Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 25

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 25

Toán PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I. Mục tiêu

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số.

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

- Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV vẽ vào phiếu to HS chia cạnh rộng 5 phần bằng nhau, cạnh b 3 phần bằng nhau).

III. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện.

 ;

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.

a) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích HCN.

- GV dán phiếu lên bảng, giới thiệu. Muốn tính diện tích HCN có chiều dài m và chiều rộng m ta làm thế nào?

- HS nhận thấy: HV có diện tích 1m2

HV có 15 ô, mỗi ô có diện tích m2

- HCN tô màu chiếm.

Vậy diện tích HCN = m2 ( m2)

 

doc 22 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 26/2/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Toán	 	Phép nhân phân số
I. Mục tiêu 
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số.
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
- Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV vẽ vào phiếu to HS chia cạnh rộng 5 phần bằng nhau, cạnh b 3 phần bằng nhau).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	2 HS lên bảng thực hiện.
	; 
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích HCN.
- GV dán phiếu lên bảng, giới thiệu. Muốn tính diện tích HCN có chiều dài m và chiều rộng m ta làm thế nào?
- HS nhận thấy: HV có diện tích 1m2
HV có 15 ô, mỗi ô có diện tích m2
- HCN tô màu chiếm.
Vậy diện tích HCN = m2 ( m2)
- Từ hình vẽ rên ta tính diện tích HCN như thế nào?
HS: 	 (m2)
	( 8 : số của HCN = 4 x 2
	15: số ô của HV = 5 x 3)
Từ đó ta có 
* HS nêu quy tắc: Muốn nhân 2 phân số ta làm thế nào.
HS đọc quy tắc (SGK)
3. Thực hành:
Bài 1: HS làm bài vào vở. HS nêu kết quả. HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn .
a)	
- HS thực hiện câu b, c vào vở.
Bài 3: HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng thực hiện
- HS và GV nhận xét kết quả.
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân 2 phân số ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
Tập đọc	 	 Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung diễn biến của sự việc.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu to ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 2 HS đọc thuộc lòng bài "Đoàn thuyền đánh cá" và trả lời một số câu hỏi về nội dung.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu về chủ điểm.
- Giới thiệu bài đọc.
a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài. Cả lớp đọc thầm, tìm từ ngữ khó, luyện đọc từ - câu ài.
- 3 HS đọc nối tiếp l2. GV kết hợp giúp H hiểu nghĩa các từ ngữ khó.
- 3 HS đọc nối tiếo (l3)
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
- Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn?
+ Trên má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch.
* 1 HS đọc to đoạn 2:
- Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im, hắn quát bác sỹ Ly "có câm mồn không?..., rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sỹ Ly.
- Thấy tên cướp biển như vậy bác sỹ Ly đã làm gì?
- Lời nói và cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người thế nào?
+ Ông là người nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu.
* H đọc thầm đoạn 3:
- Cặp câu nào trong bài khắc họa 2 hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
Một đằng thì nanh ác, hung hăng...
- Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hăng. Chọn ý trả lời đúng.
+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
* 1 HS đọc toàn bài.
- HS suy nghĩ nêu nội dung chính của bài.
(Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hăng. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- bài văn có những nhân vật nào? Cần đọc giọng của từng nhân vật ra sao?
- 3 HS đọc theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV dán đoạn văn đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu. HS luyện đọc nhóm 3 theo cách phân vai. Các nhóm thi đọc diễm cảm.
- HS và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện "khuất phục tên cướp biển" giúp em hiểu ra điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- VN chuẩn bị bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
Chính tả	 Khuất phục tên cướp biển 
 (Nghe - viết )
I. Mục tiêu 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng các BT chính tả phương ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV ghi bài 2 a vào phiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 3 HS lên bảng. GV đọc các TN - H viết:
mở cửa, thịt mỡ, nghỉ ngơi, suy nghĩ, tranh cãi.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- 1 HS đọc to đoạn văn.
? Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rát hung dữ?
? Hình ảnh và từ ngữ nào cho thấy bác sỹ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó, dễ lẫn và luyện viết.
c) Viết chính tả:
- G đọc từng cụm từ, câu ngắn. H viết.
- GV đọc - HS dò bài
d) Soát lỗi và chấm bài.
- GV chấm 7 - 10 bài. Trong khi GV chấm HS đổi vở soát bài. GV nhận xét.
3. Hướng dẫn H làm BT.
- GV dán 2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 a lên bảng.
2 nhóm thi tiếp sức. Đại diện các nhóm đọc hại đoạn văn. Cả lớp và GV bình chọn nhóm thắng cuộc.
a) Không gian - bao giờ - dãi dầu - đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- VN luyện viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài.
Ngày soạn: 27/2/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu	Chủ ngữ trong câu kể : Ai là gì? 
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì?
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định Cn của câu tìm được
- Biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học.
- Đặt được câu kể Ai là gì? Với từ ngữ cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong phần nhận xét.
- 3 tờ phiếu viết nội dung BT 1 (TL)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV viết 2 câu văn, thơ, 2 HS lên bảng xác định.
- Thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Mùa đông.
Trời là cái tủ ướp lạnh
- 1 HS lên bảng nêu ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Nhận xét:
Bài 1: 1 HS đọc nội dung BT 1. Cả lớp đọc thầm các câu văn thơ nêu những câu có dạng Ai là gì?
- HS nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng.
Bài 2: H nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
- GV dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì, 4HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN.
- HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Ruộng rẫy là chiến trường.
Cuốc cày là vũ khí.
Nhà nông là chiến sỹ.
Kim Đồng và các bạn anh là những động viên đầu tiên của đội ta.
Bài 3: ... CN trong các câu trên do các từ loại nào tạo thành? (do DT và cụm DT tạo thành).
b) Ghi nhớ: 2 HS đọc ghi nhớ.
c) Luyện tập:
Bài 1: HS đọc nội dung BT.
- HS làm bài vào vở BT. 2 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mặt trận.
Anh chị em // là chiến sĩ mặt trận ấy.
Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực là...
Hoa phượng //....
- Muốn tìm CN trong các câu kể trên em là thế nào?
CN trong các câu trên do những TN nào tạo thành?
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận dùng bút chì nối các ô ở từng cột với nhau sao cho chúng tạo thành câu kể: 
Ai là gì?
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
HS nhận xét. GV kết luận.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu . HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chấm một số vở.
- GV nhận xét giờ học.
- VN học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử 	Trịnh - Nguyễn phân tranh
I. Mục tiêu : Học xong bài này H biết:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu HT
- Lược đồ địa phận Bắc Triều - Nam Triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Sự suy sụp của triều Hậu Lê:
- HS đọc SGK (phần 1) và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu TK XVI?
- HS nối tiếp nhau trả lời.
b) Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc triều:
- HS thảo luận nhóm 4 theo định hướng:
+ Mạc Đăng Dung là ai?
+ Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
+ Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào?
+ Vì sao có tranh Nam triều - Bắc triều?
+ Chiến tranh Nam triều - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
GV bổ sung, tổng kết.
c) Chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
- 1 HS đọc to đoạn "Tưởng giang sơn ... " đến hết và thảo luận theo cặp.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
+ Kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn ? Chỉ đến lược đồ giáp tuyến phân:...
- Các nhóm trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Chiến tranh Nam triều và Bắc triền, cũng như chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
+ Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì?
- GV kết luận.
* H đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài 22.
Toán	 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H:
- Biết cách nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số.
 - HS khá giỏi làm được bài tập 3,5.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - Muốn nhân 2 phân số ta làm thế nào?
	- 2 HS lên bảng thực hiện .
	 .
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1: Thực hiện phép nhân với TN 
- GV làm mẫu.
Ta có thể viết gọn 
- HS làm bài vào vở.
a) .
Bài 2: GV hướng dẫn
- HS làm bài vào vở. HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
a) ; b) 
Bài 3: HS tự làm và nêu kết quả, nhận xét kết quả.
 .
- Giúp HS nhận thấy bằng tổng của 3 phân số bằng nhau.
Bài 4: Tính rồi rút gọn kết quả.
a)	
b)	
c)	
Bài 5: HS nêu yêu cầu. HS giải bài vào vở.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
Chu vi HV là: (m)
Diện tích HV là: (m2)
	Đáp số: Chu vi m, diện tích: m2.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm một số vở, nhận xét.
- GV nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 28/2/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Toán	 	Luyện tập
I. Mục tiêu Giúp H 
- Biết giải các bài toán lên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
- HS khá giỏi làm được bài tập 1.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện:
	 x ; x 
HS nhận xét kết quả.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1: a) HS nêu yêu cầu. HS làm bằng bằng bút chì vào SGK.
- HS nhận xét, so sánh 2 kết quả.
- HS rút ra (kết luận) tính chất phép nhân phân số..
b) HS vận dụng các t/c vừa học và làm BT vào vở.
- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
 ... 2.
- GV: Yêu cầu HS đọc lại các tin.
- HS đọc thầm 2 đoạn tin, tóm tắt nội dung mõi tin bằng 1 - 2 câu viết vào vở BT.
- GV phát giấy riêng cho một số H.
- HS tiếp nối nhau đọc 2 tin đã tóm tắt.
- GV nhận xét.
- GV mời 1 - 2 HS làm bài trên giấy, có phần tóm tắt tin ngắn gọn, đủ ý, dán kết quả bài lên bảng lớp.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý: B1: Tự viết tin.
 B2: Tóm tắt lại tin đó.
- Vài HS nói tin em sẽ viết.
- HS viết tin và tóm tắt vào vở. HS đổi vở sửa soát bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bản tin hay nhất, tóm tắt tin ngắn gọn, đủ ý nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Về nhà hoàn chỉnh BT3.
- Về nhà quan sát một cây mà em thích, sưu tầm ảnh cây đó mang đến lớp.
Khoa học Nóng, lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu: Sau bài học H biết.
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ ở hơi nước đang sôi ; nhiệt độ ở nước đá đang tan.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sức klhỏe
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
- HS theo nhóm nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Em không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
- Nêu VD về các vật có nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Sự truyền nhiệt:
- HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày, H tiếp nối nhau trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi.
Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?
HS trình bày ý kiến - HS khác bổ sung.
- Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
HS tìm VD về các vật có nhiệt độ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia, vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật.
b) Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm: Lấy 4 chiếc chậu đổ một lượng nước sạch bằng nhau, đổ thêm ít nước sôi vào chậu A, cho đá vào chậu D. Yêu cầu 2H lên bảng 2 nhúng tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C.
? Tay em có cảm giác như thế nào? Hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó.
- GV giảng bài đ giới thiệu nhiệt kế.
+ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Nhiệt kế đo nhiệt nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên H3.
? Nhiệt độ ở hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ?
? Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ?
- GV thực hành đo nhiệt độ của 1 HS (thời gian 5')
- GV lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đó đọc nhiệt độ
GV: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh là 370, nếu cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là người đó bị bệnh.
c) Thực hành đo nhiệt độ trong nhóm.
- Yêu cầu HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước, nước trong phích, nước có đá đang tan, ghi lại kết quả đo.
- HS nêu kết quả - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại mục "Bạ cần biết".
- GV liên hệ giáo dục.
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị ĐD (T2).
Ngày soạn: 2/3/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Toán	 Phép chia phân số
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- HS khá giỏi làm bài tập 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV vẽ sẵn HCN lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm BT.
Lớp 4A có 18 H nữ. HS nam = số HS nữ. Tính số HS nam.
- GV chấm VBT - nhận xét.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Ví dụ: - GV nêu ví dụ
HCN ABCD có diện tích m2 , chiều rộng = m.
Tính chiêù dài của HCN đó.
- Muốn tính chiều dài của HCN ta làm thế nào?
(lấy diện tích chiều rộng).
- GV ghi lên bảng : 
- GV nêu cách chia 2 phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Phân số là phân số đảo ngược của phân số .
- Ta có: .
Chiều dài của HCN là m.
GV cho HS thử lại bằng phép nhân
1 HS nhắc lại cách chia phân số.
GV nêu VD: .
3. Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài - HS nêu cách làm.
- Phân số đảo ngược của là .
Bài 2: Tính - HS tận dụng quy tắc để thực hiện:
a) 	.
b)	
Bài 3: HS làm BT a vào vở.
- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện. HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
a)	 
	.
Bài 4: HS đọc BT và giải vào vở.
- HS nêu kết quả.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn chia 2 phân số ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà làm bài tập 3b.
Luyện từ và câu	Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ.
- Hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm.
- Biết sử dụng một số từ ngữ theo chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Từ điển Tiếng Việt.
- Giấy khổ to:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 1 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài "CN trong câu kể Ai là gì?"
- 2 HS lên bảng đặt - viết 2 câu kể, xác định CN trong câu.
- HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a) GV Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1: - 1 HS đọc nội dung BT 1
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 2, dùng bút chì gạch dưới chân dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm".
- HS nối tiếp nhau nêu các từ.
HS nhận xét, chốt kết quả đúng, GV ghi bảng.
+ Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, gan góc, gan lì...
- Em hiểu "dũng cảm" có nghĩa là gì?
+ Có dũng khí dám đương đầu với sức chống đói, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
- HS dặt câu có các từ đồng nghĩa với từ "dũng cảm".
HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT 2.
- HS tự làm bài vào vở. 2 H làm bài vào phiếu dán ên bảng. H trình bày bài của mình.
- HS khác nhận xét làm bài của bạn
- 1 HS đọc lại các cụm từ vừa tìm được.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu BT:
- HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- GV: Các em hãy thử phép lần lượt từng TN ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ. HS có thể dùng từ điễn.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa (cột 1) ghép với từng lời giải nghĩa ở cột chốt lời giải đúng.
- Hai HS đọc lại giải nghĩa từ.
+ Gan góc: Kiên cường, không lùi bước.
+ Gan lì: Gan đến mức trơ ra, không biết sợ là gì?
+ Gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài tập, gợi ý: đoạn văn có 4 chỗ trống ở mỗi chỗ trống điền các từ ngữ cho sẵn tạo ra câu có nội dung thích hợp.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên phiếu. đọc kết quả HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu "dũng cảm" nghĩa là gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài "Luyện tập về câu kể Ai là gì?"
Tập làm văn	 Luyện tập xây dựng mở 
 	bài trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- H nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một vài cây, hoa để H quan sát: bàng, phượng, đào.
- Phiếu to viết dàn ý quan sát.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS đọc bài 3 (TLV): Luyện tập tóm tắt tin tức.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung.
- HS nêu ý kiến. GV nhận xét, kết luận:
Điểm khác nhau của 2 cách mở bài.
+ T1: mở bài trực tiếp tiếp, giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
+ T2: mở bài gián tiếp , nói về mùa xuân, các loại hoa trong vườn, rồi mới giới thiếu cây hoa cần tả.
Bài 2: - GV nêu yêu cầu, nhắc HS.
+ Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong ba cây mà đề bài đã gợi ý.
+ Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2 - 3 câu.
- HS viết đoạn văn. HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình. Tả lớp và G nhận xét, GV ghi điểm.
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. GV dán tranh, ảnh số cây.
- HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
- HS tiếp nối nhau phát biểu GV nhận xét, góp ý.
Bài 4: - GV nêu yêu cầu.
HS chọn viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý của câu hỏi bài tập 3.
- HS viết đoạn văn. HS đổi bài, góp ý cho bạn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp.
Trước khi đọc, HS nói rõ đó là đoạn mở bài theo kiểu nào?
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn chỉnh BT 4, tiếp tục quan sát một cây, biết lợi ích của nó.
Địa lí	 	Thành phố Cần Thơ
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Bồi dưỡng HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
- Tranh ảnh về Cần Thơ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - 1 HS lên bảng chỉ vị trí thành phố HCM bằng bản đồ.
- 1 HS nêu ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Thành phố trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
- HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
+ TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? TP Cần Thơ giáp với những tỉnh bào?
+ Từ TP Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng nhau các loại đường nào?
- HS trả lời - HS khác nhận xét.
- GV kết luận .
- 1 HS lên bảng chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
b) Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của Đồng bằng sông Cửu Long.
- 1 HS đọc to phần 2 SGK, HS đọc thầm kết hợp quan sát tranh thảo luận nhóm (4) theo yêu cầu.
- Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế.
+ Trung tâm VH, KH.
+ Trung tâm du lịch
- Vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các nhóm trao đổi kết quả thảo luận.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
+ GV giới thiệu thêm về bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài em có nhận xét gì về thành phố Cần Thơ?
- 1 HS lên bảng chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ và một số địa danh du lịch.
- GV nhận xét giờ học.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- H thấy được ưu, khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Sinh hoạt
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua.
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ của mình.
- Mỗi cá nhân tự kiểm điểm.
- Khen những bạn có tiến bộ và nhắc nhỡ những bạn chưa tiến bộ.
2. Phương hướng tuần tới
- Duy trì sỉ số trên lớp.
- tiếp tục thu gom giấy vụn.
- Phát huy những việc tốt
- Khắc phục những tồn tại.
- Chuẩn bị bài để học tuần 26.
- Ôn tập chuèn bị thi giòa kú 2
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc