Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

I- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt cửa tổ chức UNICEP ( u – ni – xép ) . biết đọc đúng một bản tin ( thông báo tin vui ) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài

3. Nắm được nội dung chính của bản tin : cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc , tranh vẽ an toàn giao thông học sinh trong lớp tự vẽ ( nếu có ).

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đúng

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007
Bài: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
Môn: tập đọc 
Tiết: 47
I- MỤC TIÊU: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt cửa tổ chức UNICEP ( u – ni – xép ) . biết đọc đúng một bản tin ( thông báo tin vui ) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
Hiểu các từ ngữ mới trong bài
Nắm được nội dung chính của bản tin : cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc , tranh vẽ an toàn giao thông học sinh trong lớp tự vẽ ( nếu có ). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đúng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra 2- 3 học sinh đọc thuộc lòng 1 khổ thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
- Thực hiện theo yêu cầu .
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Bản tin vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo đại đoàn kết , thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề em muốn sống an toàn . bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin , nội dung tóm tắt của một bản tin , cách đọc một bản tin 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
GV hướng dẫn HS xem các bức tranh học sinh vẽ (minh họa bản tin trong SGK ); giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài 
GV đọc mẩu bản tin với giọng thông báo tin vui, rõ ràng , rành mạch, tốc độ khá nhanh 
b) Tìm hiểu bài 
Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? 
Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em?
Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng là gì ?
Chốt: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng:
Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc 
Tóm tắt thật gọn gàn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin 
c) Luyện đọc lại 
GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui : nhanh, gọn, rõ ràng 
GV đọc mẩu đoạn tin sau :
Được phát độngkiên giang
Sau đó,hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin .
HS lắng nghe
1,2 HS đọc 6 dòng mở đầu bài đọc . từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) ; đọc 2,3 lượt 
- HS luyện đọc theo cặp. 1-2 HS đọc cả bài
- HS tiếp nối nhau trả lời
- HS đọc thầm 6 dòng in đậm ở đầu bản tin vẽ về cuộc sống an toàn, phát biểu 
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin . 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
GV nhận xét tiết học . 
Yêu câu học sinh về nhà luyện đọc bản tin trên.
Bài: HỌA SĨ TƠ NGỌC VÂN 
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: 
Nghe – viết chính xác, trình bài đúng bài chính tả Họa sĩ Tô Ngọc Vân 
Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : trích, dấu hỏi- dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Ba, bốn từ phiếu khổ to viết nội dung BT 2a hay 2b
Một số tờ giấy trắng phát cho học sinh làm BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài 
Gọi 1 HS đọc những từ ngữ cần điền vào ô trống ở BT2 (tiết CT trước ) cho 2-3 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp (họa sĩ, nước Đức, sung sướng , không hiểu sao, bức tranh )
HS cũng có thể tự nghĩ 5-6 từ có hình thức CT tương tự để đố các bạn viết đúng .
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài. 
GV nêu MĐ.YC cần đạt được của tiết học 
2. Hướng dẫn HS nghe – viết 
Đọc bài chính tả Họa sĩ tô Ngọc Vân và các từ được chú giải .
Hỏi : Đoạn văn nói điều gì ? 
GV nhắc các em chú ý những chữ cần viết hoa: 
(Tơ Ngọc Vân , Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đơng Dương, Cách mạng tháng Tám , Aûnh mặt trời , Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ ) những từ ngữ mình dễ viết sai ( hỏa tuyến .) , 
- Cho luyện viết chữ khĩ . 
GV đọc từng câu cho HS viết , lưu ý cách trình bày.
GV đọc lại bài. 
Chấm chữa 7- 10 bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: 
Nêu yêu cầu của BT , cho HS lần lượt làm bài 2a , 2b 
Dán lên bảng 3-4 tờ phiếu : mời HS lên bảng thi làm bài, từng em đọc kết quả. 
GV nhận xét , chốt lại lời giảng :
 Đoạn A : lưu ý cách viết từ truyện và chuyện (như SGV )
Đoạn B : lưu ý cách viết dấu hỏi , dấu ngã . 
Bài tập 3 
GV phát giấy cho một số HS 
GV chốt lại lời giải đúng. 
- HS theo dõi trong sgk , xem ảnh chân dung Họa sĩ Tô Ngọc Vân 
HS đọc nhanh lại bài chính tả HS (ca ngợi TÔ NGỌC VÂN là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến)
- Viết bảng lớp , vở nháp 
- Viết bài 
HS soát bài từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau , tự sữa lỗi bên lề vở 
HS trao đổi cùng bạn để làm bài 
1 HS đọc yêu cầu của BT , làm bài vào vở hoặc VBT 
3,4 HS làm bài trên giấy đồng thời dán nhanh kết quả làm bài tập lên bảng lớp. Giải thích kết quả.
Giấy , vở BT
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
GV nhận xét tiết học 
Yêu cầu HS nghi nhớ những từ ngữ vừa luyện tập để không viết sai chính tả. 
Dặn HTL các câu đố ở BT3 , đố lại em nhỏ. 
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2007
Bài: LUYỆN TẬP 
Môn: TOÁN 
Tiết: 116
I- MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Củng cố về phép cộng các phân số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách thực hiện phép cộng các phân sốkhác mẫu số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 115.
GV nhận xét và cho điểm HS 
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bày mới
1. Giới thiệu bài mới 
Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài tập toán luyện tập về phép cộng các phân số 
Nghe GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Cộng phân số cùng mẫu số 
GV yêu cầu HS tự làm bài 
HS làm bài vào vở bài tập 
GV yêu cầu HS đọc kết quả bài làm của mình 
1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2: cộng phân số khác mẫu số
GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
Thực hiện phép cộng các phân số.
Cho nhận biết các phép tính đều là các phân số khác mẫu số ?
Quan sát , nhận xét , nêu ý kiến.
Cho nêu các bước cần thực hiện .
Quy đồng mẫu số rồi tính .
GV yêu cầu HS làm bài, trìng bày đủ các bước quy đồng ( làm tắt ), tính 
2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể trình bày bài như sau :
 = + = = 
GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS 
- HS theo dõi GV chữa bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Bài 3 : Rút gọn rồi tính .
Cho nêu yêu cầu của bài tập 
- 1,2 HS nêu
Cho HS nhận biết mục đích của việc rút gọn để cĩ 2 phân số có cùng mẫu số.
Yêu cầu HS tự làm bài .
- Nhận xét , nêu cách rút gọn và mục đích việ rút gọn các phân số 
-1,2 HS làm bảng lớp , cả lớp làm vở .Cách trình bày :
 = + = 
GV nhận xét bài làm của HS 
-Nhận xét bàng lớp , đổi chéo vở chấm bài .
Bài 4 : Giải tĩan
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- 1HS đọc đề bài trước lớp .
GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
- 1HS tóm tắt bằng lời trước lớp 
Hỏi :Bài tĩan cĩ dạng gì?( Tìm tổng ), Nêu cách thực hiện. 
- HS lần lượt trả lời .
GV yêu cầu HS làm bài . trình bày theo cách tìm tổng .
1HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập 
Tóm tắt
Tập hát : 3/7 số đội viên 	số đội viên ?
Đá bóng : 2/5 số đội viên 
Bài giải
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là :
 + = (số đội viên chi đội )
Đáp số : số đội viên 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
GV tổng kết tiết học . 
Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
Bài: GIỮ GÌN CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG 
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS
 - Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động .
 - Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất .
 2. Thái độ :
 - Kính trọng, biết ơn người lao động .
 - Đồng tình, noi gương những người bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những người bạn chưa có thái độ đúng với người lao động 
3. Hành vi : Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động 
- Nội dung ô chữ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ 
Yêu cầu HS báo cáo kết quả điều tra tại địa phương về hiện trạng , về vệ sinh của các công trình công cộng 
HS trình bày 
Nhận xét bài tập về nhà của HS 
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung 
Tổng hợp các ý kiến của HS 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1/ Trò Chơi Ô Chữ Kì Diệu.
GV đưa ra ba ô chữ cùng các lời gợi ý kèm theo (Lưu ý : Nếu sau 5 lần gợi ý, HS dưới lớp không đoán được, GV nêu gợi ý viết 1, 2 chữ cái vào ô chữ hoặc thay bằng ô chữ khác ).
HS cả lớp là phải đoán xem ô chữ đó là những chữ gì ?
GV phổ biến quy luật chơi 
HS lắng nghe 
GV tổ chức cho HS chơ ...  xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh,sạch đẹp.
 - Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết dàn ý của bài kể. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ
Kể một câu chuyện em đã được nghe theo chủ đề tiết 23.
Nhận xét , cho điểm 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích yêu cầu tiết học .
GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà như thế nào.
2. Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
Viết đề bài lên bảng lớp,
Cho HS đọc lại và nêu những từ ngữ quan trọng :
 Em (hoặc người xungquanh) đã làm gì đễ góp phần giữ xóm làng(đường phố,trường hoc) xanh,sạch, đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó.
3. Thực hành kể chuyện
GV mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài KC, nhắc HS chú ý kểchuyện có mở đầu - diễn biến–kết thúc
KC theo cặp. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn ,góp ý .
Thi KC trước lớp, trao đổi ý nghjĩa nội dung câu chuyện , bình chọn người kể chuyện hay :
+ Treo bảng ghi yêu cầu kể chuyện 
+ Cho HS lần lượt lên kể .
- Nhận xét, khuyến khích , động viên HS có tiến bộ , cố gắng . 
- 2 HS thực hiện , cả lớp nhận xét 
- lắng nghe .
- trình bày phần chuẩn bị
-1 HS đọc đề bài.
- xác định trọng tâm đề
-3 HS lần lượt đọc các gợi ý 1,2,3.
-HS kể chuyện người thực ,việc thực.
+ Một vài HS tiếp nối nhau thi kể. và đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . 
-Cảlớp nhận xét ,bình chọn bạn kể sinh động nhất 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
GV nhận xét tiết học.
Yêu câu HS về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện các em vừa kể ở lớp;chuẩn bị trước cho bài kể chuyện những chú bé không chết(tuân25) bằng cách xem trước tranh minh họa, đọc gợi ý dưới tranh.
Bài: TÓM TẮT TIN TỨC 
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 48
I- MỤC TIÊU: 
 - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
 - Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một tờ giấy viết lời giải BT1 ( phần nhận xét )
 - Bút dạ và 4, 5 tờ giấy khổ to để HS làm BT1,2 ( phần luyện tập )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ 
Đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh ( BT2 tiết TLV trước ).
- 2 HS thực hiện cả lớp theo dõi .
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới 
1. Giới thiệu baiø
.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết tóm tắt tin tức .
Phần nhận xét 
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của BT1 .
Cho HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
- Chốt ý 
 a, 4 đoạn của bản tin ( xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) 
 b, GV dán tờ giấy đã ghi phương án trả lời ( như SGV ):
 c, GV dán tờ giấy đã ghi phương án tóm tắt (3 câu như SGV nêu)
Bài tập 2 
GV hướng dẫn trao đổi , đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ 
3. Phần ghi nhớ : Cho HS đọc 
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1
Cho HS đọc yêu cầu BT .
Phát giấy khổ rộng cho một vài HS khá, giỏi.
Bài tập 2
Cho HS làm bài trên giấy lên trình bày kết quả . 
Nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn ngọn, đủ ý nhất. hay nhất. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc yêu cầu .
HS đọc thầm bản tin trả lời yêu cầu a
HS trao đổi với bạn, thực hiện yêu cầu b ,
 viết vào vở hay VBT. HS đọc kết quả trao đổi trước lớp : các sự việc chính , tĩm tắt mỗi đoạn 
HS suy nghĩ , viết nhanh ra nháp trả lời tóm tắt toàn bộ bản tin . HS phát biểu .
- HS đọc yêu cầu của BT2 , tự thực hiện các yêu cầu
-3,4 HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc 6 dòng in đậm ở bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn , để nhớ cách tóm tắt thứ hai ( tóm tắt bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật nhằm gây ấn tượng , giúp người đọc nắm nhanh thông tin ). 
Một HS đọc nội dung BT1 . 
Cả lớp đọc thầm bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới , 
Thảo luận nhĩm 2 dựa vào phần nhận xét để tóm tắt bản tin. 
HS phát biểu ý kiến 
HS đọc yêu cầu của BT
HS để làm bài thiên nhiên thế giới .
Vài HS làm bài trên giấy khổ rộng. HS phát biểu ý kiến. Những HS làm bài trên giấy trình bày cách tóm tắt của mình . 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
- Một HS nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt bản tin , cách tóm tắt bản tin. 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở tóm tắt bản tin VỊNH HẠ LONG được tái công nhận . ; đọc trước nội dung tiết LTV tuần 25 , tìm hiểu để viết được 1 tin về hoạt động của chi đội , liên đội, của trương học hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi các em ở ( BT3, tiết TLV tới ) 
Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT : CHIM SÁO
 ÔN TẬP TĐN Số 5, số 6
Môn: ÂM NHẠC 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: 
HS ôn tập, trình bày bài chim sáo theo hình thức : đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca .trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. 
HS ôn tập , trình bày bài TĐN số 5, số 6 kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và gõ đệm với 2 âm sắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Nhạc cụ quen dùng, máy ghe, băng, đĩa nhạc bài chim sáo.
Tranh ảnh minh họabài chim sáo .
Đàn giai điệu và đệm hát bài TĐN số 5, số6. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV ghi nội dung ôn tập bài chim sáo .
HS chuẩn bị đồ dùng học tập 
GV hướng dẫn HS tập hát với tốc độ : hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải, để rèn luyện về nhịp độ cho các em .
HS thực hiện 
GV chỉ định từng tổ trình bày bài hát chim sáo kết hợp gõ đệm với hai âm sắc.
Từng tổ trình bày
GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc .
HS thực hiện 
GV chỉ định một vài nhóm lên trước lớp trình bày bài hát chim sáo kết hợp vận động theo nhạc. 
Trình bày theo nhóm 
GV ghi nội dung ôn tập TĐN số 5, số 6
Oân tập bài TĐN số5 hoa bé ngoan 
HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách 
GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. 
GV chỉ định một vài nhóm trình bày trước lớp bài TĐN số5 – hoa bé ngoan, các em đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc 
Ôn bài TĐN số 6 múa vui .
Học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách 
GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo nhịp .
HS thực hiện 
GV yêu cầu từng tổ đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo nhịp .
Từng tổ thực hiện 
GV yêu cầu , gv hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
 Đọc nhạc , gõ tiết tấu 
GV yêu cầu từng nhóm xung phong trình bài TĐN số 6. các em đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. 
HS xung phong 
Bài: THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ.
 - Trình bày những đặc điểm của thành phố Cần Thơ là 1 trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ, lược đồ ĐB sông Cửu Long, TP Cần Thơ.
 - Tranh ảnh như trong SGK và sưu tầm được.
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi, các bảng, bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- GV treo lược đồ dồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên lược đồ TP HCM và nêu được vị trí của TP.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài học về TP HCM, em biết gì được về thành phố này?
- Đưa ra trên bảng các bảng từ và yêu cầu các HS ghép tên các địa danh nổi tiếng của TP HCM ở A với cột B.
 A B
 1. Khu du lịch a. Nhà Rồng 
 2. Chợ b. Suối Tiên 
 3. Sân bay c. Bến Thành 
 4. Công viên nước d. Tân Sơn Nhất 
 5. Bến cảng e. Đầm sen 
- GV nhận xét, đánh giá
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài: GV chỉ trên lược đồ ĐB NB, TP HCM là TP lớn nhất cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn. Đây là đầu mối quan trọng về giao thông, kinh tế của khu vực ĐB Nam Bộ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một thành phố lớn khác nằm ở vùng ĐB Sông Cửu Long. Đó là thành phố Cần Thơ.
2/ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
- GV treo lược đồ Þ HS quan sát và trả lời:
- TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào, giáp với tỉnh nào?
- 1 em lên chỉ trên lược đồ và nêu tên các tỉnh giáp với TP Cần Thơ?
- GV chốt ý: nêu vị trí, giới hạn của Tp. Cần Thơ ở ĐB SCL giáp với các tỉnh . . . . . . .
3/ Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của ĐBSCL.
- Em có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ?
- Hệ thống kênh rạch này tạo ĐK thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ?
- GV chốt ý: bằng đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không Tp. Cần Thơ tiếp nhận hàng nông sản, thuỷ sản rồi xuất đi các nơi khác trong nước và xuất khẩu.
- Tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ còn là trung tâm văn hoá, khoa học của ĐBSC.
+ Các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất . . .
- Em có biết câu thơ nào nói về sự mến khách của vùng đất Cần thơ không ?
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ ở SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Ôn tập”
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- 5 HS thực hành ghép
- Lớp nhận xét , bổ sung.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS quan sát , theo dõi.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- HS thảo luận theo cặp.
Kênh rạch ở Tp. Cần Thơ chằng chịt, chia cắt Tp. ra thành nhiều phần.
- Tạo đk để Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản
- Viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng suất chất lượng cao . . .
- Trường Đại học Cần Thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 t24 chuan KTKNtich hop.doc