Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 7

Toán: LUYỆN TẬP

I.Mục đích-yêu cầu: Giúp H củng cố về:

- Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

- Cả lớp làm được bài tập 1;2;3. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4; 5.

II.Hướng dẫn dạy-học:

A.Bài cũ

 Hs chữa BT về nhà + chấm vở

B.Bài mới:

v Bài 1: Thử lại phép cộng

a)GV viết: 2416 + 5146 = ?

- Yc hs đặt tính và thực hiện phép tính (như sách)

- Hs nhận xét bài làm của bạn

Vì sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng (sai)

- Gv nêu cách thử: Lấy tổng - số hạng =số hạng kia

b) Hs làm theo mẫu vào bảng con

- Gv nhận xét, chữa bài

v Bài 2: Thử lại phép trừ

a) Gv hướng dẫn như bài 1

Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào?

b)Hs làm nháp

- 1 em lên bảng làm

- Gv chữa bài, nhấn mạnh cách thử

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7
Ngày soạn: 9/10/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Toán: Luyện Tập
I.Mục đích-yêu cầu: Giúp H củng cố về:
- Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- Cả lớp làm được bài tập 1;2;3. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4; 5.
II.Hướng dẫn dạy-học:
A.Bài cũ
 Hs chữa BT về nhà + chấm vở
B.Bài mới:
Bài 1: Thử lại phép cộng 
a)GV viết: 2416 + 5146 = ?
- Yc hs đặt tính và thực hiện phép tính (như sách)
- Hs nhận xét bài làm của bạn
Vì sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng (sai)
- Gv nêu cách thử: Lấy tổng - số hạng =số hạng kia
b) Hs làm theo mẫu vào bảng con
- Gv nhận xét, chữa bài 
Bài 2: Thử lại phép trừ 
a) Gv hướng dẫn như bài 1
Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào?
b)Hs làm nháp 
- 1 em lên bảng làm 
- Gv chữa bài, nhấn mạnh cách thử 
Bài 3: Tìm x
- Gv ghi từng phép tính lên bảng 
- Trong phép tính này thành phần nào chưa biết ?
Nêu cách tìm 
- hs làm bài, Gv chấm, chữa
Bài 4: (Dành cho học sinh khá giỏi)
- Gv cho học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn cách làm; HS tự làm vào vở, GV tổ chức chữa bài:
Bài giải:
Ta có: 3143>2428. Vậy:
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3143- 2428 = 715m
	Đáp số: 715m
Bài 5: (Dành cho học sinh khá giỏi)
- Gv cho học sinh đọc đề bài
- Gv cho học sinh nêu số lớn nhất có 5 chữ số: 99 999; số bé nhất có 5 chữ số là: 10 000. Vậy hiệu của chúng là: 89 999
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
- Làm bài tập ở vở BT
Tập đọc: Trung thu độc lập 
I.Mục đích - yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đến trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II.Đồ dùng:
- Tranh minh họa trang 66 ( phóng to)
- Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thủy điện nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn câu văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
- Gọi 3 em đọc phân vai truyện chị em tôi và trả lời câu hỏi: Em thích chi tiết nào trong truyện nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, cho điểm 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài : SGV 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
- Đọc mẫu, chia đoạn ( 3 đoạn)
- Đọc tiếp nối nhau 
 Lượt 1:
 Lượt 2:Đọc đoạn + LĐ từ khó câu dài
 Lượt 3: Đọc đoạn + giải nghĩa từ .
- Đọc theo cặp
- 2 HS đọc to cả bài 
- GV đọc mẫu lần 2
b) Tìm hiểu bài
*Hs đọc đoạn 1:
- Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
- Đối với thiếu nhi Tết trung thu có gì vui?
- Đứng gác trong đêm Trung thu anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
* Đoạn 2:
 Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
Theo em cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
* Hs đọc đoạn 3
Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
3.Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- Hs nhận xét cách đọc tìm ra giọng đọc từng đoạn 
- HS đọc diễn cảm đoạn 2( SGV)
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2
- Nhận xét , cho điểm
- Thi đọc cả bài - GV nhận xét , cho điểm 
- Đại ý bài này nói lên điều gì ?
C.Củng cố - dặn dò:
- Bài văn cho thấy t/c của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? Em đã làm gì để ước mơ của anh chiến sĩ trở thành hiện thực 
- Nhận xét giờ học
Chính tả: Gà Trống và Cáo
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2 a/b.
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
- Hs viết vào bảng con 
- 1 em lên bảng viết sung sướng, sững sờ, sốt sắng, xôn xao.
- Gv nhận xét cho điểm 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ 
- Lời lẽ của gà với cáo thể hiện điều gì ?
Gà tung tin gì để cho cáo một bài học ?
Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
Hs tìm từ khó và luyện viết (phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, vườn gian dối )
c) Yêu cầu hs nhắc lại cách trình bày 
Câu 6 thụt vào 2 ô,chữ cái đầu dòng viết hoa 
- Viết hoa: Cáo, Gà
d) Viết bài-chấm-chữa 
Bài tập (2b)
- Hs đọc yêu cầu 
- Hs thảo luận nhóm đôi-ghi vào vở BT
- Gọi vài em chữa bài 
Bài 3a: hs đọc yêu cầu và nội dung 
- HS suy nghĩ làm bài vào vở BT
- Chấm-chữa bài (ý chí-trí tuệ)
- Hs đặt câu
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chữa bài vào vở
Ngày soạn: 10/10/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán: Biểu thức có chứa hai chữ 
I.Mục đích-yêu cầu: Giúp H:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Cả lớp làm được bài tập: 1; 2(a,b); 3((hai cột). Học sinh khá giỏi làm được bài tập 2c; 3(cột 3); và bài 4.
II.Đồ dùng:
Bảng đã viết sẵn ví dụ và kẻ bảng: SGK
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ 
a) Ví dụ: Hs đọc 
- Muốn biết số cá của hai anh em câu được ta làm thế nào?
(lấy số cá của anh cộng với số cá của em)
Gv treo bảng số và nói : Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì cả 2 anh em câu được bao nhiêu con?(a+ b con)
GV: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ .
b) Giá trị của biểu thức chứa hai chữ 
Nếu a=3 và b= 2 thì a+b= bao nhiêu?
5 là một giá trị của biểu thức a+b
Gv hướng dẫn làm tương tự với các trường hợp khác
Khi biết giá trị cụ thể của a và b , muốn tính giá trị của biểu thức a+b ta làm thế nào?
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?
2.Luyện tập 
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS làm như ví dụ câu b thêm đơn vị
Bài 2(a,b và câu c cho học sinh khá giỏi): 
- Làm tương tự bài 1 
Bài 3 (cột 1,2 và cột 3 dành cho học sinh khá giỏi): 
- Đọc yêu cầu 
 - GV làm mẫu
 - HS làm bài , chấm chữa 
Bài 4: (Dành cho học sinh khá giỏi)
- Gv cho học sinh làm vảo sách bài tập toán
- Học sinh nêu kết quả từng cột.
GV nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Làm BT ở vở BT
Luyện từ và câu: Cách viết tên người,
tên địa lí Việt Nam
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN.
- Biết vận dụng hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN; tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
- Học sinh khá giỏi làm được đầy đủ BT 3
II.Đồ dùng :
- Bản đồ hành chính của địa phương 
- Giấy to, bút dạ
- Phiếu kẻ sẳn tên người tên địa lí 
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Bài cũ:
- Đặt câu với từ: tự tin, tự ti, tự trọng
- Nhận xét cho điểm 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nhận xét:
- GV viết sẵn trên bảng lớp 
- Hs đọc nội dung BT
- Nhận xét cách viết ?
Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào?
- Khi viết tên người , địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
- Ghi nhớ: GV ghi bảng - Hs đọc lại.
- hs làm phiếu: viết 5 tên người, 5 tên địa lí Việt nam.
Tên người VN thường gồm những thành phần nào?
Khi ta viết cần chú ý điều gì?
3.Luyện tập 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu 
- hs tự làm vào vở, 1 em lên bảng viết.
Vì sao phải viết Hoa tiếng đó
Lưu ý: các từ số nhà, phường (xã), quận (huyện)?
Giải thích vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác không viết hoa.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài
a)Viết tên các huyện thị xã ở tỉnh em ở
b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh em 
( hs dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị để tìm)
- Gọi hs lên bảng trình bày nhận xét, bổ sung.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn học thuộc ghi nhớ, làm BT vào vở.
Lịch sử : Chiến thắng Bạch Đằng 
 do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
I.Mục đích- yêu cầu : 
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 939:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến trân Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống tên sông Bạch Đằng, nhử quân giặc vào bãi cọc để tiêu diệt địch.
+ ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
II.Đồ dùng:
- Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập 
III.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( phiếu ht)
- Gv yêu cầu hs điền dấu X vào ô  những thông tin đúng về Ngô Quyền .
 + Ngô Quyền là người làng Đường Lâm 
 + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ 
 + Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán 
 + Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua 
- Gv yêu cầu một vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Hs đọc đoạn:” Sang đánh nước ta..thất bại “
Trả lời câu hỏi sau:
 Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
 Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì?
 Trận đánh diễn ra như thế nào?
 Kết quả trận đánh ra sao?
- Hs dựa vào Kq làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (thảo luận nhóm )
 Sau khi đánh tan quân Nam Hán . Ngô Quyền đã làm gì ? Đièu đó có ý nghĩa như thế nào?
- Hs thảo luận- kết luận: Mùa xuân 989 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa .Đất nước được độc lập sau 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Hs đọc bài học 
IV.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn : trả lời câu hỏi SGK, chuẩn tiết ôn tập .
Địa lí :	Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I.Mục tiêu:
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
- Học sinh khá giỏi quan sát tranh ảnh mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên.
II.Đồ dùng:
- Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
- 1 HS kể tên một số cao nguyên
- Mô tả cảnh màu khô và mùa mưa ở Tây Nguyên
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc chu ... ng tiêu hóa 
I.Mục đích - yêu cầu : 
- Kẻ tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị...
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
+ Giũ vệ sinh ăn uống
+ Giũ vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II.Đồ dùng :
- Hình trang 30 ,31 SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa 
- Mục tiêu : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh .
- Cách tiến hành :
Trong lớp có bạn nào từng đau bụng hoặc tiêu chảy ?
Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết ( tả, lị ..) 
GV nêu triệu chứng của bệnh : tiêu chảy, tả, lị 
GV nêu câu hỏi :Các bênh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?
GV kết luận : SGV 
Hoạt động 2 :Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .
*Mục tiêu :Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .
*Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm 4
Quan sát hình trang 30,31 SGK và trả lời câu hỏi :
Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đường tiêu hóa.
Đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác bổ sung
Hoạt động 3 :Vẽ tranh cổ động 
*Mục tiêu :Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh ,vận động mọi người cùng thực hiện
*Cách tiến hành : Theo nhóm 4 
- Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa 
Trình bày đánh giá sản phẩm 
GV kết luận 
4.Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét giờ học 
Âm nhạc: ôn tập hai bài hát em yêu hòa bình, 
 bạn ơi lắng nghe - ôn tập tđn số 1
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết vỗ tay theo bài hát.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ
- Tập biểu diễn hát
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn các hình tiết tấu, bài TĐN số 1 son la son, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Tổng quát - giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 em lên bảng đọc nhạc và lời bài TĐN số 1.
- 2 em lên bảng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại 2 bài hát đã học trong chương trình và TĐN lại bài số 1.
- Học sinh lắng nghe
b. Nội dung:
1. Ôn tập bài em yêu hòa bình
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ.
- Học sinh hát theo hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Gọi cá nhân, nhóm lên bảng hát kết hợp với 1 số động tác phụ họa.
- Cá nhân - nhóm lên bảng biểu diễn
2. Ôn bài hát bạn ơi lắng nghe
- Giáo viên cho học sinh ôn lại bài hát tương tự như bài em yêu hòa bình
- Hát ôn bài bạn ơi lắng nghe
3. Ôn tập đọc nhạc số 1
- Cho học sinh ôn tập cao độ
- Cho học sinh nhìn lên bảng bài tập đọc nhạc số 1 và đọc: 
- Học sinh luyện tập cao độ
Đồ - rê - mi - son - la - la - son - mi - rê - đô.
Đô - mi - son - la - la - son - mi - đô.
Cả lớp đọc, lời kết hợp cả nhạc và lời. 
Một dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời. 
Cho học sinh đọc nhạc - lời của bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo phách.
- Ôn lại bài TĐN số 1 son la son
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
4. Củng cố dặn dò 
- Cho cả lớp hát lại 2 bài ôn mỗi bài 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Ngày soạn: 13/10/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán: Tính chất kết hợp của phép cộng
I.Mục đích-yêu cầu: Giúp H:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu vận dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Cả lớp làm được bài tập 1a( dòng 2,3) 1b( dòng 1,3) ;bài 2. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 1a (dòng 1); 1b(dòng 2); 3.
II.Đồ dùng :
Bảng lớp kẻ sẳn như bảng SGK
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ :
- Chữa BT về nhà + chấm vở 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng 
- GV giới thiệu bảng đã kẻ 
- Cho giá trị của a= 5 ,b=4 ,c=6 .HS tính giá trị của (a+b) + c và a +( b+c)à so sánh kết quả của 2 biểu thức đó .
- Làm tương tự với các giá trị khác của a,b,c 
Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) 
GV viết ( a+ b) + c = a + (b+c) 
Tính chất : Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba 
Lưu ý : a+b+c = (a+b) +c = a+ (b+c)
2. Thực hành 
Bài 1: HS đọc yêu cầu đề bài 
GV hướng dẫn làm mẫu: 
 3245 + 146 + 1698
= 3400 + 1698
= 5098
HS làm bảng con (cột a dòng 2,3 và cột b dòng 1,3); HS khá giỏi làm các bài còn lại.
Bài 2 :
- HS đọc đề bài, tóm tắt 
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì ?
- HS làm bài 
- Chấm chữa bài
Bài 3 : (dành cho học sinh khá giỏi)
- Đọc yêu cầu đề bài 
- Gv cho học sinh làm vào vở.
- 3 học sinh lên bảng chữa bài
- Giáo viên nhân xét.
C.Củng cố - dặn dò :
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng 
- Nhận xét tiết học 
Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người
 tên địa lí Việt Nam
I.Mục đích- yêu cầu: 
- Vận dụng được những quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu của BT2.
II.Đồ dùng:
- Bản đồ địa lí Việt Nam 
- Phiếu in sẵn bài ca dao
- Giấy khổ to kẻ sẳn 4 hàng ngang .
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
Nêu qui tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam? cho ví dụ?
Một em viết tên và địa chỉ của gia đình em ?
B.Bài tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu, phần chú giải 
- Sinh hoạt nhóm 4 thảo luận gạch chân những từ viết sai và sửa lại vào giấy to
- Gọi 2 nhóm dán phiếu, trình bày .
- Các nhóm khác đối chiếu, chấm bài .
- Gọi vài em đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh
Quan sát tranh và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì ?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Treo bản đồ địa lí lên bảng 
- HS thảo luận viết vào phiếu (ND: ghi tên tỉnh thành phố thuộc trung ương, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử)
- Các nhóm trình bày, nhóm nào tìm được nhiều viết đúng tên thì được khen.
C.Củng cố-dặn dò :
- Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học
Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện 
I.Mục đích-yêu cầu : 
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tưởng.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II.Đồ dùng:
- Bảng lớp ghi sẳn đề bài ,3 câu hỏi gợi ý .
III.Các hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ:
- Gọi HS đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề “
- Nhận xét ,cho điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn làm bài tập :
- HS đọc đề - GV ghi 
- Phân tích đề bài 
- HS đọc gợi ý 
- HS trả lời câu hỏi - GV ghi ý chính 
Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ?Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ?
Em thực hiện từng điều ước như thế nào?
Em nghĩ gì khi thức giấc ?
HS tự làm bài ,sau đó 2 bạn kể cho nhau nghe 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- HS nhận xét ,GV cho điểm 
C.Củng cố-dặn dò :
- Nêu ý nghĩa câu chuyện 
- Nhận xét giờ học 
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- HS thấy ưu điểm để phát huy thấy khuyết điểm để khắc phục 
- Nêu gương sáng cho các em noi theo 
II.Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua:
- Ưu điểm: 
Đi học chuyên cần, đúng giờ
Vệ sinh lớp học sạch sẽ
Phầnlớn làm bài và học bài trước lúc đến trường
- Nhược điểm:
Một số ngày vệ sinh khu vực chưa sạch 
Một số em chưa chăm chỉ trong học tập 
Ngồi trong lớp hay nói chuyện riêng.
Một số bạn thường quên sách vở đồ dùng học tập
2.Phương hướng tuần tới :
- Khắc phục nhưng tồn tại của tuần này 
- Học và làm bài trước khi đến lớp 
- Tuyên dương những gương tốt
- Một số bạn vắng học nhiều ngày cần cố gắng ghi chép bài đầy đủ
- Tiếp tục các hoạt động chào mừng ngày 15/10 và 20/10
3. Chuyên mục ATGT: 	An toàn khi đi trên các 
phương tiện giao thông công cộng
a. Mục tiêu:
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ, đậu để đón khách và trả khách.
- HS biết cách lên xuống các phương tiện giao thông công cộng một cách an toàn.
- Có kỹ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Ôn về giao thông đường thuỷ
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ các kiến thức đã học về giao thông đường thuỷ
Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe:
GV: Trong lớp ta ai đã có dịp tham gia giao thông bằng các phương tiện: ô tô khách, tàu hoả, tàu thuỷ
Bố mẹ em đưa các em đến đâu để mua vé và lên các phương tiện ấy.
Người ta gọi nơi ấy là gì?
Giáo viên theo dõi chốt lại các ý đúng và bổ sung giới thiệu cho học sinh biết về bến xe, ga tàu, sân bay, bến cảng.
Học sinh liên hệ các nhà ga, bến xe, bến tàu có ở địa phương.
ở nơi đó có chổ cho mọi người ngồi đợi gọi là gì?
Nơi bán vé gọi là gì?
GV: Ai muốn tham gia các phương tiện giao thông công cộng đều phải mua vé; khi ở phòng đợi khi ta không nên đi lại lộn xộn, nói to ảnh hưởng đến người khác.
Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe
Gv nêu câu hỏi để học sinh biết các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng
Dựa trên các câu trả lời của học sinh giáo viên kết luận
Khi lê xuóng xe, tàu phải chờ khi xe tàu đã dừng hẳn.
Khi lên xuống không xô đẩy chen lấn
Phải bám chắc vào thành xe tay vịn và nhìn xuống chân
Hoạt động 4: Ngồi ở trên tàu xe
Cho học sinh hoạt động nhóm
Gv nêu câu hỏi gợi ý và đưa ra các tình huống để học sinh thảo luận
Đi tàu chạy nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên xuống	Ê
Đi tàu, ca nô đứng tựa vào lan can cúi nhìn xuống nước	Ê
Đi thuyền (đò) thò chân xuống nước, hoặc cúi xuống rửa tay	Ê
Đi ô tô thò đầu qua cửa sổ	Ê
Đi ôt tô buýt không bám vào tay vịn	Ê
Đại diện các nhóm trả lời, giáo viên kết luận khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng cần:
Không thò đầu, tay qua ciửa sổ.
Không ném các đồ vật qua cửa sổ.
Hành lý xếp đúng nơi quy định
c. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Nhắc học sinh thực hiện đúng các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc