Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 18

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 18

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 Kiểm tra đọc - hiểu ( lấy điểm )

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK1

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/1phút

 Nội dung :

- Học sinh đọc thông các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ đầu năm lớp 4 đến nay (gồm 17 tuần )

 

doc 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra đọc - hiểu ( lấy điểm ) 
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK1
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/1phút 
Nội dung :
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ đầu năm lớp 4 đến nay (gồm 17 tuần ) 
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : tập đọc 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đoc để tiết sau kiểm tra lại.
3) Lập bảng tổng kết : 
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Có chí thì nên " và " Tiếng sáo diều "
- HS đọc yêu cầu.
- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ đề trên ? 
_ HS tự làm bài trong nhóm. 
+ Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
 đ) Củng cố dặn dò : 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- Học sinh đọc.
+ Bài tập đọc : Ông trạng thả diều - " Vua tàu thuỷ " Bạch Thái Bưởi ... - Rất nhiều mặt trăng. 
- 4 em đọc đọc lại truyện kể, trao đổi và làm bài.
- Dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét bổ sung.
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 
I. MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản 
 - GD HS tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy - Phiếu bài tập. 
* Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng sửa bài tập số 3.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài làm, ghi điểm học sinh.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
- Hỏi học sinh bảng chia 9 ?
- Ghi bảng các số trong bảng chia 9 
9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90.
- Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số ở mỗi số,
- Giáo viên ghi bảng chẳng hạn : 
18 = 1 + 8 = 9.
27 = 2 + 7 = 9. 81 = 8 + 1 = 9 ..
- Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3, 4 chữ số để học sinh xác định.
- Ví dụ : 1234, 136, 2145, 405, 648
- Gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 9.
- HS nhắc lại qui tắc 
* Bây giờ chúng ta tìm hiểu những số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ?
- Cả lớp cùng tính tổng các chư số mỗi số ở cột bên phải 
+ HS nêu nhận xét.
 + Vậy theo em để nhận biết số chia hết cho 2 và số chia hết cho 5 và số chia hết cho 9 ta căn cứ vào đặc điểm nào ? 
 c) Luyện tập:
Bài 1 : 
- HS nêu đề bài xác định nội dung đề.
+ Lớp cùng làm mẫu 1 bài.
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
*Bài 2 : 
HS nêu yêu cầu đề bài, lớp làm vào vở. Gọi một em lên bảng sửa bài.
+ GV hỏi :
+ Những số này vì sao không chia hết cho 9 ?
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 Bài 3
 - HS đọc đề, tự làm bài, lớp nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 4: (Dành cho HS giỏi)
 - HS đọc đề. HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 9.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài.
- Hai em sửa bài trên bảng
- Hai em khác nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu
- 2 HS nêu bảng chia 9.
- Tính tổng các số trong bảng chia 9.
- Quan sát và rút ra nhận xét 
- Các số này đều có tổng các chữ số là số chia hết cho 9.
- Dựa vào nhận xét để xác định 
- Số chia hết 9 là : 136, 405, 648 vì các số này có tổng các chữ số là số chia hết cho 9
* HS Nhắc lại.
+ HS tính tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: 
- " Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9"
- HS nêu, xác định nội dung đề bài, nêu cách làm.
- Lớp làm vào vở. 
- Hai em sửa bài trên bảng.
 - Những số chia hết cho 9 là : 108, 5643, 29385.
 - HS đọc đề bài. Một em lên bảng sửa bài.
- Số không chia hết cho 9 là : 96, 7853, 5554, 1097.
+ Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 9.
- 1 HS đọc. Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, 
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét. 
- Vài em nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3) -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu viết sẳn từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Phần giới thiệu :
2) Kiểm tra đọc và HTL: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.
- Theo dõi và ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
 3) Bài tập : 
Bài tập1: 
Đặt câu với những từ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài đọc.
Nguyễn Hiền
Lê - ô - nác - đô đa - vin - xi
Xi - ôn - cốp – xky
Cao Bá Quát
Bách Thái Bưởi
- GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: Em chọn thành ngữ, tục ngữ nào để khuyến khích, khuyên nhủ bạn:
Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- GV nhận xét bổ sung
đ) Củng cố dặn dò: 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- HS làm bài vào PBT
+ 3 - 5 HS trình bày.
+ Nhận xét, chữa bài.
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống rồi trình bày trước lớp.
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
ĐẠO ĐỨC :
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KÌ I
[	
MỤC TIÊU:
- Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt học kì I .
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .
KỸ NĂNG SỐNG:
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
« Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài mới: 	
*HS nhắc lại tên các bài học đã học?
ª Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- HS kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập.
- Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để thực hiện tính trung thực trong học tập?
- Qua câu chuyện đã đọc. Em thấy Long là người như thế nào? 
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 - GV chia lớp thành nhóm thảo luận.
 - GV kết luận.
- GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- HS kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ? 
- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?
* GV đưa ra tình huống : - Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 - GV kết luận. 
* Ôn tập: GV nêu yêu cầu:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 - GV kết luận:
* Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
a/. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b/. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c/. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d/. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng.
đ/. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
 - Các nhóm trình bày.
* Biết ơn thầy cô giáo .
- GV nêu tình huống:
- GV kết luận.
* Yêu lao động :
 - GV chia 2 nhóm và thảo luận.
 - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
 - Từng em nêu ý kiến qua từng bài.
- Cả lớp nhận xét. Giáo viên rút ra kết luận. 
2) Củng cố - Dặn dò:	
- HS ghi nhớ và thực theo bài học 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- HS nhắc lại tên các bài học.
- Lần lượt một số em kể trước lớp.
- Long là một người trung thực trong học tập sẽ được mọi người quý mến.
- HS liệt kê c ... ăn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái
 ( Lược trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là: 
Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Gió bắt đầu nổi lên.
Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.
Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
nhè nhẹ tỏa lên.
tan dần theo hơi ấm mặt trời
thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Hương bay ngào ngạt.
Gió thổi như thế nào ?
Ào ào
Rào rào
Rì rào
Hiu hiu
Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào ?
xanh hóa đỏ, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
xanh hóa tím , từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
tím hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
“Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú mà tôi không thể nghe chăng?” là câu hỏi dùng để:
tự hỏi mình
hỏi người khác
yêu cầu, đề nghị.
Khen một người nào đó.
Câu Chim hót líu lo. Là kiểu câu:
Câu kể.
Câu cảm
Câu hỏi.
Câu cầu khiến.
Vị ngữ của câu “ Mấy con kỳ hông nằm phơi lưng trên gốc cây mục.”: là:
 a. phơi lưng trên gốc cây mục.
 b. nằm phơi lưng trên mấy gốc cây mục.
 c. trên gốc cây mục.
 d. Mấy con kỳ nhông.
 Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: Chim hót líu lo.
 a. Danh từ là:
	 b. Động từ là: 
	 c. Tính từ là: .
 Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn ( đã, sẽ, đang, sắp) để diền vào chỗ trống.
	 a. Người Việt Bắc nói rằng:
	“Ai chưa biết hát bao giờ, đến Ba Bể.. biết hát. Ai chưa biết làm thơ, đến Ba Bể. làm được thơ.”
 b. Chị Nhà Trò .. bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột.
 c. Trời.. mưa nhưng trận bóng vẫn. diễn ra quyết liệt.
KHOA HỌC: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG 
MỤC TIÊU:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.
 - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
KỸ NĂNG SỐNG:
GD: - Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
Kỹ thuật dạy học: - Liên hệ bộ phận.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS chuẩn bị các cây con vật nuôi, đã chuẩn bị do giáo viên giao từ tiết trước.
 - GV chuẩn bị tranh ảnh về các người bệnh đang thở bằng bình ô - xi.
 - Bể cá đang được bơm không khí.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
? Khí ô - xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? 
? Khí ni - tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? 
? Tại sao muốn sự cháy được tiếp diễn ta phải liên tục cung cấp không khí ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:	
 * Giới thiệu bài. 
 * Hoạt động 1: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI .
 - GV yêu cầu cả lớp : 
- Để tay trước mũi thở ra và hít vào. Em có nhận xét gì ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Khi thở ra và hít vào phổi của chúng ta có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô - xi và thải ra khí các - bo - níc.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn gần nhau lấy tay bịt mũi nhau và yêu cầu người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại.
+ GV hỏi HS bị bịt mũi.
+ Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ?
+ Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối với đời sống con người ?
 - GV nêu: Không khí rất cần cho đời sống con người. Trong không khí có chứa khí ô - xi, con người tá sống không thể thiếu ô - xi nếu quá 3 - 4 phút. 
+ Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao các em sẽ tìm hiểu tiếp bài ..
 * Hoạt động 2: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT .
 - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm có thể trưng bày các vật nuôi, cây trồng theo yêu cầu tiết học trước.
 - Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày về kết quả thí nghiệm của nhóm mình đã làm ở nhà.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống thì tại sao con sâu này lại chết ?
+ Còn hạt đậu này khi gieo mọc thành cây thì tại sao lại không sống và phát triển được bình thường ?
 + Qua 2 thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò như thế nào ? đối với thực vật và động vật 
* Kết luận : Không khí rất cần thiết cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô - xi đây là thành phần rất quan trọng cho hoạt động hô hấp của con người và động, thực vật.
 * Hoạt động 3: 
ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA KHÍ Ô - XI TRONG CUỘC SỐNG .
 - GV nêu : Khí ô - xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em hãy quan sát hình 5 và 6 trong SGK và cho biết tên các dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan 
 + Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và kết luận.
 - GV yêu cầu HS chia theo nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi các câu hỏi. GV ghi lên bảng.
 - Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người, động vật, thực vật ?
+ Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ?
+ Trong trường hợp nào con người phải thở bằng bình ô - xi ?
 - Gọi HS lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét và kết luận : 
- Người, động vật, thực vật sốg được là cần có ô - xi để thở.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo giáo viên 
+ 3 HS trả lời : Để tay trước mũi thở ra và hít vào em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
+ Lắng nghe.
- HS tiến hành theo cặp đôi sau đó 3 em trả lời.
+ Em thấy tức ngực khó chịu và không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.
- Không khí rất cần cho quá trình thở của con người. Nếu không có không khí để thở thì con người sẽ chết.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động.
- Trong nhóm thảo luận về cách trình bày, Các nhóm cử đại diện thuyết minh.
- 4 HS cầm cây trồng ( con vật ) của mình trên tay và nêu kết quả.
+ Nhóm 1 : Con cào cào của nhóm em vẫn sống bình thường.
+ Nhóm 2 : Con cào cào của nhóm em nuôi cho ăn uống đầy đủ nhưng đã chết.
+ Nhóm 3 : Hạt đậu của nhóm em trồng vẫn sống và phát triển bình thường.
+ Nhóm 4 : Hạt đậu của nhóm em trồng sau khi nảy mầm đã bị héo úa hai lá mầm 
- Trao đổi và trả lời : Con cào cào này đã chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín lượng ô xi có trong không khí trong lọ bị hết là nó chết.
+ Là do cây đậu đã bị thiếu không khí. Cây sống được là nhờ vào sự trao đổi khí với môi trường.
- Không khí rất cần thiết cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô - xi trong không khí, động, thực vật sẽ bị chết 
+ Lắng nghe.
- 2 HS vừa chỉ hình vừa nói :
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sau dưới nước là bình ô - xi mà họ đeo ở lưng.
+ Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
- 1 HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 4 HS cùng bàn trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày.
- HS lắng nghe.
+ Không có không khí thì con người, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3- 4 phút.
- Trong không khí thì ô - xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
+ Người ta phải thở bình ô - xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, ...
- HS lắng nghe.
+ HS cả lớp.
TOÁN:
ÔN TẬP CUỐI (HKI )
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
a/ Số lớn nhất trong các số: 85732, 85723, 85372, 85237 là:
85732
85723
85372
85237
b/ Gía trị chữ số 7 trong số 67832
7000
70.000
700
70
c/ Số thích hợp để viết vào chỗ chấm : 3m
35
350
305
3050
d/ 4 tấn 73kg =kg
đ/ 3 phút 20 giây =giây
50
320
200
80
e/ giải phóng miến Nam 30.4.1975. Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
20
21
18
19
2. Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a/ Tính chu vi hình chữ nhật dài 5cm rộng 3cm
8cm
16cm
15cm
18cm
b/ tính chu vi hình vuông có cạnh 8cm
64cm
32cm
46cm
23cm
c./ Tính 578 + 364 = ?
 A. 942
 B. 492
 C. 924
 D. 923
d/ tìm số tròn chục X biết 37 < x < 65
30, 40, 50, 60
40, 50, 60, 70
20, 30, 40 , 50
40, 50, 60,
đ/ Số 68324 được viết thành tổng là:
60.000 + 800 + 30 + 20 + 4.
60.000 + 8000+ 300+ 20 + 4.
60.000 + 800 + 300 + 20 + 4.
60.000 + 8000 + 30 + 20 + 4.
e/ Năm 2010 thuộc thế kỷ thứ nào?
21
22
23
24
3. Đặt tính rồi tình
 a/ 67832 + 5641
 b/ 93675 – 8326
 c/ 8376 x 37
 d/ 32570 : 24
4. Tính giá trị của biểu thức
 a/ 4237 x 18 – 3478
 b/ 12 x 4 + 16 x 5
 c/ 8064 : 64 x 37
5. Tìm x
 a/ x:11= 87
 b/ X x 60 = 3785
 c/ 1855 : x = 35
6. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 150m và chiều rộng 80cm. Tính chu vi và diên tích của mảnh đất đó.
7. Người ta sơn một bức tường hình vuông có cạnh là 6cm. Tính chu vi và diện tích bức tường cần sơn đó.
ĐỊA LÍ :
ÔN TẬP ĐỊNH KÌ CUỐI (HKI )
Phần Địa Lý ( khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
Câu 1: Các hoạt động nào dưới đây diễn ra trong chợ phiên bản ở Hoàng Liên Sơn?
Mua bán hàng hóa
Ném còn, đánh quay
Gặp gỡ, kết bạn của Nam, Nữ thanh niên
Cúng lễ
 Câu 2: Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:
Khai thác rừng
Thủ công truyền thống
Nghề nông
Khai thác khoáng sản5
 Câu 3: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta có đỉnh tròn, sườn thoải
Có đỉnh nhọn, sườn dốc
Có định nhọn cao nhất
Có đỉnh tròn, sườn dốc
 Câu 4: Để phủ xanh đất trống, đồi trọc người dân ở vùng trung du Bắc Bộ đã:
Trồng rừng
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
Tất cả các ý trên
 Câu 5: Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ tổ chức vào các mùa:
Xuân – Hạ
Ha – Thu
Xuân – Thu
Đông – Hạ
 Câu 6: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
Người Thái
Mông
Tày
Kinh
Câu 7: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 8: Hãy cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng đường giao thông nào?
ĐÁP ÁN:
 Từ câu 1 đến câu 6 đúng mỗi câu (0,15đ)
 Từ câu 7 đến mỗi câu 1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc