TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kĩ năng :
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời các nhân vật .
2.Kiến thức .
- Hiểu những từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ LY trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
3. Thái độ : Biết quý cái thiện , ghét cái ác . .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
tuần 25 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2006 tập đọc khuất phục tên cướp biển i. mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng : Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời các nhân vật . 2.Kiến thức . Hiểu những từ ngữ trong bài . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ LY trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược . 3. Thái độ : Biết quý cái thiện , ghét cái ác . . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . iii. các hoạt động dạy học A. Kiểm tra : 2 HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá .Trả lời các câu hỏi nội dung bài . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó. - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài -HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi: ? Tính hung ác của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ? ? Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li cho thấy ông là người như thế nào ? ? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Li và tên cướp biển ? ? Vì sao bác sĩ Li khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? GV chốt lại : Tên cướp cũng có thể sợ bác sĩ nhưng ra toà , nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vãan khiến hắn phải nể sợ . GV hỏi thêm : Truyện đọc thêm giúp em hiểu ra điều gì ? c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Chúa tàu trừng mắt .... Phiên toà sắp tới . ” -Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn . 3. Củng cố , dặn dò GV nhận xét tiết học . Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2006 chính tả ( nghe viết ) Khuất phục tên cướp biển phân biệt r/ d/ gi , ên/ ênh i. mục tiêu 1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong truyện Khắc phục tên cướp biển . 2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d/ gi ( hoặc có vần ên /ênh ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho . 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. ii. đồ dùng học tập HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt. 2. Hướng dẫn HS nghe-viết GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Sầu riêng . - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả . - HS nêu cách trình bày đoạn văn. - GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài . - GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung . 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả . Bài tập 2 (lựa chọn) - GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a. - HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài tập . - Đại diện từng HS làm bài trên bảng . GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung . 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006 luyện từ và câu chủ ngữ trong câu kể ai là gì ? i. mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?, biết tạo được câu kể Ai là gì ? từ những chủ ngữ đã cho . 2. Kiến thức - HS hiểu ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 3. Thái độ : - HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận . ii. đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi các câu trong phần nhận xét . Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ . Bảng phụ choHS làm bài tập . Bảng có ghi các bộ phận chủ ngữ trong cột B của bài tập 2. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC . HS viết bảng các câu sau và cho HS xác định bộ phận vị ngữ của câu : Hạ Long là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ nổi tiếng . -HS nhận xét , GV đánh giá . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2. Phần nhận xét - GV treo bảng phụ ghi các câu văn , thơ trong phần nhận xét. HS đọc các câu văn . Bài 1: Giáo viên yêu cầu HS ngồi bên nhau thảo luận tìm câu kể Ai là gì ? có ở các câu văn thơ, làm bài vào vở bài tập . Học sinh báo cáo kết quả bài làm của mình . HS nhận xét , bổ sung , GV ghi bảng câu và đáp án của HS . Bài 2:GV gọi HS lên bảng gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu ,cả lớp làm vở bài tập . a. Ruộng rẫy / là chiến trường . Cuốc cày / là vũ khí . Nhà nông / là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh / là những đội viên đầu tiên của Đội ta. GV hỏi : Chủ ngữ của các câu trên chỉ gì? Hãy đặt câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ trong câu. Vậy chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? trả lời cho câu hỏi nào ? Bài 3: Chủ ngữ trong các câu trên do các từ ngữ như thế nào tạo thành ? ( Do danh từ , cụm danh từ tạo thành ) GV chốt lại nội dung bài . 3. Phần ghi nhớ. Ba , bốn HS đọc nội dung phần ghi nhớ .trong SGK. 4.Thực hành . Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài . - HS xác định câu kể Ai là gì ? chủ ngữ của những câu văn vừa tìm được ( GV phát cho 2,3 HS bảng phụ ghibài làm của bài tập 1) HS trình bày ý kiến của mình trước lớp . - GV cho 2 HS gắn bảng phụ đã làm lên bảng . Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá . Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập - GV : Để làm đúng bài tập các em cần thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì ? thích hợp về nội dung . - HS suy nghĩ , làm bài .Một HS lên bảng dùng thẻ bảng gắn chủ ngữ phù hợp vào các câu GV đã đưa ra . - HS trình bày ý kiến của mình . - Hai HS đọc lại kết quả . Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập . -GV hướng dẫn HS làm bài . HS suy nghĩ làm bài - HS trình bày ý kiến của mình trước lớp Lớp nhận xét, bổ sung . 3. Củng cố , dặn dò Nhận xét tiết học . kể chuyện Những chú bé không chết i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : HS nắm được nội dung câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm , sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược , bảo vệ Tổ Quốc.) 2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ .HS kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên. + Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe cô kể chuyện , nhớ cốt truyện.Nghe bạn kể : nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn. 3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . ii. đồ dùng dạy học tranh minh hoạ truyện iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến , tham gia ở tuần trước . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp GV kể chuyện . GV kể lần 1 , HS nghe . GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện . GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ . 3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . -Một HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện . a.Kể chuyện trong nhóm : -Kể chuyện trong nhóm :HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện . b. Thi kể trước lớp . - 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện . -Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện . -Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện . -Lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhận kể hay nhất . GV hỏi : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé ? Tại sao truyện lại có tên gọi là “Những chú bé không chết “ Thử đặt tên khác cho câu chuyện này . 4. Củng cố , dặn dò . - GV nhận xét tiết học. Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau. tập đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng : Biết đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui , hõm hỉnh , thể hiện tinh thần dũng cảm , lạc quan của các chiến sĩ lái xe. . 2. Kiến thức: -Hiểu các từ ngữ trong bài : -Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom dung , tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm , lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước . 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ “ Không có kính không phải xe không có kính ..................................... Mưa ngừng , gió lùa mau khô thôi.” III. Các hoạt động dạy - học A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Khuất phục tên cướp biển ” trả lời câu hỏi về nội dung bài . B - Dạy bài mới Giới thiệu bài: Luyện đọc và tìm hiểu bài: a.Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ . - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài HS trả lời câu hỏi : ? Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? ? Tình đồng chí , đồng đội của các chiến sĩ thể hiện trong những câu thơ nào ? ?Hình ảnh những chiéc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ? GV : Đố là khí thế quyết chiến , quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì chống đế quôcs Mĩ . HS đọc thầm lại cả bài thơ , trả lời câu hỏi : Bài thơ có nội dung gì ? GV khái quát lại nội dung của bài . c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm -HS tiếp nối nhau đọc bài thơ -GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn một khổ thơ tiêu biểu . HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ . 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006 tập làm văn luyện tập tóm tắt tin tức i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Bước đầu làm quen với việc tự viết tin , tóm tắt tin về các hoạt động học tập , sinh hoạt diễn ra xung quanh. 2.Kĩ năng: Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tóm tắt tin tức . 3. Thái độ : HS yêu thích đọc sách và tìm hiểu thông tin qua sách . ii. đ ... áng ,..để bảo vệ cho mắt . Biết tránh không đọc , viết ở nơi ánh sáng quá yếu * Cách tiến hành: - Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp .Quan sát tranh và trả lời câu hỏi .HS nêu lí do chọn lựa của mình . - Bước 2: Thảo luận cả lớp . GV nêu câu hỏi : Vì sao khi viết tay phải thì không nên đặt đèn ở phía tay phải ? -Bước 3: Cho HS làm việc cá nhân theo phiếu . Bước 4 : GV thu phiếu thống kê và kết luận : KHi đọc , viết tư thếphải ngay ngắn , khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li 30cm .Không được đọc sách , viết ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào . Không đọc sách khi đang nằm , đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư .Khi đọc sách , viết bằng tay phải , ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái , phía trước để tránh bóng tay phải . 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Bài 50 Thứ bẩy ngày 18 tháng 2 năm 2006 Khoa học Bài 50: nóng lạnh và nhiệt độ i.Mục tiêu 1. Kiến thức : Nêu được ví dụ các vật có nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp . Nêu được nhiệt độ trung bình của cơ thể người ; nhiệt độ của hơi nước đang sôi ; nhiệt độ của nước đá đang tan . Kĩ năng : Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh . Biết sử dụng nhiệt kế và đọc nhiệt kế . 3. Thái độ: GD học sinh sự ham hiểu biết và khám phá thé giới . ii.Đồ dùng dạy - học iii. các Hoạt động dạy - học a. KTBC: ? Nêu cách bảo vệ đôi mắt . B. dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt . * Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao , thấp . Biết sử dụng “ nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh . *Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày .HS trình bày kết quả Bước 2: HS quan sát hình 1và trả lời câu hỏi :TRong ba cốc nước dưới đây cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? GV gọi HS trả lời câu hỏi ( nột số vật có thể nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác . Bước 3: GV cho HS biết cách Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh . Trong hình 1 , cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất , cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất ? 3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế * Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản . * Cách tiến hành: Bước 1: GV giới thiệu cho HS về hai loại nhiệt kế ( đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí ) GV giới thiệu cho HS sơ lược về cấu tạo của nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế . GV gọi vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế . Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ : sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước , đo nhiệt độ cơ thể . HS nêu kết quả đo , HS khác kiểm tra lại . Nhận xét , bổ sung. Kết luận : 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau Địa lý thành phố cần thơ I- Mục tiêu 1. Kiến thức : Học xong bài này, HS biết vị trí địa lí của thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế . 2. Kĩ năng : Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần thơ là một trung tâm kinh tế , văn hoá , khoa học của đồng bằng Nam Bộ . 3. Thái độ : Tự hào về đất nước Việt Nam II- Đồ dùng dạy – học Bản đồ : hành chính , giao thông Việt Nam III- Các hoạt động dạy- học A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Thành phố là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long Hoạt động 1: Làm việc theo cặp Bước 1: HS dựa vào dựa vào bản đồ , trả lời câu hỏi : ? Thành phố cần thơ giáp với những tỉnh nào ? Từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ? Bước 2: HS lên chỉ bản đồ Việt nam nói về vị trí của Cần Thơ ( bên sông hậu , Trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long ) 3. TRung tâm kinh tế , văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh ảnh , bản đồ Việt Nam , SGK , thảo luận theo gợi ý : Tìm những dẫn chứng thể hiện cần thơ là : +. Trung tâm kinh tế + Trung tâm văn hoá , khoa học . + Trung tâm du lịch . - Tại sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hoá , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ? - Bước 2: - HS các nhóm trình bày kết quả , HS khác bổ sung , giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện . 5. Củng cố dặn dò HS đọc mục ghi nhớ . Gv nhận xét tiết học . Lịch sử Trịnh – nguyễn phân tranh I. mục đích yêu cầu 1.Kiến thức : HS biết từ thế kỉ thứ XVI triều đình nhà Lê suy thoái . Đất nước từ đây bị chia cắt nam Triều , Bắc Triều , tiếp đó là Đàng trong và Đàng Ngoài . Nhân dân bị đầy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa , cuộc sống ngày càng khổ cực , không bình yên . 2. Kĩ năng : trình bày được tình hình đất nước cuối thời hậu Lê , đất nước bị chia cắt 3. Thái độ : Tỏ thái độ không chấp nhận việc chia cắt đất nước . II. đồ dùng học tập Bản đồ Việt Nam thế kỉ thứ XVI –XVII Phiếu học tập của HS III. các hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ: B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa và tài liệu tham khao để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà lê từ đaàu thế kỉ thứ XVI HS trình bày kết quả làm việc .HS khác bổ sung . GV khái quát lại ình hình nhà Lê . 3.Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp GV giới thiệu cho Hs về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam TRiều , Bắc Triều . 4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân GV trả lời các câu hỏi vào phiếu : Năm 1592 nước ta có sự kiện gì ? Sau năm 1592 , tình hình nước ta như thế nào ? Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ? -GV cho một vài HS lên trình bày . - HS khác nhận xét , bổ sung . 5. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi : Chiến tranh nam Triều và Bắc Triều , cũng như chiến tranh Trịnh – nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?( vì quyền lợi , các dòng họ đã đánh giết nhau ) Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ? ( Nhân dân lao động cực khổ , đất nước bị chia cắt ) 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - chuẩn bị baig tuần sau . Đạo đức ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II I. Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học trong nửa đầu kì II , thực hành kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức đã học Rèn kĩ năng xử lí các tình huống và biết bày tỏ ý kiến của mình trước những quan niệm về các hành vi trong cuộc sống . II . Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức 4. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản trong nửa đầu học kì II Mục tiêu:Củng cố cho HS những kiến thức trong nửa đầu học kì II . Cách tiến hành : GV yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã học từ đầu học kì II đến nay . - HS nêu các tên các bài đạo đực . Lớp nhận xét . GV nhận xét , Kết luận: 3.Hoạt động 2: HS thực hành các kĩ năng đạo đức đã học . Mục tiêu: HS biết thực hiện các hành vi các hành vi đạo đức : kính trọng và biết ơn người lao động ; Lịch sự với mọi người ; giữ gìn các công trình công cộng ; Cách tiến hành : - GV cho HS thảo luận nhóm đôi: Các em học sinh tự nêu cho nhau nghe những việc mình đã làm thể hiện là người biết kính trọng nguươì lao động ; lịch sự với mọi người ; giữ gìn các công trình công cộng . - HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe . -Cả lớp nhận xét , đánh giá cách giải quyết . -GV kết luận : 4.Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Học ttập những hành vi , chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống . Kĩ thuật ôn tập chương ii: kĩ thuật trồng rau , hoa. i. mục tiêu như nội dung tiết 1 ii. Đồ dùng dạy họC Nội dung đề kiểm tra iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS kiểm tra lí thuyết : GV chép đề lên bảng : Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng : Trồng rau hoa đem lại những lợi ích gì ? Làm thức ăn cho người . Trang trí Lấy gỗ Xuất khẩu Ngăn nước lũ Làm thức ăn cho vật nuôi Câu 2: Hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau , hoa ? Câu 3: Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với rau , hoa ? Câu 4: Hãy nêu quy trình trồng cây rau , hoa trên luống và trong chậu ? HS chép đề và làm bài . GV quan sát nhắc nhở Hs nghiêm túc trong quá trình làm bài . GV thu bài và chấm bài . 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học kĩ thuật Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật i. Mục tiêu HS biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết triong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . Sử dụng được cờ –lê, tua vít để lắp , tháo các chi tiết . Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau . ii. đồ dùng dạy học Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ . Gv giới thiệu : Bộ lắp ghép có 34 chi tiết khác nhau , được phân làm 7 nhóm chính . GV giới thiệu từng nhóm chi tiết . GV cho Hs gọi tên các nhóm chi tiết mà giáo viên đã giới thiệu , hoặc trước khi giới thiệu . GV chọn một số chi tiết và đặt các câu hỏi để học sinh nhận dạng và đém số lượng của từng chi tiết . GV hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp GV cho HS tự kiểm tra lẫn nhau tên gọi các chi tiết . 3. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS sử dụng cờ- lê , tua – vít Lắp vít : GV hướng dẫn HS lắp vít theo các bước : KHi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ – lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua vít theo chiều kim đồng hồ . Văn chặt cho đến khi ốc giữu chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau . GV gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít . tháo vít Tay trái dùng cờ – lê giữ chặt ốc , tay trái dùng tua – vít đặt vào rãnh của vít , vặn cán tua –vít ngược chiều kim đồng hồ . HS quan sát hướng dẫn của giáo viên ở hình 3 . GV cho HS thực hành tháo vít . Lắp ghép một số chi tiết . GV thao tháo một mối ghép . GV vừa thao tác vừa đặt câu hỏi để HS gọi tên số lượng mối ghép . Gv thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép . 4. Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. Dặn HS về nhà Tập lắp tháo các chi tiết .
Tài liệu đính kèm: