Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 23

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 23

Tập đọc

Tiết 45 : HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU :

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả ; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò , đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường .

- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian .

 - Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 41 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
Tiết 45 : HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU :
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả ; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò , đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian .
	- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chợ Tết .
- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Chợ Tết , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Hoa học trò .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
TIẾN HÀNH
- Có thể xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Cho xem tranh , ảnh hoa phượng .
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Từng nhóm 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 – 3 lượt 
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Trực quan 
-Giảng giải
-Thực hanh
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
TIẾN HÀNH
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
Vì phượng là loài cây rất gần gũi , quen thuộc với học trò . Nó thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò . Thấy màu hoa phượng , học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè . Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường .
Hoa phượng đỏ rực , đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt , cả một vùng , một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau .
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui : buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học , sắp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè .
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ .
Lúc đầu , màu hoa là màu đỏ còn non . Có mưa , hoa càng tươi dịu . Dần dần , số hoa tăng , màu cũng đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi , màu phượng rực lên .
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn .
-Thảo luận 
-Vấn đáp.
-Vấn đáp
-Trực quan 
Vấn đáp
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài 
TIẾN HÀNH
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Phượng không phải là  đậu khít nhau . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc 
bài ; học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả ; tìm tranh , ảnh đẹp , những bài hát hay về hoa phượng .
- Dặn HS học thuộc lòng bài thơ Chợ Tết để chuẩn bị viết lại theo trí nhớ 11 dòng đầu trong tiết chính tả tới .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
-Giảng giải
-Làm mẫu
-LTập
-Thi đua
Rút kinh nghiệm
..
CHÍNH TẢ 
Tiết 23 : CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Chợ Tết .
- Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng 11 dòng đầu bài Chợ Tết . Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn điền vào các ô trống .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a hoặc b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Sầu riêng .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Chợ Tết .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết 
MT : Giúp HS nhớ để viết đúng chính tả .
TIẾN HÀNH
- Nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ , những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa , chú ý những chữ dễ viết sai  
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- 1 em đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết trong bài Chợ Tết .
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ .
- Gấp SGK , nhớ lại 11 dòng thơ , tự viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
-Trực quan 
-Hoạt động cả lớp.
-Giảng giải
-Thực hanh 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
TIẾN HÀNH
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán tờ phiếu đã viết truyện vui Một ngày và một năm , chỉ các ô trống , giải thích yêu cầu BT2 .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu , phát bút dạ mời các nhóm thi tiếp sức ( mỗi nhóm 6 em ) .
 4. Củng cố : (3’)
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ đã được 
luyện tập để không viết sai chính tả ; về nhà kể lại truyện vui Một ngày và một năm cho người thân nghe .
- Đọc thầm truyện vui , làm bài vào vở .
- Đại diện nhóm đọc lại truyện sau khi đã điền các tiếng thích hợp ; nói về tính khôi hài của truyện .
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc .
-Trực quan
-Thực hanh
-Thảo luận nhom.
-Thi đua 
Rút kinh nghiệm
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 45: DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
	- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Nhận xét .
	- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Luyện tập .
	- Bút dạ , 3 – 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG THÂY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .
 - 2 em làm lại BT2,3 tiết trước .
	- 2 em đọc thuộc 3 thành ngữ BT4 . Đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên 
 3. Bài mới : (27’) Dấu gạch ngang .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu gạch ngang trong văn viết .
TIẾN HÀNH
- Bài 1 : 
+ Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Bài 2 : 
- 3 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT .
- Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang , phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ .
- Tham khảo ghi nhớ để trả lời .
-Trực quan 
-Hoạt động cá nhân.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
TIẾN HÀNH
- 3 , 4 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
-Trực quan 
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
TIẾN HÀNH
- Bài 1 : 
+ Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Bài 2 : 
+ Lưu ý : Đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng :
Đánh dấu các câu đối thoại .
Đánh dấu phần chú thích .
+ Phát bút dạ và phiếu cho một số em .
+ Kiểm tra lại nội dung bài viết , cách sử dụng các dấu gạch ngang của một số em , nhận xét .
+ Chấm điểm bài làm tốt .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; dặn những em làm BT2 chưa đạt về nhà sửa bài , viết lại vào vở .
- Đọc nội dung BT , tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha , nêu tác dụng của mỗi dấu .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ .
- Tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp .
- Một số em dán bài viết của mình ở bảng .
-Trực quan 
-Vấn đáp.
-Thực hành
 Rút kinh nghiệm
..
KỂ CHUYỆN 
Tiết 23 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc có nhân vật , ý nghĩa ; ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	- Giáo dục HS biết yêu cái đẹp , cái thiện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số truyện thuộc đề tài của bài KC .
	- Bảng lớp viết đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Con vịt xấu xí .
	- 1 em kể lại vài đoạn truyện Con vịt xấu xí , nêu ý nghĩa truyện .
 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập .
MT : Giúp HS hiểu được yêu cầu của BT
TIẾN HÀNH
- Gạch dưới những chữ sau trong đề bài : được nghe – được đọc – ca ngợi cái đẹp – cuộc đấu tranh .
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện : Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn , Cây tre trăm đốt trong SGK .
- Nhắc HS : Trong các truyện được nêu làm ví dụ , truyện Con vịt ... ất dinh dưỡng ở đâu ?
+ Tại sao phải bón phân vào đất ?
- Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK để các em hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón đối với rau , hoa .
- Giải thích : Loại cây khác nhau thì có nhu cầu về phân bón khác nhau . Ở các thời kì sinh trưởng khác nhau , cây cũng có nhu cầu phân bón khác nhau . Cây lấy củ hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa thì có nhu cầu về lân , ka-li cao .
- Kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây , mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón với liều lượng khác nhau .
Hoạt động lớp .
- Lấy ở trong đất .
- Cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân , lá , hoa , quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít , không đủ cung cấp cho cây . Để bù lại sự thiếu hụt đó , ta cần phải bón phân vào đất .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân .
MT : Giúp HS nắm thao tác kĩ thuật bón phân cho rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý để HS nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cho cây .
- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số loại phân . Giải thích ngắn gọn về một số loại phân thường dùng để bón cho rau , hoa như phân hữu cơ , phân hóa học 
- Hướng dẫn , gợi ý HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi SGK .
- Giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho cây rau , hoa . Giải thích để HS hiểu được tại sao nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục .
- Tóm tắt nội dung bài học .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung ghi nhớ cuối bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm phân bón , đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; đọc trước bài học sau .
	Rút kinh nghiệm
..
Kĩ thuật (tiết 46)
TRỪ SÂU , BỆNH HẠI CÂY RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được tác hại của sâu bệnh và cách diệt trừ chúng .
	- Trình bày được các nội dung của bài học .
	- Có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Sưu tầm tranh , ảnh một số loại sâu , bệnh cây rau , hoa .
	- Một số loại sâu hịa rau , hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu bệnh phá hại .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bón phân cho rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại .
MT : Giúp HS nắm mục đích của việc trừ sâu , bệnh hại cây rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu tên những loại sâu , bệnh hại rau , hoa .
- Hướng dẫn HS quan sát một số loại sâu , bệnh và bộ phận cây bị sâu , bệnh phá hại bằng vật mẫu , tranh .
- Kết luận : Sâu , bệnh hại làm cây phát triển kém , năng suất thấp , chất lượng giảm sút . Vì vậy , phải thường xuyên theo dõi , phát hiện sâu , bệnh và diệt trừ chúng kịp thời .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 1 SGK để mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh phá hại ; nêu tác hại của sâu bệnh .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp trừ sâu , bệnh hại .
MT : Giúp HS nắm các biện pháp trừ sâu , bệnh hại .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK :
+ Đảm bảo khoảng thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ cho rau sạch , người sử dụng không bị ngộ độc .
+ Người lao động phải mang găng tay , kính đeo mắt , khâu trang , đi ủng , mặc quần áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 2 SGK và nêu những biện pháp trừ sâu , bệnh đang được thực hiện trong sản xuất .
- Nêu những ưu , nhược điểm của các cách trừ sâu , bệnh :
+ Bắt sâu , ngắt lá , nhổ cây bị bệnh tốn nhiều công sức và chỉ có hiệu quả khi sâu , bệnh còn ít .
+ Bẫy đèn đỡ tốn công nhưng chỉ áp dụng với sâu hại thích ánh sáng .
+ Phun thuốc trừ sâu , bệnh có hiệu quả nhanh nhưng độc với con người , động vật , gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy , phải thực hiện đúng kĩ thuật , đúng hướng dẫn , bảo đảm an toàn lao động .
+ Thả các loại ong kí sinh , bọ rùa , kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây độc và ô nhiễm môi trường .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục có ý thức bảo vệ cây rau , hoa và môi trường .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau .
Rút kinh nghiệm
..
MĨ THUẬT 
Tiết 23: Tập nặn tạo dáng : 
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bộ phận chính và các động tác của người khi hoạt động .
	- Làm quen với hình khối điêu khắc và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích .
	- Quan tâm , tìm hiểu các hoạt động của con người .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh , cách điệu .
	- Bài tập nặn của HS các lớp trước .
	- Đất nặn .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Đất nặn .
	- Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng đẻ làm bảng nặn .
	- Một thanh tre hoặc gỗ có một đầu nhọn , một đầu dẹt dùng để khắc , nặn các chi tiết .
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành ; màu vẽ hoặc giấy màu ; hồ dán .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Cái ca và quả .- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được các đặc điểm của các mẫu .
TIẾN HÀNH
- Giới thiệu ảnh một số tượng người , tượng dân gian hay các bài tập nặn của HS các lớp trước để các em quan sát , nhận xét về :
+ Dáng người .
+ Các bộ phận .
+ Chất liệu để nặn , tạc tượng .
- Gợi ý HS tìm vài hình dáng để nặn .
- HS quan sát 
-Trực quan 
-Giảng giải
Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người .
MT : Giúp HS nắm cách nặn dáng người
TIẾN HÀNH
- Thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát :
Nhào , bóp đất sét cho mềm , dẻo .
Nặn hình các bộ phận .
Gắn dính các bộ phận thành hình người 
Tạo thêm các chi tiết cho hoàn chỉnh .
- Gợi ý HS :
Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật .
Sắp xếp thành bố cục .
- HS quan sát
-Trực quan 
-Vấn đáp.
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS nặn được một hình người .
TIẾN HÀNH
- Giúp HS :
Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận .
So sánh hình dáng , tỉ lệ để cắt , gọt , nắn và sửa hình . Gắn , ghép các bộ phận 
Tạo dáng nhân vật .
- Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tại theo ý thích .
- Lưu ý : Nặn xong , để khô , sau đó có thể vẽ màu cho đẹp .
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp thực hành .
_Thực hành cả lớp.
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn .
TIẾN HÀNH
- Gợi ý HS nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình , dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài .
4. Củng cố : (3’)
 - Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS biết quan tâm , tìm hiểu các hoạt động của con người .
 5. Dặn dò : (1’)
 - Nhận xét tiết học .
	- Quan sát kiểu chữ nét thanh , nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo , tạp chí .
Hoạt động lớp .
- Đánh giá , xếp loại .
-Trình bay 
-Nhận xet
Rút kinh nghiệm
..
Tiết : 
Môn : Sinh hoạt 	 Tựa bài : Sinh hoạt theo chủ đề : Học tốt
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
1.Kiến thức : HS hiểu được học như thế nào được gọi là học tốt?
2. Kỹ năng : Mạnh dạn trước tập thể
3.Thái độ : Tự giác học tập, chuẩn bị bài làm, bài học ở nhà thạât chu đáo
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP và sử dụng ĐDDH
15’
15’
5’
1Nhận xét tuần qua
Tiết sinh hoạt trước ta sinh hoạt theo chủ đề gì?
Em rút ra bài học gì trong tiết sinh hoạt đó?
Nêu vấn đề thi đua trong tuần qua
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý
Chốt lại
Nêu nhiệm vụ, yêu cầu của tiết sinh hoạt lần này
Ghi bảng: chủ đề Học tốt
Học tốt là học như thế nào?
Chốt ý
Học tốt: học tập luôn cố gắng để đạt điểm cao nhất. Muốn vậy phải chuẩn bị bài chu đáo , học và làm bài đầy đủ, ngồi học trong lớp phài chú ý lắng nghe và tham gia phát biểu ý kiên xây dựng bài. Trình bày bài làm sạch đẹp, chữ viết nắn nót
Các em tự xét mình xem mình đã học tốt chưa?
Vì sao chưa tốt?
Các em nhận xét xem lớp ta có những bạn nào học tốt? (luôn thuộc bài, làm bài đầy đủ, được cô giáo khen về chữ viết)
Phương hướng: Tiếp tục vừa học , vừa ôn tập chuẩn bị thi giữa HK II
Tuyên dương:
Tổ:
Cá nhân:
2. Sinh hoạt
Cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” về môn toán (quy tắc, công thức toán)
Nhận xét tiết học
Nhắc nhở HS về ôn bài thật kĩ, xem lại các bài tập đã làm
3.Dặn dò
 CB: SH VH VN
HS trả lời miệng
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý
HS lắng nghe
HS ghi nháp, nêu miệng
HS nhận xét, bổ xung
HS nêu ý kiến
Cả lớp góp ý
HS nhận xét
HS chơi trò chơi
Đàm thoại

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc