ,rút ra kết luận: 3 giá trị đó bằng nhau 
- Cách nào làm nhanh ?
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (trường hợp có một thừa số không chia hết cho số kia)
(7x15):3 	và 	7x(15:3)
=105:3	=7x5
=35	=35
- HSKL :Hai giá trị số bằng nhau 
- GV nêu câu hỏi: Vì sao ta không tính (7:3)x15 (vì 7 không chia hết cho 3)
- Cách làm nào nhanh hơn
- Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
3. Từ hai ví dụ trên GVHD, HS kêt luận như SGK
(GV nhấn mạnh điều kiện chia hết của thừa số cho số kia)
- H nhắc lại
- T lấy ví dụ cho H làm, cả lớp nhận xét.
4. Thực hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu đề bài
a) ( 8x23):4
- Lớp làm vào vở 
- Gọi 1 em trình bày cách 1, một em trình bày cách 2
 ?Có cách 3 không? Vì sao?
b) (15x24):6
- HS làm vào vở 
- GV chấm một số em
- Gọi một số em nêu cách làm, các em khác đối chiếu bài 
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu
- H làm cách nào thuận tiện nhất, trình bày như cách 2 của bài 1 
- HS làm bài vào vở.
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc đề, tóm tắt
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
GV gợi ý :- Tìm tổng số mét vải
	 - tìm tổng số mét vải đã bán
	 - HS làm bài vào vở, GV chấm, chữa
III. Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại cách chia một tích hai thừa số cho một số 
- Nhận xét giờ học. H về nhà làm BT ở vở BT.
Luyện từ và câu:	Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I.Mục tiêu: 
- Hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu hỏi.
-Nhận biết được tác dụng của câu hỏi; bước đầu biết sử dụng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.	
II.Đồ dùng:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1phần nhận xét 
- Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ
III.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:
- 2 em mỗi em viết mỗi câu hỏi
- 1 em viết một câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải câu hỏi 
- Câu hỏi dùng để làm gì?
- Nhận xét cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: SGV
2.Nhận xét:
Bài 1: 
- HS đọc đoạn đối thoại
- Tìm câu hỏi trong đoạn văn
- HS đọc lại các câu hỏi.
- cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Gọi HS trả lời ,cả lớp nhận xét, bổ sung
“Sao chú mày nhát thế”- - >Chê chú Đất nhát
“Chứ sao?”àđất có thể nung trong lửa (khẳng định)
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
- Gọi HS trả lời
- Kết luận
Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?
3.Ghi nhớ: GV ghi bảng - HS đọc
4.Luyện tập:
Bài 1:
- đọc yêu cầu bài, nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
Bài 2: 
- Chia nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận 2 câu hỏi
- HS đọc lại nội dung thảo luận, các nhóm thảo luận
- Các nhóm trình bày 
- Kết luận câu hỏi đúng
a) Bạn có thẻ chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d) Chơi diều cũng thích chứ?
Bài 3 :
- H đọc yêu cầu của đề bài.
- H tự làm bài cá nhân.
- H phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét và bổ sung.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà xem lại các bài tập.
Tập làm văn: 	Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả gồm: các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa cái cối xay
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết câu miêu tả sự vật mà mình quan sát được
- Thế nào là văn miêu tả 
- GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu ví dụ :
Bài 1: 
- HS đọc bài "cái cối tân"
- Đọc chú giải
- HS quan sát tranh minh họa 
Bài văn tả cái gì?
Tìm các phần mở bài ,kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
Các phần mở bài ,kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học 
Mở bài trực tiếp là như thế nào ?
Thế nào là kết bài mở rộng?
Phần thân bài tả các cối theo trình tự như thế nào ?
Bài 2: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Dựa vào kết quả bài tập 1 các em suy nghĩ ,trả lời câu hỏi: khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những những bộ phận có đặc điểm nỗi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật 
3- Ghi nhớ:
- 2- 3 HS đọc to,cả lớp đọc tập
4- Luyện tập:
- HS đọc nội dung và yêu cầu 
Câu văn nào tả bao quát cái trống ?
Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả
Những từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh của cái trống
- Yêu cầu học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên ( 2em viết vào giấy to, lớp viết vào vở)
- GV gợi ý các cách mở bài và kết bài
- Nhận xét, chữa bài
Ví dụ:
+ Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường.
+ Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu đi học của bạn là gì? Là cái cổng trường cao ngợp, là cái bàn đứng gần tới cổ hay tường vôi trắng mới quét ngày khai trường...? Còn tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.
+ Kết bài mở rộng: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thủơ ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
+ Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “tùng,tùng...tùng” gọi chúng tôi đến trường nhé.
C. Củng cố ,dặn dò:
- khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài tiết sau
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- HS nhận thấy hành vi của mình trong tuần qua đúng hay sai. 
- HS nắm được những ưu điểm để phát huy,thấy những tồn tại của lớp để khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới
II.Cách tiến hành:
1- Nhận xét công việc tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét:
	Công tác vệ sinh tốt, việc làmn vệ sinh sân trường có ngày vẫn chưa làm.
	Bạn Khải nghỉ học nhiều phân công bạn Chi giúp đỡ, nhắc nhở.
	Công tác tự quản tốt, song một số giờ thầy chủ nhiệm vắng vẫn chưa ngoan
- Cả lớp bổ sung
- Bầu những bạn có nhiều điểm tiến bộ để tuyên dương
2- Đề phương hướng tuần tới
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần này 
- Lập thành tích cao chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
- Tăng cường việc tự học ở nhà.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc