Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 3

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 3

Toán: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)

I. Mục tiêu: Giúp H

- Biết đọc, viết các số đén lớp triệu.

- HS được củng cố về hàng và lớp.

- Cả lớp làm bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được bài tập 4.

II. Chuẩn bị:

Bảng phụ có kẻ sẵn các hàng, các lớp như phần 1 bài học.

III. Các hoạt động dạy học:.

 A. Bài cũ:

 - Gọi học sinh làm bài 2 ở vỡ bài tập.

 - GV kiểm tra vỡ của tổ 1 - nhận xét.

 B. Bài mới.

 1. Giới thiệu bài: ghi đề bài.

 2. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu.

 - GV treo bảng phụ lên bảng vừa viết vào bảng vừa giới thiệu.

 + T có 1 số gồm 300 triệu, 40 triệu, 2 triệu, 100 nghìn, 50 nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.

 - Gọi 1 HS lên bảng viết số trên. (342 157 413).

 - Một HS đọc số trên.

 + GV hướng dẫn cách đọc.

 - Tách số trên thành 3 lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu GV vừa nói vừa gạch chân để được số 342 157 413 .

 + Đọc từ trái sang phải và phải đọc kèm theo tên lớp sau khi đọc hết phần số thì đọc sang lớp khác.

 - Gọi HS đọc lại số trên (3 em), lớp đọc đồng thanh.

 + GV viết thâm vài số cho học sinh đọc.

 

doc 24 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
Ngày soạn: 11/9/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Toán:	 Triệu và lớp triệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp H 
- Biết đọc, viết các số đén lớp triệu.
- HS được củng cố về hàng và lớp.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được bài tập 4.
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ có kẻ sẵn các hàng, các lớp như phần 1 bài học.
III. Các hoạt động dạy học:.
	A. Bài cũ:
	- Gọi học sinh làm bài 2 ở vỡ bài tập.
	- GV kiểm tra vỡ của tổ 1 - nhận xét.
	B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: ghi đề bài.
	2. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu.
	- GV treo bảng phụ lên bảng vừa viết vào bảng vừa giới thiệu.
	+ T có 1 số gồm 300 triệu, 40 triệu, 2 triệu, 100 nghìn, 50 nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
	- Gọi 1 HS lên bảng viết số trên. (342 157 413).
	- Một HS đọc số trên.
	+ GV hướng dẫn cách đọc.
	- Tách số trên thành 3 lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu GV vừa nói vừa gạch chân để được số 342 157 413 .
	+ Đọc từ trái sang phải và phải đọc kèm theo tên lớp sau khi đọc hết phần số thì đọc sang lớp khác.
	- Gọi HS đọc lại số trên (3 em), lớp đọc đồng thanh.
	+ GV viết thâm vài số cho học sinh đọc.
	3. Luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài 1.
	Học sinh viết số vào bảng con ( 1 em lên bảng viết).
	- GV chỉ bảng gọi học sinh đọc số cá nhân.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài 1.
	HS viết số vào bảng con 1 em lên bảng viết.
- GV viết số lên bảng yêu cầu học sinh đọc số. GV Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên đọc đề bài HS viết số và đổi chéo kiểm tra.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: (Dành cho học sinh khá giỏi)
- GV cho học sinh xem bảng
- HS nhận xét hoàn thành các yêu cầu sách giáo khoa
- GV theo dõi giúp đỡ, thống nhất kết quả.
	C. Củng cố dặn dò:
	Đọc số đến lớp triệu, xem trước bài luyện tập.
Tập đọc:	Thư thăm bạn
	I. Yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông chia sẻ vởi nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn.
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
	II. Đồ dùng: 	- Tranh minh họa bài tập đọc .
	- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong lũ lụt.
	- Băng giấy viết đoạn văn cho học sinh luyện đọc.
	III. Các hoạt động dạy học:.
	A. Bài cũ:
	- Gọi 2 em đọc thuộc bài thơ “truyện cổ nước mình”.
	+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài thơ như thế nào?
	- GV nhận xét.
	B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài bằng tranh:
	- Ghi đề bài.
	2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
	a). Luyện đọc.
	* Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2- 3 lượt kết hợp luyện đọc từ khó.
	Đoạn 1: Hòa bình... với bạn.
	Đoạn 2: Hồng ơi... như mình.
	Đoạn 3: Mấy ngày nay... đến hết.
	- Gọi 1 em đọc lại toàn bài chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
	- Gọi 1 em đọc chú giải trong SGK.
	- Học sinh luyện đọc theo cặp, GV nhận xét.
	* GV đọc diễn cảm bài thơ: Toàn bài đọc với giọng trầm buồn thể hiện sự chia sẻ chân thành. Thấp giọng hơn khi nói đến mất mát. Nhấn giọng ở những từ gợi cảm.
	b). Tìm hiểu bài.
	- Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi.
	+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
	+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
	+ Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì?
	+ Em hiểu hy sinh có nghĩa gì?
	- Đặt câu với từ hy sinh.
	- HS đọc thầm đoạn 2.
	* Trước sự mất mát của Hồng, Lương sẽ nói gì với Hồng. Ta tìm hiểu đoạn 2.
	+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
	+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
	- Học sinh đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi.	
+ ở nơi bạn Lượng ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt ?
	+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
	- 1 Em đọc lại toàn bài.
	+ Nội dung bài thơ thể hiện điều gì? (Lương rất giàu tình cảm. Lương đọc báo biết hoàn cảnh của Hồng, đã chủ động viết thư thăm hỏi giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn khó khăn) 
	c). Đọc diễn cảm.
	- Gọi 3 em học sinh đọc diễn cảm 3 đoạn của bức thư.
	HS theo dõi tìm giọng đọc của từng đoạn.
	Đoạn 1: giọng trầm, buồn.
	Đoạn 2: giọng buồn nhưng thấp giọng.
	Đoạn 3: giọng trầm buồn, chia sẻ.
	- 1 học sinh đọc lại toàn bài.
	- GV đưa bảng phụ viết sẵn đoạn “ mình hiểu Hồng đau đớn... như mình” Học sinh tìm cách đọc diễn cảm.
	- GV nhận xét ghi điểm.
	- Học sinh đọc thầm dòng đầu và dòng kết thúc cho biết.
	+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc thư.
3. Củng cố dặn dò:
	Một em nêu lại nội dung bài.
	+ Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? 
	- Cho học sinh trả lời. GV tuyên dương các em có hành động đẹp.
	- GV nhận xét tiết học. 	 	 
Kỷ thuật:	(Giáo viên bộ môn)
Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có thanh dễ lẫn tr/ch hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.
II.Đồ dùng:
 Ba bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b
 III.Các hoạt động dạy - học:
 A.Kiểm tra : 2- 3 bạn viết bảng lớp cả lớp viết nháp các từ ngữ( có â, đ, s/x có vần ăn lăng )
	B.Dạy bài mới:
	1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
	GV: Đọc bài thơ " Cháu nghe câu chuyện của bà".
	HS: theo dõi SGK.
	1em đọc to bài thơ.
	GV: Hỏi nội dung bài.
	HS: Cả lớp đọc thầm bài thơ.
	Chú ý những tiếng dễ viết sai chính tả.
	Ví dụ: trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng, mỏi, gặp, dẫn, bỗng.
	GV: Chú ý cách trình bày bài thơ lục bát.
	GV: Đọc học sinh viết ( đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu ).
	HS: Viết.
	GV: Đọc toàn bài 1 lượt.
	HS: Dò lại bài.
	GV: Chấm chữa.
	Nêu nhận xét chung.
	3.Hướng dẫn làm bài tập 2a vào vỡ.
	HS: Một em đọc lại đoạn văn.
	GV: Giúp học sinh hiểu hình ảnh "0Trúc dẫu cháy... thẳng".
	HS: Lớp sửa bài.
	C.Củng cố - dặn dò:
	GV: Nhận xét tiết học.
	Về nhà: Ghi vào vỡ 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr/ch. Làm bài tập vào vỡ bài tập.
Ngày soạn: 12/9/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Toán: Luyện tập
	I.Mục đích yêu cầu: 
- Đọc viết được các số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Cả lớp làm được bài tập 1, bài 2, bài 3(a,b,c), bài 4 (a,b). HS khá giỏi làm được bài tập 3(d,e) và bài 4c.
	II.Đồ dùng: Bảng viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 - VBT.
	III.Các hoạt động dạy:
	1.Kiểm tra: 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết 
	2.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 b).Hướng dẫn luyện tập:
	Bài 1: Củng cố về hàng và lớp
 - GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu và viết vào ô trống
 - Vài học sinh đọc to làm mẫu sau đó nêu cách viết số để học sinh khác kiểm tra kết quả bài làm của mình.
 Bài 2. Củng cố về đọc số và cấu tạo hàng lớp của số bài 2.
	GV: Lần lượt đọc các số trong bài tập 2 lên bảng.
	HS: 2HS ( làm ) đọc số cho nhau nghe.
	1 Em đọc trước lớp.
	GV: Kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số.
	Ví dụ: Nêu các chữ số ở từng hàng của số 32 640 507.
	HS: Nêu theo thứ tự từ trái sang phải: Chữ số 7 hàng đơn vị, chữ số 0....
	+Số 8 500 658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
	Bài 3: Củng cố về viết số và cấu tạo số ( BT: 3a,b,c; HS giỏi làm bài d,e).
	GV: yêu cầu HS lần lượt đọc các số trong bài tập 3.
	HS: Cả lớp viết vào vở.
	GV: nhận xét phần viết số của học sinh.
	Hỏi cấu tạo của các số.
	Bài 4: Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và theo lớp (BT4a,b; HS khá giỏi làm bài c).
	GV: Viết các số trong bài tập 4 (a,b) ở bảng.
	GV: Trong số 715 638 chử số 5 thuộc hàng nào? Lớp nào?
	Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu: 5000.
	Tương tự giáo viên có thể hỏi giá trị của chữ số trong mỗi số.
3.Củng cố - dặn dò : 
- Làm BT vào vở BTT.
- Tổng kết giờ học, 
Luyện từ và câu: 	Từ đơn và từ phức
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để cấu tạo nên từ, còn tù dùng để cấu tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Nhận biết từ đơn và từ phức trong đoạn thơ(BT1,mục III); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về từ.
II.Đồ dùng: Giấy khổ to, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
	A.Kiểm tra:
	- Một học sinh nhắc lại nội dung cần nghi nhớ trong bài: Dấu hai chấm.
	- Một học sinh làm bài tập 1 ý a; 1 học sinh làm bài tập 2 - phần luyện tập.
	B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Phần nhận xét:
	HS: Một em đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét.
	GV: Phát giấy ghi sẵn câu hỏi (BT1, 2 ).
	HS: Sinh hoạt nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày.
	GV: Chốt lại - KL ý 1.
	Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn ): nhớ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, biến, hanh, là.
	Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức ): Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
	 ý 2: Tiếng dùng để làm gì? Cấu tạo từ.
	- Có thể dùng 1 tiếng tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn.
	- Có thể phải dùng 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức.
	Từ dùng để làm gì?
	+Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm... ( biểu thị ý nghĩa ).
	+Cấu tạo câu:
3.Phần ghi nhớ: 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
	GV: Giải thích rõ thêm nội dung cần ghi nhớ.
4.Phần luyện tập:
Bài 1:
	HS: Đọc yêu cầu bài tập.
	Làm việc nhóm ( làm trên giấy giáo viên đã phát ).
	Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bài 2:
	HS: 1em giỏi đọc và giải thích yêu cầu BT2.
	GV: Giải thích: Từ điển.
	HS: Theo dõi theo nhóm đôi.
	Sử dụng từ điển tìm từ.
Bài 3: 
	HS: Đọc yêu cầu BT3 và các văn mẫu.
	Đọc nối tiếp nhau, mỗi em đặt ít nhất một câu cách làm: Từng học sinh nêu từ mình chọn, đặt câu với từ đó.
C.Củng cố - dặn: 
Học sinh thuộc nội dung cần ghi nhớ làm VBTTV.
Lịch sử:	Nước Văn Lang
	I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người việt cổ: 
+ Khoảng 700 năm TCN nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời; 
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng ươm tơ, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất; 
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn họp nhau thành các làng bản 
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật...
- HS khá giỏi biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc hầu, Lạc tướng...; Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn ... ủa mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3 (viết giá trị chữ số 5 trong hai số). HS khá giỏi hoàn thiện được bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Bài cũ:
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh, nhận xét.
B.Bài mới:
1.Hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm của thập phân.
GV nêu câu hỏi để học sinh tự rút ra.
Trong sách viết số tự nhiên:
- ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền kề nó.
Ta có: 10 đơn vị = 1 chục.
10 Chục = 1 trăm.
10 Trăm = 1 nghìn.
- Với 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
Ví dụ: 450, 2005, 685 402 739.
Gía trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Ví dụ: Số 99 545 - Cho HS nêu giá trị của từng số.
Cho HS nêu thêm ví dụ để chứng minh.
GV: Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
2.Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
GV đọc số : HS viết số và nêu giá trị của mỗi số.
- GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
Viết số thành tổng - HS làm bài - GV theo dõi.
Bài 3: GV đưa bảng phụ cho HS nêu giá trị của chữ số 5 của từng số.
- Gọi HS chữa bài. GV nhận xét.
- GV chấm bài. Nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò.
HS nêu lại cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- GV nhận xét dặn dò bài sau.
 Chuẩn bị bài: So sánh sắp xếp số tự nhiên.
Luyện từ và câu: 	 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
I.Mục tiêu 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm nhân hậu đoàn kết (BT2, 3,4).
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác.
II.Đồ dùng:
- Phiếu viết sẵn bảng trừ của bài tập 2, bài tập 3.
- Vở bài tập Tiếng việt, từ điển tiếng việt.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
Gọi 2, 3 em trả lời:
+Tiếng dùng để làm gì?
+Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài - Ghi đề bài.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1, phát từ điển, hướng dẫn học sinh tìm từ trong từ điển những tiếng bắt đầu bằng tiếng "Hiền" và những tiếng bắt đầu bằng tiếng " ác" ( ở trước hay sau từ ).
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nội dung trên.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét bổ sung.
*Từ chứa tiếng " hiền" - hiền dịu, hiền đức, hiền hòa.
*Từ chứa tiếng "ác" - hung ác, ác khẩu, tàn ác...
Bài tập 2: Một học sinh đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp đọc thầm.
- GV phát phiếu học sinh làm bài nhóm nào xong dán lên bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày lên bảng. Giáo viên chốt lại.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vở nháp, 1 HS lên bảng, gọi học sinh nhận xét bài của bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
a) Hiền như bụt ( đất ).
b) Lành như đất ( bụt ).
c) Dữ như cọp.
d) Thương nhau như chị em gái.
Bài tập 4: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên gợi ý: Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ.
- Học sinh phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ. 
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+Câu: Môi hở răng lạnh. Những người ruột thịt, gần gũi, xóm giềng của nhau phải che chở, đùm bọc nhau, một người yếu kém bị hại thì người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo.
+Câu: Máu chảy ruột mềm. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.
C.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4.
Tập làm văn: Viết thư
I.Yêu cầu : 
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết văn phần luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Bài cũ:
+Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?.
GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
Khi muốn liên lạc với người thân ở xa chúng ta làm cách nào? ( gọi điện, viết thư ). Vậy muốn viết một bức thư cần chú ý những điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
2.Tìm hiểu ví dụ:
- Yêu cầu học sinh đọc bài thư thăm bạn trang 25 SGK.
+Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? ( để chia buồn cùng bàn Hồng... ) 1 học sinh nhắc lại.
+Theo em người ta viết thư để làm gì? ( thăm hỏi, thông báo ...).
+Đầu thư bạn Lương viết gì? ( chào hỏi, nêu mục đích ).
+Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào? ( Lương thông cảm, chia sẻ ... nổi đau của Hồng và bà con địa phương ).
+Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
*Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
- Nêu lý do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi người nhận thư.
- Thông báo tình hình người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.
+Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc?
- Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian, lời chào hỏi.
- Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên của người viết thư.
*Gọi 2, 3 em đọc ghi nhớ trong SGK.
3.Luyện tập:
a. Tìm hiểu đề bài:
1HS đọc đề bài, gạch dưới chân các từ ngữ quan trọng ( trường khác, để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em... ).
+Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+Thư viết cho bạn cùng tuổi thì xưng hô như thế nào?
+Cần thăm hỏi bạn những gì?
+Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường hiện nay.
+Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b. HS thực hành viết thư:
HS viết ra giấy nháp - gọi 1, 2 em trình bày bằng miệng.
GV nhận xét.
- HS làm vào vở.
- Gọi 1, 2 em đọc lá thư của mình, GV chấm bài nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh viết thư hay. Xem bài sau. Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính.
âm nhạc:	 	 ôn bài hát em yêu hòa bình
Bài tập cao độ và tiết tấu
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu một vài động tác phụ họa, chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, phân tích, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 - 3 em lên bảng hát bài em yêu hòa bình.
- Học sinh lên bảng hát
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ học ôn lại bài hát em yêu hòa bình và đọc bài tập cao độ và tiết tấu.
b. Nội dung:
* Ôn lại bài hát “Em yêu hòa bình”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ.
- Học sinh hát ôn lại bài hát theo cả lớp, bàn, dãy, tổ
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
* Bài tập cao độ và tiết tấu:
- Cho học sinh nhìn lên bảng đọc tên các nốt nhạc trên khuông. Nêu vị trí của từng nốt trên khuông nhạc:
- Học sinh đọc tên nốt trên khuông.
- Đô, mi, son, la
Cho học sinh luyện tập tiết tấu
- Học sinh tập gõ tiết tấu
* Luyện cao độ và tiết tấu:
- Cho học sinh luyện đọc cao độ trước, tiết tấu sau.
4. Củng cố dặn dò
- Cho cả lớp đọc cao độ và tiết tấu lại 1 lần.
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại 1 lần nữa bài “Em yêu hòa bình”.
- Gọi 1 - 2 em hát cá nhân cho cả lớp nghe.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát và bài tập cao độ và tiết tấu.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động trong tuần : Về học tập ,vệ sinh ,nề nếp 
- HS có ý thức tự điều chỉnh hành vi của mình 
II.Các hoạt động trên lớp:
1.Nhận xét đánh giá chung :
- Học tập : nhìn chung các em đi học chuyên cần, đúng giờ, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
- Bên cạnh đó một số em làm bài tập chưa đầy đủ, một số em thường quên đồ dùng học tập và sách vở như: Tờm, Bắc, Đức, Bi ...
- Vệ sinh : vệ sinh lớp học tổ 3 làm sạch sẽ, vệ sinh khu vực tương đối sạch sẽ 
	 Riêng ngày thứ 2 làm còn chậm 
- Nề nếp: Thực hiện tốt nên nếp đầu giờ.
- Đề nghị tuyên dương 
2.Kế hoạch tuần tới :
- ổn định nề nếp 
- Thành lập tổ tự quản của lớp 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Tự kiểm tra đồ dùng học tập.
III. An toàn giao thông
Bài 2: 	Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
A. Mục tiêu: 
- Hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẽ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- Hs nhận biết được các loại cọ tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn; biết thực hành đúng quy định.
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
B. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Đi tìm biển báo giao thông
Treo những tên biển đã học trên bảng, sau đó cho học sinh chọn những biển phù hợp đính vào tên biển. Lớp chia thành 3 nhóm lần lượt 3 em đại diện cho nhóm lên chơi và giải thích biển báo đó thuộc nhóm biển báo nào (trả lời đúng 1 điểm; mối nhóm trả lời 4 biển)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
GV lần lượt đưa ra câu hỏi cho học sinh nhớ lại và trả lời: 
+ Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
+ Em có thể mô tả các loại vạch kẻ em nhìn thấy (vị trí, hình dạng, màu sắc)
+ Em nào biết vạch kẻ đường để làm gì
Gv giải thích ý nghĩa của một số vạch kẻ đường (Vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền, vạch đứt đoạn, vạch phân chia làn đường cho các loại xe, mũi tên chỉ hướng đi của xe...)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cọc tiên, rào chắn.
a. Cọc tiêu: 
Giáo viên đưa tranh vẽ cọc tiêu trên đường, giải thích từ cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn
Giới thiệu các dạng cọc tiêu đang có trên đường.
GV: cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
Cọc tiêu cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn, hướng đi của đường(đường cong, dốc, có vực sâu...)
b. Rào chắn
Giáo viên giới thiệu
Rào chắn là để không cho người và xe qua lại
Có hai loại rào chắn:
+ Rào chắn cố định (ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt)
+ Rào chắn di động (có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào và có thể đóng, mở được)
C. Củng cố, dặn dò: 
GV tóm tắt các nội dung đã học
Nhắc nhở học sinh thực hiện đúng các quy định của vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
Nhận xét giờ học.
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc