Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

- Hiểu các từ ngữ trong bài; Hiểu ý nghĩa câu chuyện: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Không coi thường một nghề nào trong xã hội, nghề nào cũng đáng quý, kể cả nghề lao công, đạp xích lô, giúp việc nhà

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng)

- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.

II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ như SGK; Bảng phụ .

III. Hoạt đông dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1123Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 16/10/2010
Giảng: Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Tiết 17: THƯA CHUYệN VớI Mẹ
I. Mục tiêu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài; Hiểu ý nghĩa câu chuyện: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
Không coi thường một nghề nào trong xã hội, nghề nào cũng đáng quý, kể cả nghề lao công, đạp xích lô, giúp việc nhà
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng)
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ như sgk; Bảng phụ .
III. Hoạt đông dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Đôi giày ba ta màu xanh” trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn .
GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Bài mới: 
1.Giới thiệu bài : (1’) Trực tiếp.
2. Luyện đọc: 10’
- Yêu cầu HS đọc toàn bài một lượt.
- GV yêu cầu HS luyện đọc nối đoạn.
 + Lần 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
 + Lần 2: GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ có trong đoạn đọc của mình. 
- HS đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài .. 
3. Tìm hiểu bài: 10’
*/ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:
? Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
? Nêu ý chính của đoạn 1?
*/ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2:
? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
? Nêu ý chính của đoạn 2?
*/ GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài :
? Em hãy nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
GV nhận xét và chốt ý . Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương rất dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái. 
Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. 
? Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
3. Đọc diễn cảm: 10’
GV hướng dẫn HS phân vai: người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương .GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp .
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm .
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò: 3’
? Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-đát .
- 2 HS đọc bài.
Lớp theo dõi, nhận xét.
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc .
- 1 HS khá đọc bài và chia đoạn.
HS nêu:
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự hàng ngang. HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
1 HS đọc lại toàn bài .
- HS đọc thầm đoạn 1, suy nghĩ, trả lời.
1. Cương xin mẹ cho học nghề để kiếm sống đỡ đần mẹ.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
2. Cương thuyết phục mẹ cho học nghề rèn
- HS đọc thầm toàn bài .
- 2- 3 HS nêu.
- Ước mơ là chính đáng, nghề nào cũng đáng quý.
* Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận cách đọc phù hợp.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
HS đọc trước lớp.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp.
 2 HS nêu.
- Ghi đầu bài.
Lắng nghe
Cựng theo dừi
Lắng nghe
Nghe
cỏc bạn trả lời.
Chú ý theo dõi
Toán
Tiết 41: HAI ĐƯờNG THẳNG SONG SONG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau).
- Vẽ được hai đường thẳng song song (chưa đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối).
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV yêu cầu HS làm bài 2-3- 4vbt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1. Giới thiệụ bài : (1’) Trực tiếp.
2. Giới thiệu hai đường thẳng song song: 10’
 - GV vẽ hình : 
 A B
 D C 
? Các cặp cạnh đối diện nhau.
? Các cặp cạnh nào bằng nhau.
- GV: Kéo dài về hai phía của hai cạnh đối diện, và cho HS biết: “Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau”.
? Đường thẳng AB và đường thẳng CD có cắt nhau hay vuông góc với nhau không?
 GV kết luận: Hai đường thẳng song song thì không bao giờ gặp nhau.
*/ Cách nhận biết hai đường thẳng song song: 
? Đường thẳng AB và CD cùng vuông góc với đường thẳng nào?
=> Để nhận biết hai đường thẳng song song thì hai đường thẳng đó phải vuông góc với một đường thẳng khác.
- GV cho HS liên hệ thực tế để tìm ra các đường thẳng song song.
3. Thực hành: 20’
Bài 1
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV củng cố cho HS cách nhận biết hai đường thẳng song song.
Bài 2
- Cho HS làm cá nhân và chữa bài.
- GV củng cố cho HS cách nhận biết hai đường thẳng song song
Bài 3
- Cho HS thi làm nhanh.
- GV củng cố cho HS cách nhận biết hai đường thẳng song song và vuông góc.
4. Củng cố- dặn dò: 3’
? Như thế nào là hai đường thẳng song song?
- GV nhận xét chung, giao bài về nhà
- Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- 3 HS làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
- Quan sát.
- AB và DC; AD và BC.
- Các cặp canh bằng nhau : AB = DC; AD = BC.
- Không cắt nhau và cũng không vuông góc với nhau.
Tương tự, HS kéo dài hai cạnh AD và BC về hai phía và nêu nhận xét: AD và BC là hai đường thẳng song song.
- 1- 2 HS nêu.
3 HS nhắc lại cách nhận biết hai đường thẳng song song.
3- 4 HS liên hệ thực tế
- 2 HS làm bài 
- Lớp thống nhất kết quả.
HS làm bài cá nhân
- 1 HS chữa bài trên bảng.
Lớp nhận xét đánh giá.
HS làm bài nhóm 4.
Đại diện nhóm báo cáo.
HS nhận xét đánh giá.
- Vài HS nêu.
- Theo dõi, ghi đầu bài.
Lắng nghe.
Tập viết các số từ 90 đến 100
Cùng quan sát
Theo dõi
kỹ thuật
KHÂU ĐộT THƯA (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng dạy học
- Vải trắng 20 x 30cm.
- Chỉ màu, kim, kéo, thước, phấn.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A. Bài cũ: Khâu đột thưa (tiết 1)
- HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa (tiết 2).
2. Hoạt động 1: HS thực hành khâu đột thưa: 25’
- GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS: 5’
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ Đường vạch dấu thẳng.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối phẳng
+ Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 Củng cố – Dặn dò: 3’
- Đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài: Khâu đột mau.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm tổ.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
 Theo dõi
 Ghi đầu bài
Theo dõi
Quan sát
Lắng nghe
Kể chuyện
Tiết 9: Kể CHUYệN ĐƯợC CHứNG KIếN hoặc THAM GIA
I. Mục tiêu:
- HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân; Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện; Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện; Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
- Yêu cầu HS kể truyện đã nghe, đã đọc. 
GV nhận xét và chấm điểm.
B/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) trực tiếp
2. Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài: 2’
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
3. Gợi ý HS kể chuyện: 8’
 */Các hướng xây dựng cốt truyện 
GV mời HS đọc gợi ý 2
GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
*/ Đặt tên cho câu chuyện 
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện để HS chú ý khi kể.
GV nhắc HS: kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (em, tôi)
4. Thực hành kể chuyện: 20’
a/ Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b/ Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện :
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
5. Củng cố- dặn dò: 3’
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Bàn chân kì diệu .
- 2 HS kể chuyện.
Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
- HS đọc và phân tích đề.
HS theo dõi .
3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HS đọc gợi ý 3
HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện 
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
b) Kể chuyện trước lớp 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
- Theo dõi.
- Ghi đầu bài.
Lắng nghe
Nhìn lên bảng
Lắng nghe
Chú ý nghe
Ngày soạn: 17/10/2010
Giảng: Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 42: Vẽ HAI ĐƯờNG THẳNG VUÔNG GóC
I. Mục tiêu:
- Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke); Biết vẽ đường cao một tam giác.
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 vbt- tiết 41.
- GV ... . Nội dung :
2.1. Hướng dẫn HS phân tích đề bài: 2’ 
- GV ghi bảng đề bài. Yêu cầu HS đọc và phân tích đề.
GV gạch chân những từ ngữ quan trọng có trong đề bài.
 2.2. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có: 5’ 
GV yêu cầu HS đọc các gợi ý :
Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm:
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì? 
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
GV nhận xét.
2.3. HS thực hành trao đổi: 23’
- Yêu cầu HS nói rõ chủ đề tranh luận của mình là gì.
GV đến từng nhóm giúp đỡ 2HS. 
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
3. Củng cố- dặn dò: 3’
GV nhận xét, giao bài về nhà.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
2 HS kể miệng
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
HS đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng “Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi”.
HS tiếp nối đọc các gợi ý 
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu .
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. 
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
HS tiếp nối nhau phát biểu: Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. 
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
Vài cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí. Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại.
- Theo dõi. 
- Ghi đầu bài.
Theo dõi
Quan sát lên bảng
Theo dõi
Lắng nghe
Chú ý nghe
Toán
Tiết 45: THựC HàNH Vẽ HìNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Bằng thước thẳng và ê ke, vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
Ii. Đồ dùng:
Thước thẳng và ê ke.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét, ghi điểm .
B/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) trực tiếp
2. Nội dung:
2.1 Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm: 10’
- GV nêu đề: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
- Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
- GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng :
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+ Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD.
2.2 Thực hành: 20’
Bài 1
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
- Thống nhất đáp án.:
 Chu vi hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm) 
Bài 2
- Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông.
Bài 3
- Cho HS làm và chữa bài.
? Nêu nhận xét về hai đường chéo của hình vuông?
( Bằng nhau và vuông góc với nhau)
3. Củng cố – dặn dò: 3’
- GV nhận xét chung giờ học giao bài về nhà. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- 2 HS sửa bài
HS theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS đổi chéo vở kiểm tra
HS làm bài
HS đổi chéo vở kiểm tra
- Theo dõi. 
- Ghi đầu bài.
Theo dõi.
Cùng quan sát
Lắng nghe
Theo dõi
Nghe
Gv nhắc
Khoa học
Bài 18: ÔN TậP CON NGƯờI Và SứC KHOẻ (Tiết 1) 
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS được ôn tập về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu , thừa dinh dưỡng, bệnh lây qua đường tiêu hoá
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
II. Đồ dùng:
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ
- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua
- Các tranh ảnh, mô hình (rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống ?
- GV nhận xét, chấm điểm .
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài : (1’) Trực tiếp.
2. Nội dung :
Hoạt động1:Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng?”: 20’
*/ Mục tiêu: HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường; Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng : Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*/ Cách tiến hành:
- Cho HS chơi theo hình thức cá nhân: GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS bốc thăm trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm cho những HS trả lời đúng và nhanh.
Hoạt động 2: Tự đánh giá: 10’
*/ Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
*/ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
 + Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
 + Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
 + Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá đề thay cho các loại gia súc, gia cầm.
3. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV nhận xét chung, giao bài về nhà.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ 
 2-3 HS trả lời
Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lần lượt các HS lên bốc thăm và trả lời.
HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn, đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi .
- Ghi đầu bài.
Theo dõi
Lắng nghe
Nghe
các bạn trả lời
Theo dõi
địa lý
Bài 8: HOạT ĐộNG SảN XUấT CủA NGƯờI DÂN 
ở TÂY NGUYÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp; Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng; Các hoạt động khai thác sức nước; rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.
- HS khuyết tật hoà nhập cùng lớp.
* GDBVMT: Giáo dục HS về tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, đồng thời tích cự trồng rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh 
Iii. Hoạt động dạyhọc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
K.tật
A/ Kiểm tra bài cũ: 5’
? Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên?
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) Trực tiếp.
2. Nội dung: 30’
*/ Khai thác sức nước:
? Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
? Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? 
? Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
? Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
? Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
- Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li và Đa Nhim trên lược đồ hình 4 và cho biết chúng nằm trên con sông nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*/Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7
? Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
? Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh và các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu và thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp.
? Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ? 
? Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
? Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
? Thế nào là du canh, du cư? Tập quán này có nên duy trì không? Vì sao?
? Em cần làm gì để bảo vệ rừng?
3. Củng cố- dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS làm nhanh bài tập 3 vbt.
- GV nhận xét chung, giao bài về nhà. Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt.
- 2 HS trả lời
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi.
- HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV:
+ Sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai, Ba.
+ Chảy qua nhiều vùng độ cao khác nhau.
+ Sản xuất ra điện.
+ Dự trữ nức, hạn chế những cơn lũ bất thường.
- HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Đà Rằng, Đồng Nai) và 2 nhà máy thủy điện (Ya-li, Đa Nhim) trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS quan sát hình 6, 7 .
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận 4 HS / nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp:
+ TN có nhiều loại rừng. Vì khí hậu ở từng khu vực không giống nhau.
+ Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển, nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện cây rụng lá gọi là rừng khộp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cho nhiều sản vật quý.
- Sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ.
- Không ở một chỗ, thường di chuyển .
- HS liên hệ: Không nên duy trì tập quán lạc hậu du canh du cư vì nó khiến rừng bị tàn phá, hủy hoại môi trường.
+ Tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ rừng, khai thác hợp lý rừng và tích cực trồng rừng.
- 2- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong bài.
- HS làm nhân, đọc bài.
- Ghi đầu bài.
Lắng nghe
Theo dõi
Nhìn lên bảng
Nghe bạn phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 sang.doc