Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 13 năm 2012

Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 13 năm 2012

Tập đọc

 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU :

 -Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki ); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dạn câu chuyện.

 -Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Xác định giá trị (Nhận biết được sự kiên trì , bền bỉ , lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người); Tự nhận thức được bản thân ( Biết đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của bản thân để hành động đúng) ; Qản lý thời gian ( biết quý trọng thời gian. )

 - Tìm và nêu được nhận xét về những sự việc thể hiện tính kiên trì, bền bỉ đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao của Xi- ôn –cốp –xki.

II.Phương tiện day – học:

+ GV: Tranh, bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

+ HS: Xem trước bài, SGK.

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường tiểu học Yang Hăn - Tuần 13 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY
MÔN
BÀI DẠY
ĐDDH
Thứ 2
11/11
Tập đọc
Toán 
ĐĐ 
KH
Người tìm đường lên các vì sao (Tích hợp GDKNS)
Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Hiếu thảo vớí ôngbà, chamẹ(tt)(Tích hợp GDKNS)
Nước bi ô nhiễm (Tích hợp GDMT )
Bảng phụ, tranh
Bảng phụ
Bảng phụ, thẻ từ 
Tranh , ảnh 
Thứ 3
12/11
LTVC
Toán
CT
Lịch sử
MRVT: Ý chí-Nghị lực
Nhân với số có ba chữ số
N-V.Người tìm đường lên các vì sao
Cuộc K/C chống quân Tống xâm lượt lần thứ II (1075-1077)
Bảng phụ, PBT
Bảng phụ, PBT
Bảng phụ, PBT
Bảng phụ, lược đồ
Thứ 4
13/11
Tập đọc Toán
TLV
KT
Văn hay chữ tốt (Tích hợp GDKNS)
Nhân với số có ba chữ số(tt)
Trả bài văn kể chuyện
Thêu móc xích
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ, tranh
Vải, chỉ , kim, vải,..
Thứ 5
14/11
LTVC
Toán 
KC
KH
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Luyện tập
Ôn tập các câu chuyện đã học (Giảm tải mới) 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm (Tích hợp GDMT+ GDSDNLTK&HQ + BĐKH)
Bảng phụ, tranh
Bảng phụ
Bảng phụ 
Bảng phụ, tranh , ảnh
Thứ 6
15/11
TLV
Toán 
Địa lí
HĐNG
SHTT
Ôn tập văn kể chuyện.
Luyện tập chung.
Người dân ở Đồng Bằng Bắc Bộ. (Tích hợp GDMT + BĐKH)
Vệ sinh môi trường
Sinh hoạt Tổng hợp
Bảng phụ
Bảng phụ
Tranh, bản đồ
Hệ thống câu hỏi, chổi
Tổng số lần sử dụng ĐDDH
 22
TUẦN 13
Ngày soạn: 7/11/2013 Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tiết 23 Tập đọc
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU :
	-Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki ); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dạn câu chuyện.
	-Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	- Xác định giá trị (Nhận biết được sự kiên trì , bền bỉ , lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người); Tự nhận thức được bản thân ( Biết đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của bản thân để hành động đúng) ; Qản lý thời gian ( biết quý trọng thời gian. )
	- Tìm và nêu được nhận xét về những sự việc thể hiện tính kiên trì, bền bỉ đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao của Xi- ôn –cốp –xki.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học: . 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1 Khởi động: 
2. Bài cũ: Y/cầu 2 hs đọc bài + TLCH.
 - Nhận xét – ghi điểm. 
- 2 hs đọc bài + TLCH.
- Nhận xét
3. Bài mới: 
a. Khám phá.
- Y/cầu hs quan sát tranh - TLCH. 
 - Giới thiệu bài mới :
b. Kết nối
b. 1. HĐ 1: Luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- -Y/c HS chia đoạn; HD chia đoạn.(4 đoạn)
- Yêu cầu hs tiếp nối nhau đọc đoạn 
- 1 học sinh đọc bài.
- Chia đoạn.
+ HS đọc nối tiếp đoạn
- Y/cầu hs nêu và đọc từ khó đọc, hay phát âm sai +( giảng từ).
- HD hs cách đọc.
- Y/cầu hs đọc nối tiếp .
- Y/cầu hs đọc theo cặp.
- Nêu và đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc theo cặp.
Ÿ Đọc mẫu toàn bài.
b.2. HĐ 2: Tìm hiểu bài 
* HS có kĩ năng xác định giá trị; tự nhận thức bản thân.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn .
- Y/cầu hs thảo luận + TL câu hỏi (SGK).
- Lần lượt đọc từng đoạn.
- HS thảo luận + TLCH.
Ÿ Nhận xét, chốt ý từng đoạn. 
c. Thực hành
c.1. GDKN Tự nhận thức bản thân ; Đặt mục tiêu.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi – Y/cầu hs trả lời.
- Em học tập được ở ông Xi-ôn-cốp-xki trong bài điều gì ?
* Nhận xét – chốt ý.
-Y/cầu hs thảo luận nêu ý nghĩa của bài
- Thi đua nêu ý nghĩa
Ÿ Chốt ý nghĩa: 
* c.2. Luyện đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Y/cầu hs nhận xét, nêu cách đọc, giọng đọc.
- Y/cầu hs đọc theo nhóm.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- NX, nêu cách đọc, giọng đọc.
- Đọc theo nhóm.
- Thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
+ Nhận xét, bình chọn.
* d. Ap dụng
- Là một học sinh, em cần rèn luyện phẩm chất gì để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội ?
- HS trình bày.
- Nhận xét - (bổ sung).
Ÿ Nhận xét, tuyên dương.
+ LHGDHS:
- Dặn dò: Về đọc lại bài - Chuẩn bị: Văn hay chữ tốt.
- Nhận xét tiết học 
Tiết 61 Toán 
NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách nhân nhẩm số co hai chữ số với 11 .
	- Học sinh cần làm các bài tập 1, bài 3.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: Bảng con, vở.
III. Tiến trình dạy - học: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Luyện tập.
- Y.cầu hs làm tính (B/c)
3. Bài mới : Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
HĐ1: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn mười.
-GTphép tính: 27 × 11=?
-Rút kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 ( Là tổng của 2 và 7) xen kẽ hai chữ số của 27.
-GV lấy VD cho HS làm.
HĐ2: Trường hợp tổng hai chữ số lơn hơn hoặc bằng 10.
-GTphép tính: 35 × 11= ?
-Lấy VD cho HS tính nhẩm.
HĐ3: Thực hành:
-BT1: Y/cầu hs tính nhẩm.
- Nhận xét.
- BT3
+ Y/cầu hs đọc bài tập- Tìm và nêu cách giải.
- Y/cầu hs làm bài vào vở - 1 hs làm bài bảng phụ.
-Chấm điểm 6 vở - Nhận xét. 
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
*HS cả lớp đặt tính và tính. Một HS tính trên bảng.
Î
 27
 11
 27
 27
 297
*HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27
*HS thử nhân nhẩm: 48 x 11
 HS đặt tính và tính : 
Î
 48
 11
 48
 48
 528
-HS rút ra cách nhân nhẩm đúng.
 4 cộng 8 bằng 12 .
- Viết 2 xen giữa hai chữa số của 48 được 428.
Thêm 1 vào 4 của 428 được 528.
1. a/ 34 x 11 =374
 b/ 11 x 95 = 1 045
 c/82 x 11 = 902
Bài 3: Giải :
Số HS của cả hai khối là :
(17+ 15) x 11 = 352 ( học sinh )
ĐS: 352 học sinh.
Tiết 13 Đạo đức 
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ (tt)
( Đã soạn ở tuần 12 )
*******************************************************
Tiết 25 Khoa học 
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
( Tích hợp giáo dục BVMT)
I. MỤC TIÊU :
	 Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
	-Nước sạch : trong suốt , không màu,không mùi,không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
	-Nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn,có mùi hôi, chức vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
	*GD học sinh về sự ô nhiễm nguồn nước: +Như thế nào là nước sạch, nước bị ô nhiễm?
	+ Ta nên sử dụng nguồn nước nào trong sinh hoạt?
	+ Ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, PBT.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Nước cần cho sự sống.
- Y/cầu hs TLCH.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới : Nước bị ô nhiễm 
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên.
Y/cầu hs làm thí nghiệm.
-GV nhận xét , chia nhóm.
-GV quan sát, giúp đỡ.
+ Bằng mắt thường bạn cũng có thể nhận thấy những thực vật nào sống ở ao , hồ?
-Kiểm tra kết quả và nhận xét.
+ Tại sao nước sống, ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước mưa , nước giếng, nước máy?
-Kết luận.
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn , đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
-Phát phiếu mẫu cho HS ghi.
-Nhận xét.
* GD học sinh về sự ô nhiễm nguồn nước .
-GV rút kết luận. 
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
*HS thảo luận nhóm.
- Làm thí nghiệm.
 -HS quan sát hai chai nước đem theo và đoán xem chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng.
*HS tiến hành lọc nước.
* Rong, rêu... và các thực vật sống ở dưới nước khác.
*HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra t/c về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Tiêu chuẩn đánh giá.
Nưới bị ô nhiễm
Nước sạch
1/ Màu
2/ Mùi
3/Vị
4/ Vi sinh vật
5/ Các chất hoà tan
Có màu vẩn đục
Có mùi hôi
Có vị
Quá nhiều trong nước cho phép
Chứa chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Không màu, trong không mùi
Không mùi
Không vị
Không có hoặc có ít
Không có hoặc có các chất khoáng có lợi với tỉ lệ thích hợp
Ngày soạn: 7/11/2013 Thứ ba, ngày 12 tháng 11 năm 2013
 Tiết 25 Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC (tt)
I. MỤC TIÊU :
 -Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người ; bước đầu biết tìm từ ( BT1), đặc câu ( BT2), viết đoạn văn ngắn ( BT3) có sử dụng các từ hướng dẫn vào chủ điểm đang học.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, bảng phụ ...
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Tính từ (tt) .
3. Bài mới : Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực (tt) 
HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 1: HS thảo luận theo nhóm đôi. 
a) Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người : quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, vững tâm.
b) Những thử thách đối với ý chí, nghị lực : khó khăn , gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, ghềnh thác, chông gai.
* Bài tập 2 
HS đặt 2 câu với từ tìm được ở bài tập 1 (một từ nhóm a, một từ nhóm b).
- GV nhận xét chốt lại
* Bài tập 3
- Nhắc HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của bài
Có thể kể về một người mà em biết (đọc sách báo, người hàng xóm)
+ HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. 
- Nhận xét và chốt lại. 
4. Củng cố :
5. Dặn dò : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
HS làm vào VBT
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và làm vào nháp.
Tiết 62 Toán 
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách nhân với số có ba chữ số .
	- Tính được giá trị của biểu thức.
	- HS cần làm các bài tập 1, bài 3.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: Bảng con, vở.
III. Tiến trình dạy - học: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
 3. Bài mới : Nhân với số có ba chữ số 
.HĐ1: Tìm cách tính : 164 x 23
-GT phép tính lên bảng: 164 x 23= ?
-Y/c hs áp dụng t/c một số nhân một tổng.
HĐ2: Giới thiệu cách đặt tính và tính :
-HD hs cách đặt tính và tính.
-Lưu ý HS cách viết tích riêng thứ 2 và thứ 3.
HĐ3: Thực hành :
-HD học sinh làm bài tập :
- BT1
- Y/cầu hs tính vào bảng con, 4 hs làm bảng lớp.
- HS làm BT2. 
- Chấm điểm – nhận xét.
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
Hát 
-Thực hiện các phép tính: 164 x 100 ; 164 x 20 ; 164 x 3
164 x 23 = ?
164 x 23 = 164 x (100 + 20 +3)
 =164 x 100 + 164 x20 + 164 x3
 =16400+3280+492
 =20 172
 Î
 164 
 123
 492 Tích riêng thứ nhất
 328 Tích riêng thứ hai
 164 Tích riêng thứ ba
 20172
 Bài 1; HS tự làm
*HS làm bảng con.
Bài 3: Giải :
Diện tích của mảng vườn là :
 125 x 125 = 15 625 ( m2)
 ĐS: 15 625 m2
T ... iều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
	* Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm; Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ; Kĩ năng bình luận , đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
	- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong cuộc sống hằng ngày.
	* GD hs về sự ô nhiễm nguồn nước: + Ở địa phương em sử dụng nguồn nước nào là chủ yếu?
	 + Để bảo vệ nguồn nước em cần phải làm gì?
BĐKH: - GD hs cần biết : không vứt rác, túi nilon và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Thu gom phân loại xử lí rác, BV nguồn nước sạch là bảo vệ MT sống của chúng ta là góp phần giảm nhẹ BĐKH.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, PBT.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Nước bị ô nhiễm .
3. Bài mới:Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
HĐ1: Tìm hiểu một số nguyên ngân làm nước bị ô nhiễm.
+ Hình nào cho biết nước sông, hồ , kênh rạch bị nhiễm bẩn?
Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
+Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? nguyên nhân?
+Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân được mô tả trong hình là gì?
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân được mô tả trong hình là gì?
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân được mô tả trong hình là gì?
-Giáo viên rút kết luận.
HĐ2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
* GD học sinh về sự ô nhiễm nguồn nước:
+ Ở địa phương em sử dụng nguồn nước nào là chủ yếu?
+ Em cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- BĐKH: - GD hs cần biết : không vứt rác, túi nilon và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Thu gom phân loại xử lí rác, BV nguồn nước sạch là bảo vệ MT sống của chúng ta là góp phần giảm nhẹ BĐKH.
-GV rút kết luận: Mục bạn cần biết. 
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
Hát 
*HS quan sát các hình trong SGK trang 54,55 .
*HS thảo luận theo cặp.
-HS trả lời.
*HS liên hệ đến nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ở địa phương.
*HS thảo luận :Điều gì sẽ xẩy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét.
Ngày soạn: 9/11/2013 Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tiết 26 Tập làm văn 
 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện ); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước,nắm được nhân vật , tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, PBT.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Trả bài văn kể chuyện .
 3. Bài mới : Ôn tập văn kể chuyện 
.HĐ1: Bài tập 1:
-GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
- Nhận xét.
HĐ2: Bài tập 2,3.
-Treo bảng phụ viết sẵn về văn kể chuyện.
+Văn kể chuyện.
+Nhân vật.
+Cốt truyện: 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết luận.
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
Hát .
-HS đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
Đ1: Thuộc loại văn kể chuyện.
Đ2: Thuộc loại văn viết thư.
Đ3: Thuộc loại văn miêu tả.
b/ Đ2: là văn kể chuyện là văn kể chuyện vì khác với đề 1 và 3.Khi làm đề này HS phải kể một câu chuyện có nội dung, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...
NV này là tấm gương rèn luyện thân thể.
*HS đọc yêu cầu đoạn 2,3.
-HS chọn đền tài mình chọn kể.
-HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
*HS kể chuyện theo cặp,trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài tập 3.
-HS thi kể trước lớp.Trao đổi về câu chuyện với các bạn đặt câu hỏi.
*HS đọc bảng phụ.
Tiết 65 Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng , diện tích ( cm2, dm2, m2 ).
	-Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số .
	-Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
	- Hs cần làm các bài tập 1, bài 2 (dòng 1), Bài 3.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: Bảng con, vở.
III. Tiến trình dạy - học: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : Luyện tập chung
 HĐ1: bài tập 1, 2( dòng 1).
Y/cầu hs tính vào (B/c), 4 hs làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
HĐ2: Bài 3.
- Y?vcaauf hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
Bài 1: HS tự làm và chữa bài.
Bài 2: HS làm BT.
 268 x 235 ;324 x 250 ; 309 x 207
3/a: 2 x 39 x 9= 2 x 5 x 39=10 x 39=390
b: 302 x 160 +302 x 4= 302 x (16+4)
 = 302 x 20
 = 302 x 2 x 10
 = 604 x10 = 6040
Tiết 13 Địa lí 
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
( Tích hợp GD BVMT + BĐKH-LH)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh.
	-Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
	+Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quang có sân,vườn, ao,
	+Trang phục chủ yếu của nam là quần trắng, áo dài the,đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lục dài, đầu vấn tóc và vấn khăn mỏ quạ.
	- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc.
	* Mối quan hệ giữa việc dân số đông, phát triển sản xuất với việc khai thác và bảo vệ môi trường.
BĐKH: HS nắm được dân cư tập trung đông đúc dẫn đên việc làm ô nhiễm môi trường vì vậy chúng ta không được vứt rác, túi nilon và các chất thải bùa bãi, cần phải xử lí rác hợp lí
Có ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
- luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi là bảo vệ MT sống của chúng ta, là góp phần giảm nhẹ BĐKH.
II.Phương tiện day – học:
+ GV: Tranh, bản đồ
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình dạy - học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
2. KTBài cũ : Đồng bằng Bắc Bộ .
 3. Bài mới : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .HĐ1: Làm việc cả lớp : 
+ ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?
+Người dân ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?
HĐ2: Thảo luận nhóm.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Làng của người kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì ?
+Nêu các đặc điểm về nhà ở của người kinh Vì sao nhà ở đó có đặc điểm đó?
+Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+Ngày nay, nhà ở và làng xóm của ĐBBB có thay đổi ntn?
-GV chốt ý.
2. Trang phục và lễ hội.
HĐ3: Thảo luận nhóm.
-GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Hảy mô tả về trang phụ truyền thống của người kinh ở ĐBBB?
+Người dân thường tổ chức các lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mực đích gì?
+Trong lễ hội có những hoạt động gì ? kể tên một số hoạt động trong lễ hội ?
+Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ở ĐBBB. 
-GV chốt ý :
* GDHS về mối quan hệ giữa việc dân số đông, phát triển sản xuất với việc khai thác và BVMT. 
-BĐKH: Dân cư tập trung đông đúc dẫn đên việc làm ô nhiễm môi trường vì vậy chúng ta không được vứt rác, túi nilon và các chất thải bùa bãi, cần phải xử lí rác hợp lí
- Có ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
- Luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi là bảo vệ MT sống của chúng ta, là góp phần giảm nhẹ BĐKH.
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
*HS dựa vào SGK và TLCH.
-Dựa vào SGK , tranh, ảnh thảo luận câu hỏi.
-Các nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét.
*HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh và vốn hiểu biết của HS để thảo luận các gợi ý.
-Các nhóm trình bày kết quả.
*HS rút nội dung bài học.
 Tiết 13 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
 - Biết giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
II. Phương tiện dạy – học:
 1. Công việc chuản bị:
 - Ảnh chụp một số nơi môi trường bị ô nhiễm. 
 - Hệ thống câu hỏi kiến thức về môi trường; đáp án.
 - Thông báo với HS về nội dung và hình thức của buổi sinh hoạt.
 2. Thời gian tiến hành.
 - 16 giờ30 phút, ngày 16/11/ 2013.
3. Địa điểm : - Tại phòng học và sân trường khu vực.
4. Nội dung hoạt động:
 - HS hát tập thể 1 tiết mục.
 - QS tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm.
5. Tiến hành hoạt động:
 - GV giới thiệu ảnh chụp môi trường bị ô nhiễm.
 - Yêu cầu hs QS ảnh.
 - GV giới thiệu ảnh chụp các hoạt động của trường.
 - Yêu cầu hs QS ảnh chụp về các hoạt động của nhà trường.
 - Các bức ảnh chụp cảnh gì ?
- Nhận xét.
 - Y/cầu hs TLCH: 
 - Môi trường bị ô nhiễm có tác hại gì ?
 - Em cần làm gì để giữ môi trường sạch đẹp ?
 - Môi trường sạch đẹp có lợi gì cho cong người ?
 - Hãy kể một số việc đã làm để bảo vệ môi trường xung quanh ?
 * Tổ chức cho HS tổng vệ sinh trường lớp. 
 - Chia lớp thành 3 tổ.
 - Phân công các tổ dọn VS.
 - Tổ 1 quét dọn, lau bàn ghế tronhg phòng học.
 - Tổ 2 dẫy cỏ phía sau lớp học.
 - Tổ 3 quét sân trường.
 - Tập trung học sinh - nhận xét – tuyên dương.
 6. Đánh giá, nhận xét.
 - GV nhận xét, đánh giá về hiểu biết của HS thông qua QS và các câu hỏi.
 - Tuyên dương HS.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TIẾT 13 SINH HOẠT TỔNG HỢP
.I. MỤC TIÊU:
 + Rút kinh nghiệm các tuần qua. Nắm kế hoạch tuần tới.
 + Biết tự phê và phê bình, thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các HĐ.
 + Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
II. Phương tiện dạy - học
 GV : Công tác tuần, bản nhận xét hoạt động trong tuần; Kế hoạch tuần 14.
 HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
 III. Tiến trình dạy - học
* Y/cầu học sinh báo cáo tình hình học tập trong tuần.
+ Nhận xét chung.
+ Nêu những ưu khuyết điểm chính trong tuần .
+ Tuyên dương những hs có thành tích nổi bật trong tuần.
* Nêu phương hướng nhiệm vụ tuần 14.
- Thi đua đạt nhiều điểm tốt mừng ngày Thnh lập QĐNDVN 22/12
+ Đi học đúng giờ , học bài và làm bài trước khi đến lớp.
+Truy bài trước giờ vào lớp.
+ Tổ chức học nhóm (Học sinh khá kèm học sinh yếu )
- Luyện viết đầy đủ (Viết bằng vở rèn chữ :1 bài/ tuần )
 - Thực hiện tốt TD giữa giờ.
+ Vệ sinh phòng học và sân trường sạch sẽ .
+Cho lớp trưởng điều khiển tổng vệ sinh trường, lớp.
* Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo 
* Lớp trưởng báo cáo chung và nhận xét tình hình hoạt động của cả lớp .
* Học sinh thực hiện
Ngày 8 tháng 11 năm 2013
Khối trưởng kí duyệt
..
 Ninh Thị Lý
GIÁO VIÊN SOẠN
 Phạm Văn Chẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc