Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trương Thị Thu Hà

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trương Thị Thu Hà

Tiết 2 Toán

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I/ MỤC TIÊU:

1- KT: Biết chia một tổng cho một số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2; bài 3 * dành cho HS khá, giỏi.

2- KN: Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

3- GD: Tính cẩn thận khi tính toán

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

1- GV: Nội bài, bảng nhóm

2- HS: Thuộc bảng chia

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 64 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trương Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010.
Tiết 1 Chào cờ
..
Tiết 2 Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
1- KT: Biết chia một tổng cho một số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2; bài 3 * dành cho HS khá, giỏi.
2- KN: Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
3- GD: Tính cẩn thận khi tính toán
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC: 
1- GV: Nội bài, bảng nhóm
2- HS: Thuộc bảng chia
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập chung
- Gọi hs lên bảng thực hiện
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số.
2) HD HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
- Ghi bảng: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
- Gọi HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên. 
- Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên.
- Và ta có thể viết như sau: 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21: 7 
- Biểu thức VT có dạng gì? 
- Biểu thức bên VP có dạng gì? 
- Dùng kí hiệu mũi tên để thể hiện VP - vừa chỉ vào biểu thức và nói: Nhân một tổng với một số ngoài cách ta tính tổng trước rồi lấy tổng chia cho số chia, ta còn có thể tính cách lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau. 
- (Chỉ vào biểu thức và hỏi): Muốn chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số đó thì ta làm sao?
- Nhấn mạnh cách tính 
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Viết lần lượt từng phép tính lên bảng, yêu cầu thực hiện vào vở (gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện) 
Bài 2: HD mẫu như SGK
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức
- Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 HS
- Hỏi HS cách chia một hiệu cho một số. 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nêu được cách tính.
Bài 3*: Gọi HS đọc đề bài
- Muốn tìm số nhóm có tất cả em cần biết gì? 
- Kết luận: Cả 2 cách đều đúng, nhưng cách làm nào các em thấy thuận tiện hơn? 
- Yêu cầu HS tự làm bài (phát phiếu cho 3 hs)
- Gọi HS lên dán phiếu và trình bày bài giải, gọi các nhóm khác nhận xét.
- Chốt lại bài giải đúng
- Yêu cầu HS đổi vở nhau để kiểm tra. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
- Về nhà tự làm các BT trong VBT
- Bài sau: Chia cho số có một chữ số
Nhận xét tiết học 
- 3 HS lần lượt lên bảng tính
b) 475 x 205 = 
c) 45 x 12 + 8 = 45 
 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900
- Lắng nghe 
- 2 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào giấy nháp 
* (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
* 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
- 2 HS đọc biểu thức. 
- Dạng một tổng chia cho một số
- Dạng tổng của hai thương
- Lắng nghe
- Ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả với nhau. 
- Nhiều HS nhắc lại ghi nhớ 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lần lượt HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở .
a) ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
 (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7
 = 10 
b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 
 = 7
* 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23
 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 23
- Theo dõi
- Chia nhóm, cử thành viên
- Đại diện nhóm trả lời: Khi chia một hiệu cho một số, nếu SBT và ST đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy SBT và ST chia cho số chia rồi lấy các kết quả trừ đi nhau. 
- Nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
+ Biết số nhóm của mỗi lớp
+ Biết tổng số hs của hai lớp. 
- Cách 2 (tìm tổng số HS của 2 lớp) 
- Tự làm bài
- Dán phiếu và trình bày
 Số nhóm hs của lớp 4A là:
 32 : 4 = 8 (nhóm)
 Số nhóm học sinh của lớp 4B là:
 28 : 4 = 7 (nhóm)
 Số nhóm hs của cả hai lớp là:
 8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm.
- Đổi vở nhau kiểm tra.
- 1 HS nêu lại cách tính.
.
Tiết 3 Tập đọc 
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU:
1- Đọc bài chú đất nung
2 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ).
 - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
3- GD: Tự tin, can đảm, làm việc có ích. *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
2- HS: Đọc trước bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Văn hay chữ tốt.
1) Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
2) Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? 
- Yêu cầu HS xem tranh SGK/133 và cho biết tranh vẽ những cảnh gì? 
- Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Tiết học mở đầu chủ điểm hôm nay, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp, hướng dẫn luyện đọc các từ khó trong bài: nắp tráp hỏng, chái bếp, đống rấm, khoan khoái. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài trước lớp + Giảng từ mới trong bài
 Đoạn 1: kị sĩ, tía, son
 Đoạn 2: đoảng
 Đoạn 3: chái bếp, đống rấm, hòn rấm 
- Yêu cầâu HS luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật, thể hiện rõ ở câu cuối: Nào, nung thì nung!
b) Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có một câu chuyện riêng.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi:
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? 
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
PP: Động não: + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
- Theo em hai ý kiến đó, ý kiến nào đúng? Vì sao? 
- Thảo luận nhóm chia sẻ thông tin.
+ Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì? 
Kết luận: Ông cha ta thường nói: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc thật có ích cho cuộc sống.
c) HD đọc diễc cảm
- Gọi HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- HD để các em tìm ra giọng đọc phù hợp 
- HD đọc 1 đoạn viết sẵn bảng phụ 
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ Luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai
+ Thi đọc diễn cảm
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nội dung của câu chuyện là gì? 
- Nhận xét, rút nội dung bài (mục I)
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần
- Bài sau: Chú Đất Nung (tt)
Nhận xét tiết học .
 - 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời
1) Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
2) Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
- Tên chủ điểm: Tiếng sáo diều. 
- Trẻ em thả trâu, vui chơi dưới bầu trời hòa bình: chơi diều, chơi nhảy dây.
- Lắng nghe
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài:
+ Đoạn 1: Từ đầu...đi chăn trâu
+ Đoạn 2: Tiếp theo...lọ thuỷ tinh
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện phát âm
- HS nối tiếp nhau đọc lượt 2
- Đọc giảng nghĩa từ ở phần chú giải
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất
+ Chàng kĩ sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu.
 - Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặng bằng đất sét khi đi chăn trâu.
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 2,3
+ Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rất cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm.
+ Ông chê chú nhát
. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát
. Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.
- Ý kiến thứ hai đúng. Vì lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tư nguyện xin được nung. điều đó chứng tỏ chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích 
- HS thảo luận nhóm 4.
. Phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
. Vượt qua được khó khăn, thức thàch con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.
- Lắng nghe
 ... , kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? 
- Mở bài trực tiếp là như thế nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng? 
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? – Các em hãy thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu này. (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi nhóm làm trên phiếu lên dán và trình bày.
* Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. 
* Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
- Cùng hs nhận xét
 Giảng: Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nhân hóa thật sinh động: chật như nêm cối, cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, các cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nóiTác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hóa, tác giả đã viết một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? 
Kết luận: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ làm bài văn dài dòng, thiếu hấp dẫn
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/145
3) Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi a,b,c.
- Dán tờ phiếu viết đoạn thân bài lên bảng, gọi đại diện nhóm lên gạch chân.
a) Câu văn nào tả bao quát cái trống?
b) Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
c) Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
d) Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. – HS làm vào VBT (phát phiếu cho 2 hs)
- Nhắc nhở: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý để các đoạn văn liên kết với nhau.
- Gọi HS trình bày, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS
C/ Củng cố, dặn dò:
- Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì? 
- Bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật.
Nhận xét tiết học 
3 HS lần lượt lên bảng thực hiện y/c
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
- 2 HS thực hiện 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Nhiều học sinh đọc
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 câu hỏi 
a) Tả cái cối xay gạo bằng tre
b) Phần mở bài: Cái cối xinhnhà trống – Giới thiệu cái cối
+ Phần kết bài: Các cối xaytừng bước anh đi” – Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ) 
c)- Giống với các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn KC.
- Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân
- Bình luận thêm về đồ vật.
d)- Thảo luận nhóm đôi 
- Dán phiếu và trình bày 
 Cái vành – cái áo; hai cái tai – lỗ tai; hàm răng cối – dăm cối; cần cối – đầu cần – cái chốt – day thừng buộc cần
 xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
- Lắng nghe 
- 1HS đọc yêu cầu
- Cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy. 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên gạch chân
a) Anh chàng. bảo vệ
b) Bộ phận: mình trống, ngang oin trống, hai đầu trống.
c) Hình dáng: tròn như cái chumcăng rất phẳng
+ Aâm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng!Tùng!Tùng!” – giục trẻ rảo bước tới trường/trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng!” để HS tập thể dục/trống “xả hơi” một hồ dài là lúc HS được nghỉ.
- HS tự làm bài
- Lắng nghe, thực hiện
- Lần lượt trình bày
- HS đọc lại ghi nhớ
- Lắng nghe, thực hiện 
..
Tiết 3 Lịch sử 
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I/ MỤC TIÊU :
1- KT: Học về nhà Trần thành lập
2- KN: Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
3- GD: Thích tìm hiểu về lịch sử nước nhà
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1- GV: Phiếu học tập, bảng nhóm.
2- HS: Xem trước bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần oin hai
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất nhà Tống để làm gì? 
2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua quan ăn chơi sa đoạ, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lược le xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài học hôm nay giúp các em hiểu hơn về sự thành lập của nhà Trần.
2) Vào bài:
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- Gọi HS đọc SGK đoạn “Đến cuối TK XIInhà Trần được thành lập
- Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào? 
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? 
Kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước ta khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. 
* Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước.
- Treo bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà Trần (còn trống) Yêu cầu HS đọc trong SGK để tìm thông tin điền vào ô trống cho thích hợp.
- Gọi HS lên bảng điền.
- Gọi HS đọc SGK , treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất. 
1) Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội?
2) Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp
- Gọi HS lên đánh dấu vào ô đúng. Yêu cầu cả lớp nhận xét. 
- Gọi HS đọc lại các ý đúng 
- Những việc làm trên của các vua nhà Trần nhằm để làm gì? 
Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến nông nghiệp, xây dựng quân đội để phòng thủ đất nước. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nhà Trần và việc đắp đê
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Để phá tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
2) Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc to trước lớp
- Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm oin le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng. 
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập. 
- HS lắng nghe
- Đọc thông tin trong SGK
Lần lượt HS lên bảng điền
Vua
Lộ
Phủ
Châu, huyện
Xã
- Đọc SGk
- Đọc nội dung BT
- Thảo luận nhóm đôi 
Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội
 Tất cả các trai tráng khỏe mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong doanh trại để tập luyện hàng ngày.
 Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
 Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều
 Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
 Đặt thêm chức quan Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khai hoang.
 Tất cả các ý trên 
- Lần lượt HSlên đánh dấu vào ô đúng 
- 2 HS đọc lại 
- Nhằm để củng cố, xây dựng đất nước. 
- Lắng nghe
- 3 HS đọc ghi nhớ
.
Tiết 4 sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI 
I- MUC TIÊU:
1- KT: N¾m ®­ỵc ­u, khuyÕt ®iĨm cđa m×nh, cđa líp ®Ĩ cã h­íng phÊn ®Êu, kh¾c phơc
2– KN: Thực hiện tốt công việc đội giao
3- GD: Cã tinh thÇn tËp thĨ
II- chuÈn bÞ
1-GV: Néi dung, ph­¬ng h­íng
2- HS:Tỉ tr­ëng theo râi, xÕp lo¹i tỉ viªn
III- c¸c ho¹t ®éng d¹y häc
ỉn ®Þnh: Chi ®éi h¸t bµi h¸t vỊ §éi
Néi dung: Chi ®éi tr­ëng duy tr× sinh ho¹t
- Ph©n ®éi tr­ëng b¸o c¸o c¸c mỈt ho¹t ®éng cđa ph©n ®éi
- Chi ®éi tr­ëng tËp hỵp thµnh tÝch chung, xÕp lo¹i ph©n ®éi
- Nªu nhËn xÐt, rĩt kinh nghiƯm c¸c mỈt trong tuÇn qua
 + VỊ häc tËp: Có tiến bộ hơn tuần trước
 + VỊ nỊ nÕp: Các tổ nhóm đã phát huy được tinh thần tự quản tốt
 Tuyªn d­¬ng mét sè g­¬ng ch¨m ngoan, häc tèt trong tuÇn: Trường, Hoàng, Tuấn, Hồng, Loan, 
Sinh ho¹t theo chđ ®Ị:
- H×nh thøc: H¸t, kĨ chuyƯn, ®äc th¬
Ph¸t ®éng thi ®ua
- Thi ®ua häc tËp thËt tèt ®Ĩ lËp thµnh tÝch chµo mõng ngµy 20/11
- Võa häc kÕt hỵp víi «n tËp thËt tèt ë tÊt c¶ c¸c m«n häc
- Thùc hiƯn tèt mäi néi quy cđa nhµ tr­êng vµ ®oµn ®éi ®Ị ra.
- Cã ý thøc häc bµi vµ lµm bµi tËp ë nhµ tr­íc khi ®Õn líp.
- TËp trung «n, rÌn luyƯn kiÕn thøc tÊt c¶ c¸c m«n häc.
- Gi÷ g×n s¸ch vë s¹ch sÏ,cã ®đ ®å dïng häc tËp.
Chi ®éi tỉng kÕt
-Tuyªn d­¬ng nh÷ng b¹n cã ý thøc tèt trong mäi ho¹t ®éng cđa líp,®ång thêi cã kÕt qu¶ häc tËp cao: 
 - Phª b×nh vµ nh¾c nhë nh÷ng b¹n ch­a ch¨m häc, cßn nghÞch 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 14 lop 4 ca ngay ckt.doc