Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2006

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2006

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kĩ năng :

- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , bất ngờ , hào hứng , thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện .

2.Kiến thức .

- Hiểu những từ ngữ khó trong bài .

- Hiểu nội dung bài : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.

3. Thái độ : GD tình yêu quê hương đất nước .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

 

doc 47 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 33
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2006
tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , bất ngờ , hào hứng , thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện .
2.Kiến thức .
Hiểu những từ ngữ khó trong bài .
- Hiểu nội dung bài : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.
3. Thái độ : GD tình yêu quê hương đất nước .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngắm trăng và không đề 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó ,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
? con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai ?
? Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp chú bé ?
? Cậu bé phát hiện ra những truyện buồn cười ở đâu ?
? Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
? Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
3 HS phát biểu 
HS khác nhận xét , bổ sung .
GV nhận xét .
 Em hãy tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn .
GV ghi ý chính của từng đoạn .
 Phần cuối truyện cho ta biết điều gì?
Hãy nêu ý chính của bài văn .
GV kết luận ghi ý chính lên bảng .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS luyện đọc phân vai . GV nhắc nhở các em thể hiện đúng vai của từng nhân vật mà mình đảm nhiệm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Tiếng cười thật dẽ lây.......... nguy cơ tàn lụi “
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn .
3. Củng cố , dặn dò 
 GV nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà đọc bài .
chính tả ( Nghe- viết )
 Ngắm trăng, không đề
phân biệt ch / tr hoặc iêu/ iu
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết chính xác , đẹp bài Ngắm trăng ,Không đề của Bác .
2. Kĩ năng : Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch ( hoặc iêu / iu ) 
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
 HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nhớ-viết 
GV đọc bài cần nghe - viết .
GV hỏi: 
 ?Qua bài thơ Ngắm trăng và không đề của Bác , em biết được điều gì về Bác Hồ ?
? Qua bài thơ em học được điều gì ở Bác ?
 - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- Viết chính tả 
 - Soát lỗi , thu và chấm bài 
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 (lựa chọn)
GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a.
 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vở bài tập .
Gv nhận xét và kết luận lời giải đúng . 
Bài tập 3 : ( chọn phần a)
HS đọc yêu cầu của bài tập .
HS đọc thầm , trao đổi theo cặp .
GV yêu cầu Hs tìm những từ láy có tiếng bắt đầu bằng tr và ch 
HS nêu từ mà mình tìm được .
 HS khác nhận xét , sửa chữa .
 Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2006
luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ : lạc quan – yêu đời 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
 Mở rộng và , hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm :Lạc quan – Yêu đời
2. Kiến thức 
- Biết và hiểu nghĩa , tình huống sử dụng của một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan , bền gan , vững chí trong những lúc khó khăn .
3. Thái độ : 
 Luôn có thái độ lạc quan , yêu đời trong cuộc sống .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ choHS làm bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC .
 Yêu cầu HS lên bảng đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân , trả lời cho câu hỏi : vì , do , nhờ .
-HS nhận xét , GV đánh giá .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Thực hành .
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài .
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp .
- Gv gợi ý : Xác định nghĩa của từ lạc quan sau đó nối câu với nghĩa phù hợp.
HS trình bày ý kiến của mình trước lớp .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Câu
Nghĩa
Tình hình đội tuyển rất lạc quan 
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp 
Chú ấy sống rất lạc quan 
Lạc quan là liều thuốc bổ 
Có triển vọng tốt đẹp 
Bài 2: 
 HS nêu yêu cầu của bài tập .
 Gv phát bút dạ và giấy cho từng nhóm , các nhóm làm .
Gọi một nhóm dán phiếu lên bảng . Các nhóm nhận xét bổ sung .
Gv nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Em hãy nêu nghĩa của mỗi từ có tiếng lạc nêu ở bài tập :
+ Lạc quan , lạc thú , lạc hậu . lạc điệu , lạc đề 
- hãy đặt câu với mỗi từ có tiếng lạc vừa giải nghĩa .
Bài 3: Twng tự như bài tập 2
Bài 4:
HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập .
 Yêu cầu HS trao đổi , thảo luận theo cặp.
GV gợi ý: Em hãy tìm xem nghĩa đen , nghĩa bóng của từng câu tục ngữ . Sau đó hãy đặt câu tục ngữ trong tình huống cụ thể .
 GV gọi HS phát biểu ý kiến .
GV nhận xét , bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà ghi nhớ câu tục ngữ .
kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : HS kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về tinh thần lạc quan , yêu đời .Yêu cầu truyện phải có cốt chuyện , có nhân vật có ý nghĩa .
2. Kĩ năng : Hiểu ý nghĩa truyện các bạn vừa kể 
 Lời kể chân thật , sinh động , giàu hình ảnh , sáng tạo .
	Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn . 
3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. đồ dùng dạy học 
 Truyện đọc lớp 4
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện Khát vọng sống .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
GV hướng dẫn kể chuyện .
Tìm hiểu đề bài 
Gọi Hs đọc đề bài 
Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe , được đọc về tinh thần lạc quan , yêu đời .
Yêu cầu HS đọc phần gợi ý .
GV gợi ý HS kể chuyện .
GV yêu cầu : Em hãy gới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết .
Kể trong nhóm 
Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm , mỗi nhoma 4 HS cùng kẻ chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện .
GV theo dõi chung .
Kể trước lớp 
Tổ chức cho Hs thi kể .
Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa hành động của nhân vật , ý nghĩa truyện .
Gọi Hs nhận xét bạn kể . 
GV nhận xét cho điểm HS kể tốt .
 3. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2006
tập đọc
 Con chim chiền chiện 
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
 Đọc đúng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , cuối mỗi dòng thơ nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
2. Kiến thức: 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cao hoài , cao vợi , bối rối ,...
-Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn , ca hát giữa không gian cao rộng , trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no , hạnh phúc , reo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống .
3. Thái độ . Luôn lạc quan. yêu đời yêu cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy - học
 Tranh minh hoạ bài 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Vương quốc vắng nụ cười ” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
 HS trả lời câu hỏi :
 ? Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?
Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ?
Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận , em hình dubng được điều gì ?
GV giảng bài 
 HS nêu ý chính của bài .
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm vag học thuộc lòng bài .
 -HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ . 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu , 3 khổ thơ cuối .
GV đọc mầu .
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
Nhận xét , đánh giá .
HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
 GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tuần 33
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2006
tập làm văn
 miêu tả con vật ( kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật 
Bài viết đúng nội dung , yêu cầu của đề bài , có đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết luận .
2.Kĩ năng:
 Lời văn tự nhiên , chân thực , biết cách dùng các từ ngữ miêu tả , hình ảnh so sánh làm nổi bật lên con vật mình định tả .
3. Thái độ : HS yêu mến và biết chăm sóc cọn vật trong gia đình .
ii. đồ dùng dạy học 
 Giấy viết bài .
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Thực hành 
 GV ghi đề lên bảng :
Hãy chọn một trong các đề sau : 
Đề 1: Viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích .Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp .
Đề 2: Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà . Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng .
Đề 3: Viết một bài văn tả một con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát .Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp .
HS viết bài .
GV thu , chấm một số bài .
Nêu nhận xét chung .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới. 
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2006
tập làm văn
 miêu tả con vật ( kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật 
Bài viết đúng nội dung , yêu cầu của đề bài , có đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết luận .
2.Kĩ năng:
 Lời văn tự nhiên , chân thực , biết cách dùng các từ ngữ miêu tả , hình ảnh so sánh làm nổi bật lên con vật mình định tả .
3. Thái độ : HS yêu mến và biết chăm sóc cọn vậ ... nh kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động : HS thực hành lắp con quay gió 
a.HS chọn chi tiết .
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào lắp hộp .
GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp con quya gió.
b.Lắp từng bộ phận .
Trước khi Hs thực hành lắp từng bộ phận , GV gọi 1 em đọc phần ghi nhớ .
Trong quá trình hS thực hành lắp từng bộ phận , GV nhắc các em lưu ý một số điểm sau :
+Lắp các thanh làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn .
+ Phải coío định tạm 4 thanh thẳng 11 lỗ bằng hai vít dài .
+ Lắp bánh đai vào trục .
+Bánh đai phải đựơc lắp đúng loại trục .
+ Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ .
Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền . 
c. Lắp ráp con quay gió .
GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 5 và nội dung quy trình để thực hành lắp ráp .
GV nhắc nhở HS lưu ý các vị trí lắp ráp giã các bộ phận với nhau .
GV quan sát HS thực hành uốn nắn , chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng .
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập 
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành : 
HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
4. Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2006
An toàn giao thông
Bài 1 : Giao thông và các loại đường giao thông
I . Mục đích yêu cầu 
- Học sinh hiểu tầm quan trọng của an toàn giao thông trong đời sống, biết được 
các loại đường giao thông và đặc điểm của từng loại đường giao thông ở nước ta.
- HS hiểu biết sơ lược về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta. Qua đó, góp phần 
giáo dục các em ý thức tôn trọng luật lệ giao thông, phòng tránh tai nạn.
II. Chuẩn bị 
- GV sưu tầm tranh ảnh về các phượng tiện giao thông , về các hệ thống giao thông 
nước ta.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
- GV cho HS quan sát và trả lời câu hỏi :
? Nước ta có các loại đường giao thông nào ? 
? Có các phương tiện nào hoạt động trên các loại đường giao thông đó? 
? Đường giao thông quan trọng như thế nào đối với đời sống con người và xã hội ?
- GV lưu ý HS : Cần chú ý đám báo trật tự an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng
 và tài sản của bản thân và của xã hội.
2. Đường bộ và các loại đường bộ 
- GV yêu cầu HS đọc mục I trong SHS sau đó trả lời câu hỏi 
- GV củng cố một số kiến thức đã học 
+ Quốc lộ là đường liên tỉnh , do Nhà nước quản lí .
+ Tỉnh lộ là đường nối liền các huyện trong tỉnh, do cấp tỉnh quản lí. 
+ Huyện lộ là đường nối liền các xã trong huện, do cấp huyện quản lí. 
+ Đường làng xã là đường nối liền các thôn, ấp, ... trong xã, và do cấp xã quản lí. 
3. Đường sắt và đặc điểm của đường sắt 
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về nhà ga, đường sắt ...
- Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam với 6 tuyến đường sắt 
- GV lưu ý về các tai nạn thường xảy ra ở đường sắt và những việc cần làm để tránh
 các tai nạn đó . 
4. Đường thuỷ và giao thông đường thuỷ 
- GV tiến hành dạy tương tự như dạy về đường bộ 
- HS trả lời câu hỏi 3 
5. Đường không 
- GVgiới thiệu về một số đường bay trong nước và đường bay quốc tế 
- Cho HS nêu những hiểu biết của mình về đường không 
6. Củng cố , dặn dò 
- Kể tên những loại đường giao thông mà em biết ?
- GV nhận xét tiết học.
An toàn giao thông
Bài 1 : Giao thông và các loại đường giao thông
I . Mục đích yêu cầu 
- Học sinh hiểutầm quan trọng của an toàn giao thông trong đời sống , biết được 
các loại đường giao thông và đặc điểm của từng loại đường giao thông ở nước ta .
- HS hiểu biết sơ lược về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta . Qua đó , góp 
phần giáo dục các em ý thức tôn trọng luật lệ giao thông , phòng tránh tai nạn.
II. Chuẩn bị 
- GV sưu tầm tranh ảnh về các phượng tiện giao thông , về các hệ thống giao thông 
nước ta.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
- GV cho HS quan sát và trả lời câu hỏi :
? Nước ta có các loại đường giao thông nào ? 
? Có các phương tiện nào hoạt động trên các loại đường giao thông đó? 
? Đường giao thông quan trọng như thế nào đối với đời sống con người và xã hội ?
- GV lưu ý HS : Cần chú ý đám báo trật tự an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng
 và tài sản của bản thân và của xã hội.
2. Đường bộ và các loại đường bộ 
- GV yêu cầu HS đọc mục I trong SHS sau đó trả lời câu hỏi 
- GV củng cố một số kiến thức đã học 
+ Quốc lộ là đường liên tỉnh , do Nhà nước quản lí .
+ Tỉnh lộ là đường nối liền các huyện trong tỉnh, do cấp tỉnh quản lí. 
+ Huyện lộ là đường nối liền các xã trong huện, do cấp huyện quản lí. 
+ Đường làng xã là đường nối liền các thôn, ấp, ... trong xã, và do cấp xã quản lí. 
3. Đường sắt và đặc điểm của đường sắt 
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về nhà ga, đường sắt ...
- Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam với 6 tuyến đường sắt 
- GV lưu ý về các tai nạn thường xảy ra ở đường sắt và những việc cần làm để tránh 
các tai nạn đó.
4. Đường thuỷ và giao thông đường thuỷ 
- GV tiến hành dạy tương tự như dạy về đường bộ 
- HS trả lời câu hỏi 3 
5. Đường không 
- GVgiới thiệu về một số đường bay trong nước và đường bay quốc tế 
- Cho HS nêu những hiểu biết của mình về đường không 
6. Củng cố , dặn dò 
- Kể tên những loại đường giao thông mà em biết ?
- GV nhận xét tiết học .
Giáo án hội giảng 
Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Người soạn và giảng: Nguyễn Thị Vân 
Môn: tập làm văn - Lớp 4
Bài: Luyện tập xây dựng mở bài 
trong bài văn miêu tả cây cối
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : HS nắm được hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối .
2 Kĩ năng : Viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối .
3 . Thái độ : ý thức chăm sócvàbảo vệ cây cối .
ii. đồ dùng dạy học 
 Tranh ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát .
 Bảng phụ viết dàn ý mở bài . 
iii. các hoạt động dạy học 
A.KTBC : 
 ? Thế nào là miêu tả ?
 ? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả .
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1 : 
 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 . 
HS suy nghĩ , làm bài , phát biểu ý kiến 
 Lớp nhận xét . 
GV kết luận : Điểm khác nhau giữa hai cách mở bài :
+ Mở bài trực tiếp : Giới thiệu ngay cây hoa định tả .
+ Mở bài gián tiếp : nói về mùa xuân , các loại hoa trong vườn , rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả . 
Bài tập 2: 
 -Một HS nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc HS : Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cho một trong 3 cây mà đề bài gợi ý .
 Đoạn mở bài có thể chỉ 1,2 câu , không nhất thiết phải viết dài .
-HS viết đoạn văn . HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình . 
 -HS trình bày bài viết của mình .
HS nhận xét , sửa cách dùng từ , viết câu , diễn đạt .GV đánh giá.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập .
GV kiểm tra HS đã quan sát một cây , sưu tầm ảnh một cây đó mang đến lớp như thế nào ? 
-GV dán tranh một số cây lên bảng .
-HS quan sát , trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa .
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . GV nhận xét , góp ý .
Bài tập 4:
 -GV nêu yêu cầu của bài tập , gợi ý cho HS viết một đoạn mở bài .
 -HS viết mở bài , trao đổi với bạn về mở bài của mình .
HS nối tiếp trình bày mở bài trước lớp .( Nói rõ mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp )
HS khác nhận xét , GV khen ngợi và cho điểm tuyên dương HS có bài viết tốt.
Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2006
an toàn giao thông
Bài 2 : các phương tiện giao thông 
và phương tiện của chúng 
I . Mục đích yêu cầu 
- Học sinh nhận biết về các phương tiện giao thông , biết được một số phương tiện
 giao thông phổ biến .
- HS có ý thức và bước đầu biết phòng tránh tai nạn do các phương tiên giao thông 
gây ra .
II. Chuẩn bị 
- GV sưu tầm tranh ảnh có các hình phương tiện giao thông. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1 
a, Các phương tiện giao thông 
- GV Cho HS quan sát 4 loại phương tiện giao thông : Đường sắt , đường bộ ,đường 
thuỷ , đường không. 
- Yêu cầu HS nêu tên phương tiện đó 
- Nêu đặc điểm về cấu tạo và vận chuển của phương tiện đó
- Phương tiện đó dùng để làm gì 
3. Hoạt động 2 
a. Cách đề phòng tai nạn do các phương tiện giao thông gây ra 
- GV đưa ra 3 câu hỏi yêu cầu HS thảo luận 
? Khi điều khiển phương tiện chúng ta phải làm gì ?
? Khi đi trên các phương tiện giao thông phải như thế nào ?
? Khi đi bộ trên đường vận chuyển của các phương tiện phải như thế nào ?
? Ngoài ra khi chơi đùa , các em cần phải chú ý điều gì để không xảy ra tai nạn 
giao thông ? 
- HS đại diện báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét , đánh giá .g bay quốc tế 
- Cho HS nêu những hiểu biết của mình về đường không 
4. Củng cố , dặn dò 
- Kể tên những loại đường giao thông mà em biết ?
- GV nhận xét tiết học .
an toàn giao thông
Bài 2 : các phương tiện giao thông 
và phương tiện của chúng 
I . Mục đích yêu cầu 
- Học sinh nhận biết về các phương tiện giao thông , biết được một số phương tiện
 giao thông phổ biến .
- HS có ý thức và bước đầu biết phòng tránh tai nạn do các phương tiện giao thông 
gây ra .
II. Chuẩn bị 
- GV sưu tầm tranh ảnh có các hình phương tiện giao thông. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1 
a, Các phương tiện giao thông 
- GV Cho HS quan sát 4 loại phương tiện giao thông : Đường sắt , đường bộ ,
đường thuỷ , đường không. 
- Yêu cầu HS nêu tên phương tiện đó 
- Nêu đặc điểm về cấu tạo và vận chuển của phương tiện đó
- Phương tiện đó dùng để làm gì 
3. Hoạt động 2 
a. Cách đề phòng tai nạn do các phương tiện giao thông gây ra 
- GV đưa ra 3 câu hỏi yêu cầu HS thảo luận 
? Khi điều khiển phương tiện chúng ta phải làm gì ?
? Khi đi trên các phương tiện giao thông phải như thế nào ?
? Khi đi bộ trên đường vận chuyển của các phương tiện phải như thế nào ?
? Ngoài ra khi chơi đùa , các em cần phải chú ý điều gì để không xảy ra tai nạn 
giao thông ? 
- HS đại diện báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét , đánh giá .g bay quốc tế 
- Cho HS nêu những hiểu biết của mình về đường không 
4. Củng cố , dặn dò 
- Kể tên những loại đường giao thông mà em biết ?
- GV nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc