Tập đọc
Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi .
- GDHS niềm tự hào được hưởng một nền độc lập , hòa bình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
- Tranh , ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây .
TẬP ĐỌC Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU : - Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước . - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi . - GDHS niềm tự hào được hưởng một nền độc lập , hòa bình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . - Tranh , ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Chị em tôi . - Đọc bài Chị em tôi , trả lời các câu hỏi SGK . 3. Bài mới : (27’) Trung thu độc lập . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . TIẾN HÀNH ; - Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn . + Đoạn 1 : 5 dòng đầu . + Đoạn 2 : Anh nhìn trăng vui tươi . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . TIẾN HÀNH + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? - Giảng : Trung thu là tết của thiếu nhi . Vào đêm trăng trung thu , trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn , phá cỗ . Đứng gác trong đêm trăng trung thu đất nước vừa giành được độc lập , anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em . + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? - Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ? - Giảng : Kể từ ngày đất nước giành được độc lập tháng 8 năm 1945 , ta đã chiến thắng 2 đế quốc lớn là Pháp và Mĩ . Từ năm 1975 , ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước . Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên , đã hơn 50 năm trôi qua . . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 . + Vào thời điểm anh đang đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên . + Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do , độc lập . + - Đọc đoạn 2 . - Dưới ánh trăng , dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ; giữa biển rộng , cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn ; ống khói nhà máy chi chít , cao thẳm , rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn , vui tươi . - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại , giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên . -Trực quan -Hoạt động nối tiếp -Giảng giải -Vấn đáp. -Gỉang giải -Hoạt động nhóm đôi -Hoạt động cả lớp. -Vấn đáp -Giảng giải. + Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? - Cho xem tranh , ảnh về các thành tựu kinh tế của nước ta trong những năm gần đây . + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ? Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . TIẾN HÀNH - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Anh nhìn trăng vui tươi . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ? - GDTT 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn về nhà đọc trước vở kịch Ở vương quốc Tương Lai . + Những mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực , nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả mơ ước của anh - HS quan sát - Phát biểu tự do , GV chốt lại . - 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . Bài văn thể hiện tình cảm thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước - Trực quan -Động não. -Hoạt động cả lớp. -Hoạt động nhóm -Thi đua Rút kinh nghiệm: .. CHÍNH TẢ Tiết 7 : GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung truyện ngắn Gà Trống và Cáo . - Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ trên . Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch / tr để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho . - Có ý thức rèn chữ giữ vở . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 a hoặc b . - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người viết truyện thật thà . - 2 em làm lại BT3 , mỗi em tự viết lên bảng lớp 2 từ láy có tiếng chứa âm s , 2 từ láy có tiếng chứa âm x ; hoặc 2 từ láy có tiếng chứa thanh hỏi , 2 từ láy có tiếng chứa thanh ngã . 3. Bài mới : (27’) Gà Trống và Cáo . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết . MT : Giúp HS nhớ lại để viết đúng chính tả đoạn thơ . TIẾN HÀNH - Nêu yêu cầu của bài . - Đọc lại đoạn thơ 1 lần . - Chốt lại : + Cần ghi tên bài vào giữa dòng . + Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô li . Dòng 8 chữ viết sát lề . + Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa . + Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ . + Lời nói trực tiếp của hai nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , mở ngoặc kép . - Chấm , chữa 7 – 10 bài . - Nhận xét chung . - HS thực hiện - Cả lớp làm bài vào nháp . - 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài Gà Trống và Cáo . - Đọc thầm lại đoạn thơ , ghi nhớ nội dung , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày . - Nêu cách trình bày bài thơ . - Gấp SGK , viết đoạn thơ theo trí nhớ , tự soát lại bài . - Thực hành -Hoạt động cả lớp. -Vấn đáp -Giảng giải -Thực hành Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập TIẾN HÀNH . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm thi đua tiếp sức ; mỗi HS trong nhóm chuyển bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng lớp , mời một số em chơi Tìm từ nhanh . Cách chơi như sau : + Mỗi em được phát 2 băng giấy . HS ghi vào mỗi băng một từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó , từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng , mặt chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2 , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . . - Đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , làm bài vào vở . - Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các tiếng còn thiếu , sau đó nói về nội dung đoạn văn : + Đoạn a : Ca ngợi con người là tinh hoa của trái đất . + Đoạn b : Nói về mơ ước trở thành phi công của bạn Trung . - Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc . - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . - Cả lớp nhận xét , tính điểm , chốt lại lời giải đúng . -Hoạt động cả lớp. -Động não. -Thảo luận nhóm -Trực quan -Hoạt động trò chơi thi đua. Rút kinh nghiệm: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 13 : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : - Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN . - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN . - HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ họ , tên riêng , tên đệm của người . - Một số tờ phiếu để HS làm BT3 ( phần Luyện tập ) . - Bản đồ tên các quận , huyện , thị xã , các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng . - 1 em làm lại BT1 . - 1 em làm lại BT2 . - Nhận xét chung 3. Bài mới : (27’) Cách viết tên người , tên địa lí VN . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm cách viết hoa tên người , tên địa lí VN . TIẾN HÀNH - Nêu nhiệm vụ : Nhận xét cách viết các tên người , tên địa lí đã cho . Cụ thể là mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng ? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào ? * Kết luận : Khi viết tên người và tên địa lí VN , cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó . - HS thực hiện - 1 em đọc yêu cầu của bài . - Cả lớp đọc các tên riêng , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . Kiểm tra -Hoạt động cả lớp. -Giảng giải -Hoạt động cả lớp. -Giảng giải Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . TIẾN HÀNH - Nói : Đó là quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN . Một vài tiết sau , chúng ta sẽ học cách viết tê ... øng gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt) . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích bài học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thực hành khâu viền đường gấp mép vải . MT : Giúp HS bước đầu thực hành được đường khâu viền đường gấp mép vải . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột : + Bước 1 : Gấp mép vải . + Bước 2 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - Kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm . - Quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải . - Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành . - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật . + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . + Mũi khâu tương đối đều , phẳng , không bị dúm . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS - Dặn về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm . Rút kinh nghiệm: .. Kĩ thuật (tiết 14) KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau . - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình , đúng kĩ thuật . - Yêu thích sản phẩm mình làm được . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm . + Len hoặc sợi khác màu vải . + Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt) . - Nhận xét việc thực hành tiết học trước . 3. Bài mới : (27’) Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt) . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích bài học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tiếp tục thực hành khâu viền đường gấp mép vải . MT : Giúp HS hoàn thành sản phẩm thực hành đường khâu viền đường gấp mép vải . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột : + Bước 1 : Gấp mép vải . + Bước 2 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - Kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm . - Quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải . - Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành . - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật . + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . + Mũi khâu tương đối đều , phẳng , không bị dúm . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS - Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ như SGK . Rút kinh nghiệm: .. Thể dục (tiết 13) TẬP HỌP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ , QUAY SAU , ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI , ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập họp hàng ngang , dàn hàng , điểm số , quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu tập họp và dàn hàng nhanh , động tác quay sau đúng hướng , đúng yếu lĩnh động tác ; đi đều vòng phải , vòng trái đều và đẹp ; biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp . - Trò chơi “ Kết bạn ” . Yêu cầu tập trung chú ý , phản xạ nhanh , chơi đúng luật , thành thạo , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 2 – 3 phút . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút . - Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp : + Điều khiển lớp tập : 1 – 2 phút . + Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ . + Cả lớp tập để củng cố : 2 phút . b) Trò chơi “Kết bạn” : 8 – 10 phút . - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết . Hoạt động lớp , nhóm . + Chia tổ tập luyện , lần đầu do tổ trưởng điều khiển tập , từ lần sau lần lượt từng em lên điều khiển tổ tập 1 lần : 7 – 8 phút . - 1 tổ lên chơi thử . - Cả lớp cùng chơi . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút . Rút kinh nghiệm: .. Thể dục (tiết 14) QUAY SAU , ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI , ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu quay sau đúng hướng , không lệch hàng đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng , biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp . - Trò chơi “ Ném trúng đích ” . Yêu cầu tập trung chú ý , bình tĩnh , khéo léo , ném chính xác vào đích . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 4 – 6 quả bóng và vật làm đích , kẻ sân chơi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , cổ tay , đầu gối , hông , vai : 1 – 2 phút . - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 – 200 m rồi đi thường thành một vòng tròn , hít thở sâu : 1 – 2 phút . - Chơi trò chơi Tìm người chỉ huy : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 12 – 14 phút . - Oân quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp : + Điều khiển lớp tập : 1 – 2 phút . + Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ . + Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua + Tập cả lớp để củng cố : 2 – 3 phút . b) Trò chơi “Ném trúng đích” : 8 – 10 phút . - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ . Hoạt động lớp , nhóm . - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển : 4 – 6 phút . - Từng tổ thi đua trình diễn : 2 – 3 phút . - Cả lớp cùng chơi . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : Oân các động tác đội hình đội ngũ tập hôm nay để lần sau kiểm tra : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút . - Đứng tại chỗ , vỗ tay hát theo nhịp : 1 – 2 phút . - Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút . Rút kinh nghiệm: ..
Tài liệu đính kèm: