Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2013

HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức.

 - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( trả lời được các câu hỏi Sgk).

 2. Kĩ năng.

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tốc độ đọc 90 tiếng/ phút.

 3. Thái độ.

 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1.GV: Tranh SGK.Bảng phu ND bài.

2.HS:Trò: Sgk.

 

doc 37 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Soạn ngày: 17. 2. 2013
Giảng: Thứ hai 18 / 2/ 2013 
ÂM NHẠC (GV soạn và dạy)
TẬP ĐỌC: Tiết 45
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.
 - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( trả lời được các câu hỏi Sgk).
 2. Kĩ năng.
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tốc độ đọc 90 tiếng/ phút.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Tranh SGK.Bảng phu ND bài.
2.HS:Trò: Sgk.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết? 
- Nêu ý chính của bài?
- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- 2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2.Phát triển bài.
+ Hoạt động 1. Luyện đọc.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- 1 Hs khá đọc.
- Tóm tắt ND, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Hướng dẫn chia đoạn ( 3 đoạn ).
- Yêu cầu H/s đọc nối đoạn ( Ghi lỗi sai- luyện đọc ).
- Lắng nghe.
- Chia 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- 3 H/s đọc nối đoạn ( Lần 1 ).
- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài, ngắt nghỉ.
- 2 H/s đọc, lớp đọc thầm.
- Tổ chức H/s đọc ( Giải nghĩa từ ).
- H/s đọc nối đoạn ( Lần 2 ) kết hợp đọc từ chú giải.
- Yêu cầu H/s đọc nối đoạn trong nhóm.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Nhận xét cách đọc của H/s.
- Đại diện nhóm đọc.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- 1 Hs đọc toàn bài.
- G/v đọc mẫu toàn bài.
- Lắng nghe.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm.
- Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Đỏ rực là màu đỏ như thế nào?
- đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
- Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
- ...so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
+ Nêu ý đoạn 1.
+Ý đoạn 1: Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Đọc lướt đoạn 2,3 và trả lời:
- Tại sao tg lại gọi hoa phượng là "hoa học trò"?
- ...vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò.
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
- Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô, ... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
- Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
- Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng?
- ...thị giác, vị giác, xúc giác...
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
+ Nêu ý đoạn 2,3.
-Ý đoạn 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì?
- Hs nối tiếp nhau nêu cảm nhận
- Gv chốt ý chính ghi bảng.
- H/s nêu ( Mục tiêu ).
+ Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 Hs đọc.
- Đọc bài với giọng như thế nào cho hay?
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng; cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm; xanh um; mát rượi; ngon lành; xếp lại; e ấp; xoè ra; phơi phới; tin thắm; ngạc nhiên; bất ngờ; chói lọi; kêu vang; rực lên,...
- Luyện đọc diễn cảm Đ1:
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc hay đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
* HD học sinh giỏi cảm thụ bài văn.
- Cá nhân, nhóm.
* HSG trình bày.
4. Củng cố.
* Bài tập trắc nghiệm:
 Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
A. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở trường học.
B. Vì hoa phượng báo mùa thi sắp tới.
C.Vì hoa phượng gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
5. Dặn dò.
- Nx tiết học. Vn đọc bài và học cách quan sát, miêu tả hoa, lá phượng của tác giả. CB bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- H/s đọc yêu cầu bài
-Chọn ý đúng
TOÁN: Tiết 111
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr. 123 )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.	
 - Biết so sánh hai phân số.
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
 2. Kĩ năng.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để làm các Bt có liên quan.
 3.Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1 GV: .bảng nhóm.
2.HS: Sgk Vbt.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
So sánh bằng hai cách khác nhau:
và ; và 
Bài1(T123)HDlàm miệng.
- Gv cùng Hs nx chữa bài.
 4. Củng cố.
- Gọi H/s nêu ND bài ôn.
5. Dặn dò.
- Nx tiết học, nhắc H/s về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- Lớp đổi chéo nháp kiểm tra, trao đổi.
b. 1
a.752 c.756 
-HS nêu.
LỊCH SỬ: Tiết 23
 VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức.
 - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê ( một vài tác giả tiêu biểu của thời Hậu Lê ):
 + Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
 2.Kĩ năng.
 - Nắm được sự phát triển của văn học, khoa học thời Hậu Lê.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự hào về lịch sử dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Phiếu học tập.
 2.HS: Sgk, Vbt.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ.
- Mô tả giáo dục dưới thời Hậu Lê?
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- 2 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2 Phát tiển bài. 
+ Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê.
- Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm 4, theo nội dung phiếu:
- N4 hs đọc sgk và trao đổi điền vào phiếu.
- Trình bày:
- Gv nx chốt ý đúng trên phiếu to:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu và lớp trao đổi, nx chung.
Nội dung
 Tác giả
 Tác phẩm
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo
Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.
Vua Lê Thánh Tông; Hội Tao Đàn
Các tác phẩm thơ
Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
Nguyễn Trãi
Lý Tử Tấn
Nguyễn Húc
Ưc Trai Thi tập
Các bài thơ.
* Kết luận: Văn học thời kì này được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, với các nội dung trên...
3. Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê.
- Tổ chức cho Hs trao đổi theo N2:
- N2 hs đọc sgk và hoàn thành phiếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Gv cùng Hs nx chung kết quả làm việc của các phiếu:
- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê?
- Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lí, toán học, y học.
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và nội dung thời Hậu Lê?
+ Phiếu thảo luận:
Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Hs dựa vào phiếu để nêu:
Nội dung
Tác giả
Tác phẩm
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê.
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử kí toàn thư
Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi
Lam Sơn thực lục
Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của ND ta.
Nguyễn Trãi
Dư địa chí
Kiến thức toán học.
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
- Qua nội dung tìm hiểu em thấy tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này?
4. Củng cố.
- Đọc ghi nhớ của bài.
* Bài tập trắc nghiệm:
Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu thời Hậu Lê là:
A. Lê Lợi. B. Lý Tử Tấn.
 C. Nguyễn Trãi.
5. Dặn dò.
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kì này.
- H/s làm BT.
 Soạn ngày:18. 2. 2013
 Giảng: Thứ ba 19/ 2/ 2013
ANH (GV soạn và dạy)
TOÁN: ( Tiết 112 )
LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr. 124 )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.
 - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
 2. Kĩ năng.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để làm các Bt có liên quan.
 3.Thái độ.
 - Yêu thíc môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Phiếu nhóm.
2.HS: Sgk, Vbt.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ.
- Với hai số tự nhiên 5 và 8, viết phân số bé hơn 1 và phân số lớn hơn 1.
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, đổi chéo nháp chấm bài cho bạn.
- Gv cùng Hs nx, chữa bài.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2 Hướng dẫn luyện tập.
+ Bài 2. ( cuối Tr. 123 )
- Gọi H/s đọc bài.
- G/v nhận xét chữa bài.
- 1 Em đọc yêu cầu.
- 2 Em lên bảng làm, lớp làm nháp.
+ Số H/s trai bằng: H/s cả lớp.
+ Số H/s gái băng: H/s cả lớp.
+ Bài 3. ( tr. 124 )
- Gọi H/s đọc yêu cầu.
- Chia nhóm phát phiếu.
- Nhận xét chữa bài.
- 1 Em đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm làm phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Phân số bằng phân số là.và 
Bài 2: ( Ý c, d .Tr 125 )
- Gọi H/s nêu yêu cầu.
- G/v thu vở chấm bài.
4. Củng cố.
- Gọi H/s nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học, nhắc H/s về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 Em nêu yêu cầu.
- H/s làm vào vở.
c, 772906 d, 86
 *HSKG:a) 103475, b) 147974
- H/s nhắc lại ND bài ôn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( Tiết 45 )
 DẤU GẠCH NGANG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.	
 - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang ( ND ghi nhớ ).
 - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ( BT1, mục III );
 viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích ( BT2 ).
 2. Kĩ năng.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để làm các BT có liên quan.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Phiếu, bút dạ
2.HS: Sgk, Vbt.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc các thành ngữ bài tập 4/40? Đặt câu có dùng 1 trong các thành ngữ trên?
- 2 Hs lên bảng trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2 Phát triển bài.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.
+ Bài 1. Gọi H/ ... ài vào nháp. 3 Hs lên bảng làm.
- Lớp đổi chéo chấm bài bạn.
- Gv yêu cầu Hs nx chữa bài:
Qua BT 2 giúp em củng cố kiến thức nào đã học?
 a. 
 b
 * c. 
- Gv nx chung, yêu cầu Hs trao đổi cách cộng 2 P/s khác mẫu số.
+ Bài 3. Gọi H/s nêu yêu cầu. 
HD luôn bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài, Lớp trao đổi bài theo cặp.
 a
b. 
 Gv cùng Hs nx trao đổi cách làm bài.
* Bài 4: (HSKG)
Gọi H/s nêu yêu cầu.
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đọc đề bài.(HSKG)
- Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là:
(số đội viên của chi đội)
Đáp số: số đội viên của chi đội.
- Gv nx chốt bài đúng.
4. Củng cố.
- Gọi H/s nhắc lại ND bài.
* Bài tập trắc nghiệm:
 Kết quả của phép tính: là:
 A . B. C. 
5. Dặn dò.
- Nx tiết học. Vn làm bài tập luyện tập bài 117 vào nháp.
- Lớp nx chữa bài.
-HS suy nghĩ chọn ý đúng.
-Đáp án A
TẬP LÀM VĂN: ( Tiết 46 )
 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.	
 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( ND Ghi nhớ ).
	- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết ( BT 1, 2, mục III ).
 2. Kĩ năng.
 - Biết cách xây dựng một đoạn văn nói về ích lợi của loài cây mà em biết.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen (nếu có).
2.HS: Sgk, Vbt.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
- Đọc đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em thích?
- 2 Hs đọc, lớp nx bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv.
3.2 Phát triển bài.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.
+ Bài tập 1,2,3.
- Đọc yêu cầu 3 bài.
- Đọc thầm bài Cây gạo:
- Cả lớp đọc.
- Trao đổi theo cặp yêu cầu bài 2,3:
- Hs trao đổi.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu.
- Lớp nx bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chốt ý đúng.
Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
- Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo:
Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Thời kì ra quả.
* Phần ghi nhớ Sgk.
- 4 Hs đọc.
+ Hoạt động 2: luyện tập.
+ Bài tập 1. Gọi H/s đọc yêu cầu.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập.
- Đọc thầm bài : Cây trám đen.
- Cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp xác định các đoạn và nội dung chính từng đoạn.
- Cả lớp trao đổi.
- Trình bày:
- Các nhóm phát biểu ý kiến.
- Gv cùng Hs nx chốt lời giải đúng:
- Bài có 4 đoạn; mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
- Đ1: Tả bao quát thân, cành, lá cây.
- Đ2: Hai loại trám đen tẻ và nếp.
- Đ3: ích lợi của quả trám đen.
- Đ4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
+ Bài tập 2. Gọi H/s nêu yêu cầu.
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv gợi ý: + Xác định viết về cây gì, suy nghĩ về lợi ích mà cây đó mang lại.
- Hs viết đoạn văn vào vở.
- Đọc đoạn văn:
- Một số Hs khá giỏi đọc, lớp trao đổi nx bổ sung.
- Gv nx chấm một số bài viết tốt.
4. Củng cố.
- Gọi H/s nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò.
- Nx tiết học. Vn hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
- Cb tiết học sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc quan sát tranh về cây chuối tiêu.
KHOA HỌC: ( Tiết 46 )
BÓNG TỐI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức.
 - Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản ánh sáng khi được chiếu sáng.
 2. Kĩ năng.
 - Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Đèn pin, tấm bìa.
HS: Sgk, Vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ.
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- 2 Hs nêu.
- Nêu thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng?
- 2,3 hs nêu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2.Phát triển bài.
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối.
- Tổ chức cho Hs qs hình 1/92 theo cặp:
- Từng cặp Hs qs :
- mặt trời chiếu sáng từ phía nào của hình vẽ?
... Phía bên phải của hình vẽ.
- Tổ chức cho hs đọc mục thực hành và qs hình 2/92,93.
- Hs làm việc cá nhân: 
- Nêu dự đoán:
- Gv ghi một số dự đoán của học sinh lên bảng:
- Tổ chức hs làm việc theo N4:
- N4 thực hành: và ghi lại kết quả so với dự đoán ban đầu.
- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
- ...xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Gv làm thí nghiệm:
- Hs quan sát:
+Khi gặp vật cản sáng, as không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được as truyền tới- đó là vùng bóng tối.
* Kết luận: Mục bạn cần biết. +Hoạt động 2: Trò chơi xem bóng- đoán vật.
- H/s nêu.
- Trò chơi: Xem bóng - đoán vật.
- Cách chơi: 1 hs chiếu bóng của vật lên tường lớp đoán xem là vật gì?
- Từng tổ cử đại diện thay nhau lên chiếu cho tổ khác đoán, tổ nào đoán được nhiều thì thắng.
4. Củng cố.
- Gọi H/s nhắc ND bài.
5. Dặn dò. 
-Đọc mục bạn cần biết. Vn học thuộc bài. Đọc trước bài 47.
- Lớp nx thi đua nhóm thắng cuộc.
- 2 Em nhắc lại.
THỂ DỤC: Đ/C Oanh dạy.
KĨ THUẬT: ( Tiết 23 )
TRỒNG CÂY RAU, HOA ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức.	
 - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
 - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
 2. Kĩ năng.
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. 
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Cây con rau, hoa, túi bầu có chứa đất, cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen.
2.HS : Sgk, Vbt.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 3. Bài mới. 
3.1 Giới thiệu bài. Sgv
3.2 Phát triển bài.
 + Hoạt động 1: Quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Đọc nội dung bài trong sgk/58;59.
- Lớp đọc thầm.
- Nêu các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau hoa?
- Chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy, yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gẫy...
- Tại sao phải chọn cây như vậy?
- Đảm bảo cây sống được khỏe, pt tốt.
- Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- 1,2 Hs nhắc lại.
- Làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, gạch vụn, sỏi và san phẳng...
- Quan sát hình và nêu các bước trồng cây con?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Gv làm mẫu theo các bước nêu trên và kết hợp hỏi học sinh các bước.
4.Củng cố.
- Gọi H/s nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau.
- Xác định khoảng cách trồng cây con
- Đào hốc: Không đào quá sâu, rộng đối với cây non; hay quá nông hẹp với cây to.
- Trồng cây: Đặt cây vào giữa hốc, một tay giữ cho cây thẳng, tay kia vun đất vào gốc.
- Tưới nước, che phủ cho cây nếu trời nắng.
- Hs quan sát, trả lời câu hỏi của gv ở từng bước.
SINH HOẠT: (Tiết 23)
NHẬN XÉT CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 23
I/ Mục tiêu:
- HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp mình trong tuần để có hướng phấn đấu, khắc phục cho tuần sau.
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần. 
 - Phát huy những việc đã làm tốt trong tuần 23 và khắc phục những tồn tại.
II/ Nội dung:
- GV nhận xét chung:
+Chuyên cần; Đi học đều, đúng giờ
+ Học tập: Có ý thức tự giác trong học tập Cã ý thøc tù qu¶n t­¬ng ®èi tèt.
- Mét sè em ®· cã tiÕn bé trong häc tËp.
- Häc bµi vµ lµm bµi tËp ®Çy ®ñ tr­íc khi ®Õn líp.
- Trong líp h¨ng h¸i ph¸t biÓu ý kiÕn x©y dùng bµi: 
 - VÖ sinh th©n thÓ + VS líp häc s¹ch sÏ.
 -Tuyên dương: 
 + Thể dục: Tương đối nhanh nhẹn gọn gàng 
 + Vệ sinh : Vệ sinh chung tương đối sạch.Vệ sinh cá nhân chưa gọn gàng ở một số em như III.Phương hướng tuần 24:
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 23.
 - Duy trì tốt mọi nền nếp sau Tết.
- Tăng cường bồi dưỡng H/s Giỏi, phụ đạo H/s yếu.
-Tiếp tục thi đua đôi bạn cùng tiến.
-Tích cực rèn chữ, giữ vở sạch.
-Tích cực rèn đọc bảng nhân,chia và rèn kĩ năng tính toán.
-Tích cực kiểm tra đọc bảng nhân và tập đọc 15 phút đầu giờ.
-Tập nghi thức đội vào 10 phút giờ ra chơi 
Bài 23: Tập nặn tạo dáng
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh tìm hiểu các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
2. Kĩ năng: Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.
3. Thái độ: Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người. 
II. Chuẩn bị đồ dung dạy-học
 	 1. Giáo viên
 - Tranh, ảnh về các dáng người, 
 - Chuẩn bị đất nặn và dụng cụ để nặn.
 	 2. Học sinh
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, 
- Bút chì, tẩy,màu sáp .
 III. Hoạt động dạy - học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đồ dùng.
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài: Tập nặn tạo dáng: TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: 
 - GV giới thiệu tranh, ảnh các dáng người gợi ý HS và đặt câu hỏi
 + Dáng người đang làm gì?
 + Các bộ phận chính của người?
- GV gợi ý học sinh tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật, ngồi câu cá, ngồi học, múa, đá bóng, ..
* Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người:
- Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo để rễ nặn
+ Bước 1: Nặn các bộ phận chính,
+ Bước 2: Nặn các bộ phận phụ,
+ Bước 3: Gắn, dính các bộ phận thành hình người.
+ Bước 4: Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật: Ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn, 
+ Sắp xếp thành đề tài
* Hoạt động 3: Thực hành: 
- GV hướng dẫn học sinh thực hành nặn
- GV gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá 
- GV gợi ý HS nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình, dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài.
- Yêu cầu HS chọn ra bài đẹp 
- GV nhận xét chung tiết học khen gợi động viên nhưng em có bài vẽ đẹp 
4. Củng cố: - GV cùng HS củng cố lại kiến thức bài học
5. Dặn dò: - Quan sát kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo, tạp chí,...
- HS quan sát tranh và trả lời:
 + Đang đi, đang chạy, đang gồi 
+ Đầu, thân, chân, tay
- HS quan sát cách nặn
+ Chú ý quan sát
- Quan sát 
- HS thực hành nặn dáng người 
- HS cùng tham gia nhận xét
- HS chọn ra bài đẹp theo cảm nhận
- Chú ý lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 23 XUYÊN.doc