Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 25

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 25

Tập đọc

Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .

- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .

 - Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 43 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .
	- Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đoàn thuyền đánh cá .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
TIẾN HÀNH
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  phiên toàn sắp tới .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Trực quan 
-Hoạt dộng nối tiếp.
-Giảng giải
-Đàm thoại
-Thảo luận 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
TIẾN HÀNH
Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
Lời nói , cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho .
Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
Đập tay xuống bàn quát mọi người im ; Có câm mồm không ? ; Rút soạt dao ra , lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly 
Nhân hậu , điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm ; dám đối đầu chống cái xấu , cái ác ; bất chấp nguy hiểm .
Một đằng thì đức độ  Một đằng thì nanh ác  
Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải .
- Tự phát biểu .
-Thảo luận nhom 
-Đàm thoại
-Vấn đáp.
-Động não
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài 
TIẾN HÀNH
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chúa tàu trừng mắt  sắp tới . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
- Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe .
- Một tốp 3 em đọc truyện theo cách phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu
-Hoạt đdộng nhom 
-Giảng giải
-Thực hanh 
-Thi đdua
 Rút kinh nghiệm
..
CHÍNH TẢ 
Tiết 25: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Khuất phục tên cướp biển .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn bài Khuất phục tên cướp biển . Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Họa sĩ Tô Ngọc Vân .
	- 1 em đọc nội dung BT2a tiết trước cho 2 bạn viết trên bảng lớp , cả lớp viết ở nháp .
 3. Bài mới : (27’) Khuất phục tên cướp biển 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
TIẾN HÀNH
- Đọc đoạn văn cần viết .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại , những từ ngữ dễ viết sai  
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
- Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
-Trực quan 
-Hoạt đđộng ca nhan 
-Thực hanh 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập 
TIẾN HÀNH
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Lưu ý HS : Tiếng điền vào phải phù hợp với nghĩa của câu , phải viết đúng chính tả . Muốn tìm được tiếng thích hợp , em cần dựa vào nội dung của câu , dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT ở bảng , mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức .
4. Củng cố : (3’)
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS ù ý thức rèn chữ giữ vở 
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . 
.
- Đọc thầm nội dung đoạn văn , trao đổi nhóm .
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn , giải đố sau khi đã điền tiếng , vần hoàn chỉnh 
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc , chốt lại lời giải .
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài .
-Giảng giải
-Thực hanh 
-Thảo luận nhom 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 49: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
	- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ? . Tạo được câu kể Ai là gì ? từ CN đã cho .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , thơ phần Nhận xét .
	- 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1 phần Luyện tập .
	- Bảng lớp viết các VN ở cột B / BT2 phần Luyện tập ; 4 mảnh bìa viết các từ ở cột A .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
	- GV viết ở bảng một vài câu , mời 2 em lên bảng tìm câu kể Ai là gì ? , xác định VN trong câu . 
 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
TIẾN HÀNH
- Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì ? , mời 4 em lên bảng gạch dưới CN trong mỗi câu .
- Hỏi : CN trong các câu trên do những từ ngữ thế nào tạo thành ?
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn , thơ , làm bài vào vở , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK .
- Phát biểu ý kiến .
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành 
-Trực quan 
-Thực hanh 
-Đàm thoại
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
TIẾN HÀNH
- 3 , 4 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
TIẾN HÀNH
- Bài 1 : 
+ Phát phiếu cho một số em .
+ Kết luận bằng cách mời những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Bài 2 : 
+ Nói : Để làm đúng BT , các em thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì ? thích hợp về nội dung .
+ Chốt lại lời giải đúng bằng cách mời 1 em lên bảng gắn những mảnh bìa viết các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B tao thành câu hoàn chỉnh .
- Bài 3 : 
+ Gợi ý : Các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai là gì ? . Các em hãy tìm những từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm VN trong câu . Cần đặt câu hỏi là gì ? là ai ? để tìm VN của câu .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu văn ở BT3 .
- Đọc yêu cầu BT , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 2 em đọc lại kết quả bài làm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , tiếp nối nhau đặt câu cho mỗi VN .
- Cả lớp nhận xét .
- Hs nêu
-Thực hanh 
-Đàm thoại
-Đàm thoại
-Giảng giải
-Hoạt động nối tiếp.
 Rút kinh nghiệm
..
KỂ CHUYỆN 
Tiết 25: NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện : Những chú bé không chết .
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , kể lại được truyện đã nghe ; có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . Hiểu nội dung truyện , trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm , sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược , bảo vệ Tổ quốc ) ; biết đặt tên khác cho truyện . Chăm chú nghe thầy , cô kể chuyện ; nhớ chuyện . Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
	- Giáo dục HS khâm phục , biết ơn các chiến sĩ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các tranh minh họa SGK phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
	- 1 em kể một truyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác .
 3. Bài mới : (27’) Những chú bé không chết .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : GV kể chuyện .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện .
TIẾN HÀNH
- Kể chuyện Những chú bé không chết 2 , 3 lần , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to ở bảng kết hợp giải nghĩa các từ khó .
- Lắng nghe .
 ...  huống a , c là đúng .
Việc làm trong tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông ,mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
-Thảo luận nhóm 
-Trình bay
-Giảng giải
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
TIẾN HÀNH
- Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận : Ý kiến a , d là đúng . Ý kiến b , c là sai .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm các thông tin , truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo .
- HS thực hiện – nhận xét – bổ sung 
-Thảo luận 
-Đàm thoại
Rút kinh nghiệm
..
Kĩ thuật (tiết 49)
ÔN TẬP – KIỂM TRA (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức , kĩ năng trồng rau , hoa của HS . Thông qua kết quả kiểm tra , giúp GV rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn .
	- Trình bày được các nội dung ôn tập . Làm được các yêu cầu bài kiểm tra .
	- Yêu thích việc trồng trọt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tư liệu các bài đã học .
	- Đề kiểm tra .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập – Kiểm tra .
	- Nêu lại một số kiến thức đã ôn ở tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập – Kiểm tra (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS ôn tập .
MT : Giúp HS nắm lại các nội dung đã học về trồng rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Dùng hệ thống câu hỏi bao gồm các kiến thức , kĩ năng đã học về kĩ thuật trồng rau , hoa theo một quy trình chung của sản xuất cây trồng : 
+ Chuẩn bị gieo trồng .
+ Gieo trồng .
+ Chăm sóc .
+ Thu hoạch , bảo quản .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Ở mỗi nội dung kĩ thuật , cần :
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
Hoạt động 2 : Kiểm tra lí thuyết .
MT : Giúp HS làm được bài kiểm tra .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Phát đề kiểm tra cho HS :
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Trồng rau hoa đem lại những ích lợi gì : 
a) Làm thức ăn cho người .
b) Trang trí .
c) Lấy gỗ .
d) Xuất khẩu .
e) Ngăn nước lũ .
f) Làm thức ăn cho vật nuôi .
Câu 2 : Hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau , hoa .
Câu 3 : Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với rau , hoa .
Câu 4 : Hãy nêu quy trình trồng cây rau , hoa trên luống và trong chậu .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp làm bài vào đề in sẵn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Thu bài .
	- Giáo dục HS yêu thích việc trồng trọt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà ôn lại các bài về trồng rau , hoa .
	Rút kinh nghiệm
..
Kĩ thuật (tiết 50)
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU :
	- Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật .
	- Sử dụng được cờ-lê , tua-vít để lắp , tháo các chi tiết . Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau .
	- Yêu thích lao động tự phục vụ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập – Kiểm tra (tt) .
	- Nêu lại một số kiến thức đã ôn ở tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
MT : Giúp HS biết gọi tên , nhận dạng các chi tiết , dụng cụ .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu lần lượt từng nhóm chi tiết chính theo mục I SGK .
- Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng , gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó .
- Giơí thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Gọi tên , nhận dạng , đếm số lượng của từng chi tiết , dụng cụ trong bảng .
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
- Các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 SGK .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê , tua-vít .
MT : Giúp HS sử dụng được cờ-lê , tua-vít ; lắp ghép được một số chi tiết .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Hướng dẫn thao tác lắp vít : Khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cần tua vít theo chiều kim đồng hồ . Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần lắp ghép với nhau .
- Hướng dẫn thao tác tháo vít : Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít , vặn cần tua-vít ngược chiều kim đồng hồ .
- Tiếp tục thao tác một trong bốn mối ghép của hình 4 .
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 2 , 3 em lên thao tác lắp vít .
- Cả lớp tập lắp vít .
- Trả lời câu hỏi hình 3 SGK .
- Cả lớp thực hành cách tháo vít .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích lao động tự phục vụ .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
	Rút kinh nghiệm
..
.
MĨ THUẬT 
Tiết 25: Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU :
	- Biết tìm , chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh .
	- Biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình , vẽ màu theo ý thích 
	- Thêm yêu mến trường của mình .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số tranh , ảnh về trường học .
	- Hình gợi ý cách vẽ .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước về đề tài nhà trường .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về trường học .
	- Vở Tập vẽ .
- Bút chì , tẩy , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ trang trí : Tìm hiểu về kiểu chữ in nét đều .
- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ tranh đề tài : Trường em .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài 
MT : Giúp HS tìm , chọn được nội dung đề tài để vẽ .
TIẾN HÀNH
- Giới thiệu tranh , ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường 
- Tóm tắt : Có nhiều cách thể hiện khi vẽ tranh đề tài trường em .
- Quan sát tranh ở SGK và tranh của các HS lớp trước để nhận biết thêm cách tìm hình ảnh về đề tài nhà trường :
+ Cảnh vui chơi sau giờ học .
+ Đi học dưới trờimưa .
+ Trong lớp học .
+ Ngôi trường bản em .
-Trực quan 
-Đàm thoại
-Giảng giải
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ tranh .
TIẾN HÀNH
- Gợi ý cách vẽ : 
Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn .
Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn .
Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt 
Hoạt động lớp .
- Chọn nội dung để vẽ tranh về trường của mình .
-Hoạt động ca nhân
-Giảng giải
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được bức tranh .
TIẾN HÀNH
- Quan sát , hướng dẫn thêm .
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp thực hành vẽ tranh vào vở .
-Thực hanh 
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý xếp loại bài vẽ và khen những em có bài vẽ đẹp .
 4. Củng cố : (3’)
- Đánh giá , nhận xét .
- Giáo dục HS thêm yêu mến trường của mình .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét , đánh giá một số bài vẽ .
Rút kinh nghiệm
..
Tiết : 
Môn : Sinh hoạt 	 Tựa bài : Sinh hoạt – Văn hoá – Văn nghệ
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
1.Kiến thức : HS biết được 1 số gương người tốt việc tốt và vài bài hát ngắn
2. Kỹ năng : Mạnh dạn trước tập thể
3.Thái độ : Học tập gương tốt bạn bè
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP và sử dụng ĐDDH
15’
15’
5’
1Nhận xét tuần qua
Nhận xét tình hình lớp
Tiết trước các em đã sinh hoạt điều gì?
Em hãy nêu phương hướng đã đề ra
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý
Chốt lại
Nhận xét :Về Học tập,Trật tự, kĩ luật,Vệ sinh
Phương hướng: tiếp tục ôn tập giữa HK II
Tuyên dương:
Tổ:
Cá nhân:
2. Sinh hoạt
Đọc báo Nhi Đồng gương người tốt việc tốt cần học tập
Nêu gương tốt điển hình trong trường, trong lớp
Cho HS chơi trò chơi
Cho HS hát 1 số bài hát đã học
3.Dặn dò
 CB: SH VH VN
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý
HS lắng nghe
Rút ra bài học từ những mẫu chuyện nhỏ trên báo
Thật thà , không tham lam
Chơi trò chơi: gió thổi
HS hát

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc