Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 6

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 6

Toán : LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:Giúp H:

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2. HS khá giỏi làm được bài tập 3

II.Đồ dùng:

- Các biểu đồ trong bài học

III.Các hoạt động dạy học:

A.Bài cũ

- Gọi 2 em đọc kết quả bài 2/32

- GV chấm vở bài tập

B.Bài mới

v Bài 1: Hs đọc đề bài,

-GV hỏi “Đây là biểu đồ biển diễn gì?"

- HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài

- Gọi hs trả lời các câu hỏi SGK

Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?

GV hỏi tương tự trên với các câu hỏi còn lại

v Bài 2: HS đọc đề bài quan sát biểu đồ

Biểu đồ biểu diễn gì?

Cột ngang biểu thị gì? Cột dọc cho biết gì?

Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?

HS làm bài vào vở BT

- Hs trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.

v Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi

- GV treo bảng phụ, cho học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán

- 1 học sinh khá giỏi lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào giấy nháp

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 2/10/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Toán : Luyện tập 
I.Mục tiêu:Giúp H:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2. HS khá giỏi làm được bài tập 3
II.Đồ dùng: 
- Các biểu đồ trong bài học 
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
- Gọi 2 em đọc kết quả bài 2/32
- GV chấm vở bài tập 
B.Bài mới
Bài 1: Hs đọc đề bài, 
-GV hỏi “Đây là biểu đồ biển diễn gì?"
- HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài 
- Gọi hs trả lời các câu hỏi SGK
Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
GV hỏi tương tự trên với các câu hỏi còn lại 
Bài 2: HS đọc đề bài quan sát biểu đồ 
Biểu đồ biểu diễn gì?
Cột ngang biểu thị gì? Cột dọc cho biết gì?
Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
HS làm bài vào vở BT
- Hs trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi
- GV treo bảng phụ, cho học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán
- 1 học sinh khá giỏi lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào giấy nháp
C.Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện..
- Trả lời đước các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của A-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II.Đồ dùng :
- Tranh minh họa bài TĐ
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn câu vần cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học 
A.Bài cũ :
Đọc thuộc lòng bài :Gà Trống và Cáo 
Trả lời câu hỏi (STK)
B.Bài mới 
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- Đọc mẫu 
- Hs đọc nối tiếp đoạn (2 đoạn)
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Hs đọc đoạn 1:
- Khi câu chuyện xảy ra Anđrâyca mấy tuổi?hoàn cảnh gia dình em lúc đó thế nào?
- Khi mẹ bảo Anđrâyca đi mua thuốc cho ông.thái độ của cậu thế nào?
- An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
*Hs đọc đoạn 2 
- Chuyện xảy ra khi An- đrây- ca mang thuốc về nhà ?
- Thái độ của Anđrâyca lúc đó như thế nào?
- An- đrây- ca lúc đó tự dằn vặt mình như thế nào?
- Câu chuyện cho em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nao?
3.Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 em hs đọc nối tiếp cả bài - Hs nhận xét cách đọc, tìm ra cách đọc hay 
- Gọi 2 em đọc lại 
- Gv hướng dẫn đọc đoạn văn 
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn trên 
- HD hs đọc phân vải 
- Thi đọc toàn truyện, tìm nội dung chính của bài .
C.Củng cố - dặn dò :
Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ dặt tên câu chuyện này là gì?
- Nếu gặp An- đrây- ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học - dặn về nhà đọc bài .
Kỷ thuật: 	(Giáo viên bộ môn)
Chính tả:	 Người viết truyện thật thà
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng chính tả sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của truyện ngắn Người viết truyện thật thà.
- Làm đúng BT 2(CT chung); BTCT phương ngữ 3 a/b.
II.Đồ dùng:
- Sách từ điển 
- Giấy khổ to và bút dạ 
III.Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ:
- GV đọc HS viết bảng con : lang ben, cái xẻng, leng keng, hàng xén, léng phéng 
- GV nhận xét, chữa những từ sai
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: SGV
2.HD viết chính tả:
a)Tìm hiểu nội dung chuyên môn
- HS đọc truyện
?Nhà văn Ban- giắc có tài gì?
?Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
b)HD viết từ khó
- HS tìm các từ khó trong bài 
- Y/c HS đọc và viết từ khó trong bài vào bảng con
c)HD trình bày :
Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại 
d)Nghe - viết: GV đọc rõ ràng, HS viết đúng chính tả 
e)Thu- chấm- nhận xét bài 
3. HS làm bài tập :
Bài 1: HS đọc đề bài
	HS làm bài tập vào vở
	GV chấm chữa 
Bài 2:HS đọc nội dung bài tập 
	GV hướng dẫn làm bài vào giấy to theo nhóm 4
	HS lam bài xong lên dán ở bảng 
	Chữa bài 
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả ,các từ láy tìm được
Ngày soạn: 3/10/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán: Luyện tập chung
I.Mục đích - yêu cầu: Giúp H ôn tập, củng cố về:
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỷ nào.
- Cả lớp làm được các bài tập 1; 2(a,c); 3(a,b,c); 4(a,b). HS khá giỏi làm được các bài tập: 2 (b,d); 3d; 4c và bài 5. 
II.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
- Chữa BT về nhà
- Gv nhận xét, ghi điểm
B.Luyện tập 
Bài 1 :
- H: đọc đề bài 
- Lớp làm vở + 1 em lên bảng làm 
- Nhận xét, chữa bài
2 hs nêu cách tìm số liền trước, liền sau của một số TN.
Bài 2 (a,c) câu b,d dành cho học sinh khá giỏi:
 - H: đọc nội dung bài tập
- Thảo luận nhóm 2(trả lời câu hỏi sgk)
- Gọi một số em nêu cách làm.
Bài 3 (a,b,c) câu d dành cho học sinh khá giỏi:
- Hs đọc đề
- Thảo luận nhóm 4 - đọc nhau nghe .
- GV gọi một số em trả lời câu hỏi 
Bài 4 (a,b) câu c dành cho học sinh khá giỏi:
- Hs đọc đề bài 
- Hs làm miệng
Bài 5: Dành cho học sinh khá giỏi
- Gv cho học sinh đọc yêu cầu của đề; HS tự làm bài vào giấy nháp.
- GV tổ chức cho học sinh chữa bài
	Các số tròn trăm lớn hơn 540 và nhỏ hơn 870là: 600; 700; 800
	Vởy x là: 600; 700; 800.
C.Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn về nhà làm bt vào vở, xem lại cách làm.
Luyện từ và câu:	 Danh từ chung và danh từ riêng
I.Mục đích- yêu cầu : 
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II.Đồ dùng:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam ( có sông Cửu Long ),tranh ảnh vua Lê Lợi 
- Giấy khổ to kẽ sẵn hai cột danh từ chung và danh từ riêng, bút dạ 
- Viết bài tập 1 phần nhận xét lên bảng 
III.Các hoạt động dạy- học :
A.Bài cũ:
- Danh từ là gì?Cho ví dụ ?
- HS tìm các danh từ trong các đoạn văn sau : 
“Vua Hùng bánh giầy mấy đôi”
GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Phần nhận xét :
Bài 1: HS đọc nội dung bài đọc
	GV hướng dẫn và làm mẫu 
	HS trao đổi theo cặp ,làm vào vở bài tập 
	Gọi một em lên bảng chữa, cả lớp nhận xét ,bổ sung
Bài 2:HS đọc nội dung bài tập 
HS :lớp đọc thầm so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ 
GV : Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông,vua được gọi là danh từ chung
	Những tên riêng của một loại sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng 
Bài 3:HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau 
3.Ghi nhớ:
Thế nàolà danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ ?
Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
4.Luyện tập :
Bài 1:HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
	Thảo luận nhóm 
	Đại diện nhóm trình bày 
	HS nhận xét, bổ sung,GV kết luận
Bài 2: HS đọc bài tập 
	Lóp làm vào vở, 1 em lên bảng 
	GV chấm bài chữa bài 
C.Củng cố - dặn dò :
- 1 em đọc lại ghi nhớ 
- Nhận xét giờ học .
Lịch sử: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
I.Mục đích- yêu cầu : 
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi sách bị Tô Định giết hại.
+ Diễn biến: Màu xuân năm 40 tại của sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- II.Đồ dùng :
- Hình trong SGK phóng to.
- Lựơc đồ khởi nghĩa HBT
- Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta.
- Nhân dân ta đã phản ứng ra sao? Em hãy kể một số cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Gọi hs đọc đoạn đầu: GV giải thích “Giao Chỉ “
- Gv đưa ra vấn đề, hs thảo luận nhóm đôi.
Khi tìm nguyên nhân của cuộc k/n Hai Bà Trưng đã có hai ý kiến .
- Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt thái thú Tô Định
- Do Thi Sách , chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại 
Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?
- Hs trình bày bổ sung - >Kết luận: SGV
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV giải thích :Cuộc khởi nghĩa HBT diễn ra trên phạm vi rất rộng lược đò chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa .
- Hs dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa .
- 1, 2 hs lên bảng dựa vào lược đồ để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa .
Hoạt động 3:làm việc cả lớp
- Khới nghĩa HBT thắng lợi có ý nghĩa gì?(SGV)
C.Củng cố - dặn dò :
Em hãy nêu một tên phố, đường, đền thờ hoặc địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa HBT?
Hs đọc phần bài học .
Thể dục:	(Giáo viên bộ môn)
Địa lí: 	 Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh
+ Khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk Lâm Viên, Di Linh.
- HS khá giỏi nêu được đặc điểm mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về tư liệu về các cao nguyên Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
	*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- T chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bane đồ điạ lí tự nhiên Việt Nam và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- T yêu cầu H chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- T gọi H lên bảng chỉ.
	*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
- T chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên.
- T yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên.
Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
Bước 3:
- T sửa chữa và bổ sung
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
	*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bước 1:
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 trong SGK, từng H trả lời các câu hỏi sau:
	+ ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng n ... ố - dặn dò :
- GV nhận xét chung về tiết học 
- Dặn HS xem trước bài : Lời ước dưới trăng .
Tập làm văn: Trả bài văn viết thư
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cụ rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả)
- Tự sữa được các lỗi trong bài viết theo hứng dẫn của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đề bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. T nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- T dán giấy viết đề bài lên bảng.
- Nhận xét kết quả bài làm:
	+ Những ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục lá thư, ý diễn đạt.
	+Những hạn chế: còn một số em chưa xác định được yêu cầu của bài, cách dùng từ, câu chưa được, bài viết chưa hay.
- T thông báo điểm.
	2. Hướng dẫn H chữa bài.
- H đọc lời nhận xét của T.
- H viết lại những lỗi sai vào vở.
	3. Hướng dẫn H học tập những đoạn thư hay, lá thư hay.
- T đọc những đoạn thư hay, lá thư hay của các bạn trong lớp cho H nghe.
- H trao đổi và rút kinh nghiệm cho mình.
	4. Củng cố, dặn dò.
- T nhận xét tiết học, biểu những lá thư viết hay.
- Yêu những H viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
Khoa học:	phòng một số bệnh
do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu:
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
	+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
	+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám chữa trị kịp thời
II. đồ dùng dạy học: 
Các hình minh hoạ trang 26, 27 SGK
III. các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:	
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài
- Các hoạt động
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên
GVPHan nhóm – giao nhiệm vụ
Quan sát Hình 1, 2 SGK trang 26 nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
HS thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày
HS nhận xét bổ sung
GV kết luận: Nếu ăn không đủ lượng, đủ chất, đặc biệt là thiếu chất đạm -> suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết bệnh ào do thiếu dinh dưỡng ?
HS trả lời.
GV Kết luận: Cần ăn đủ lượng và đủ chất. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 6/10/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Toán: Phép trừ
I.Mục đích - yêu cầu: Giúp H củng cố về:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
- Cả lớp làm được bài tập 1; 2 (dòng 1); 3. HS khá giỏi làm được bài tập 2(dòng 2); 4
II.Đồ dùng : 
- Hình vẽ như BT 4, vẽ trên bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Chữa BT về nhà 
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
B.Bài mới:
1 .Củng cố kĩ năng làm tính trừ 
- GV ghi phép trừ lên bảng
865279 - 450237 = ? 
Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào?
+ Đặt tính : Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các hàng thẳng cột với nhau .
+ Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
2.Thực hành :
Bài 1 :
- Đọc yêu cầu 
a) HS làm nháp từng phép tính ,sau đó gọi từng em nêu cách làm 
- HS cả lớp đối chiếu bài ,chữa bài 
b) HS làm bảng con 
Bài 2 (dòng 1; dòng 2 dành cho học sinh giỏi) :
- H đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở
- GV chấm bài , chữa bài 
Bài 3 : 
HS đọc đề bài
1315 km
1730 km
? km
Hà nội
TP. Hồ Chí Minh
 Gv tóm tắt đề bài:
Gợi ý cách giải :Bài toán cho biết gì ?Hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở BT ,một em lên bảng làm 
- GV chấm 1 số bài ,chữa bài trên bảng lớp 
Bài 4 :HS đọc đề bài 
- HD : + Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
 + Muốn tìm số cây cả hai năm trồng được ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở , 1 em lên bảng làm 
- GV chấm , chữa bài
C.Củng cố - dặn dò :
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào
- Về nhà làm BT 1,2 vào vở .
Luyện từ và câu: 
Mở rộng vốn từ trung thực - tự trọng
I.Mục đích - yêu cầu : 
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự trọng (BT1, BT2)
Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu với mỗi từ trong nhóm (BT4).
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 
II.Đồ dùng :
- Bảng lớp viết sẵn BT 1 
- Từ điển 
- Giấy khổ to, bút dạ 
III.Các hoạt động dạy - học :
A.Bài cũ :
- Viết 5 danh từ chung 
- Viết 5 danh từ riêng 
- Nhận xét cho điểm 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Thảo luận nhóm 2 - làm vào vở BT
- Gọi HS lên bảng chữa bài ,nhận xét bổ sung 
- Đối chiếu bài làm , chữa bài .
Bài 2 :
- HS đọc nội dung bài tập 
- Tổ chức chơi : 1 bên nêu nghĩa , 1 bên nêu từ( nếu nhóm nói sai 1 từ lập tức dừng lại gọi nhóm kế tiếp )
- GV kết luận lời giải đúng 
Bài 3 :
- HS đọc đề 
- Đề yêu cầu gì ?
- HS sinh hoạt nhóm 4 ,viết vào giấy to
- Các nhóm trình bày
- Chấm chữa bài 
Bài 4:
- HS đọc đề 
- Làm vào vở nháp
- Gọi một số em nêu câu đã đặt 
C.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài tiết sau
 ______________________________
Tập làm văn: 
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I.Mục đích - yêu cầu : 
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranhđể kể lại được cốt truyện.
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2). 
II.Đồ dùng :
- Tranh minh họa cho truyện (phóng to)
- Bảng lớp kẻ sẳn các cột, đoạn, hành động nhân vật, lời nói nhân vật, ngoại hình nhân vật, lưỡi rìu vàng, bạc, sắt .
III.Các hoạt động dạy - học :
A.Bài cũ:
- HS đọc ghi nhớ tiết trước 
- Gọi 1 HS kể chuyện “Hai mẹ con và bà tiên “
 - GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: SGV 
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 
- HS đọc yêu cầu đề bài 
- GV dán 6 bức tranh lên bảng ,HS đọc thầm phần lời dưới bức tranh ,trả lời câu hỏi
 Truyện có những nhân vật nào ?
 Câu chuyện kể lại chuyện gì ?
Truyện có ý nghĩa gì ?
GV tóm tắt nội dung câu chuyện 
HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh 
HS kể trong nhóm 2 
HS kể trước lớp ,lớp nhận xét bổ sung 
GV nhận xét cho điểm 
Bài 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ tranh .nhân vật nói gì, làm gì, ngoại hình nhân vật thế nào, chiếc rìu bằng gì ?
- HD học sinh làm mẫu tranh
- Nhân vật làm gì ?
- Nhân vật nói gì ?
- Ngoại hình nhân vật ?
Lưỡi rìu sắt như thế nào?
- HS trả lời ,GV ghi ý chính .
- Gọi 2- 3 em kể lại nội dung tranh 1
* Tranh 2.3.4.5.6
- HS kẻ bảng .trả lời các câu hỏi gợi ý vào giấy 
- GV chốt lại .dán bảng các phiếu về nội dung từng đoạn
- HS tập kể chuyện theo cặp 
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn kể toàn truyện
C.Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài .
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : về nhà viết lại câu chuyện đã kể .
Đạo đức: 	(Giáo viên bộ môn)
Sinh hoạt lớp
I.Yêu cầu: 
- Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về học tập, lao động và các hoạt động khác.
- HS có ý thức sửa chữa và phát huy những điểm tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần.
2.GV nhận xét chung:
Nhìn chung hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt. Hầu hết các em đã học bài và làm bài trước khi lên lớp. 
- Các hoạt động khác:
Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp.
3.Kế hoạch tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm của tuần này 
- Khắc phục những khuyết điểm 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
4. Chuyên mục ATGT: 
Giao thông đường thuỷ và phương
tiện giao thông đường thuỷ
a. Mục tiêu:
- HS biết mặt nước cũng là một loại hình giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và rất quan trọng.
- HS biết tên gọi các phương tiện giao thông đường thuỷ, các loại biển báo hiệu giao thông đường thuỷ.
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới 
- Giáo viên giới thiệu ngoài giao thông đường bộ người ta còn có thể đi lại bằng đường thuỷ.
- GV sử dụng bản đồ để giới thiệu các sông ngòi và đường biển nước ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông đường thuỷ
- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và kể tên các laọi tàu thuyền đi trên mặt nước mà em đã thấy
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh biết nười ta có thể đi lại bằng đường thuỷ; ở nước ta có nhiều kêng rạch, sông ngòi và bồ biển nên rất thuận tiện cho việc giao thông đường thuỷ.
- GV giảng cho học sinh biết tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác tạo thành một mạng lưới giao thông gọi là giao thông đường thuỷ.
- Người ta chia giao thông đường thuỷ thành hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển
Hoạt động 3: Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh biết để đi lại trên mặt nước cần có phương tiện giao thông riêng
- Học sinh phát biểu ý kiến; giáo viên ghi lại:
+ Thuyền: Thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm
+ Bè, mảng: là loại ghép những cây tre gõ để chuyển từ trên rừng về theo đường sông suối.
+ Phà
+Thuyền
+ Ca nô
+ Tàu thuỷ
+ Tàu cao tốc
+ Sà lan
+ Phà máy
- Gv cho học sinh xem một số tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông đường thuỷ
Hoạt động 4: Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ nội địa
GV nêu: trên mặt nước cũng có nhiều phương tiện tham gia giao thông vì vậy nguy cơ tai nạn xảy ra rất nhiều vì vậy người ta phải dùng các biển bấo để điều khiển sự đi lại
Giáo viên trao các bảng báo hiệu về giao thông đường thuỷ và giới thiệu cho học sinh
+ Biển cấm đậu
+ Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua
+ Biển cấm rẽ phải (cấm rẽ trái)
+ Biển báo được phép đậu
+ Biển báo phía trước có bến phà
GV: Đường thuỷ cũng là một loại đường giao thông, có nhiều phương tiện đi lại. Do đó cần có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn. Biển báo hiệu GTĐT cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo GTĐB.
c. Củng cố:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc