Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 (chi tiết)

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 (chi tiết)

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. MỤC TIÊU:

 * Mục tiêu bài học:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại

- Hiểu ND : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( Trả lời được các CH trong SGK )

 * Mục tiêu KNS:

- KN lắng nghe tích cực.

- KN giao tiếp.

- KN thương lượng.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 9 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 9
Từ ngày14/ 10/ 2013 đến ngày 18/10/2013
Thứ
 Ngày 
TIẾT
BUỔI
MÔN DẠY
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
14/10
3
4
Sáng
Tập đọc
Chính tả
Thưa chuyện với mẹ
Nghe – viết: Thợ rèn
BP
BP
4
5
Chiều
Toán
SHĐT
Hai đường thẳng vuông góc
Ê- ke
Thứ 3
15/10
1
2
3
Sáng
Lịch sử
Tập đọc
Toán
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Điều ước của vua Mi-dát
Hai đường thẳng song song
BP
1
3
4
Chiều
Kể chuyện
LT Tiếng Việt
Địa lí
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Ôn : Luyện viết tên người, tên địa lí nước... 
Hoạt động sản xuất của người dân ở T N(TT)
BP
Thứ 4
16/10
2
3
Chiều
Toán
Luyện từ và câu
Veõ hai ñöôøng thaúng vuoâng goùc
MRVT: Öôùc mô
Ê- ke
Thứ 5
17/10
1
2
3
Sáng
Tập làm văn
LT Tiếng Việt
Toán
Ôn : Luyện tập phát triển câu chuyện
Ôn: Dấu ngoặc kép
Vẽ hai đường thẳng song song
Ê- ke
1
4
Chiều
Luyện từ và câu
LT Toán
Động từ
Ôn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Thứ 6
18/10
3
Sáng
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật; Thực hành vẽ hình vuông.
1
3
Chiều
Tập làm văn
LT Toán
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Ôn: Vẽ hai đường thẳng song song
Ê- ke
* Công tác chuyên môn trọng tâm trong tuần:
 Soạn giảng đúng phân phối chương trình, theo chuẩn kiến thức kĩ năng và công văn số 1617 / SGĐT- GDTH kết hợp tích hợp kĩ năng sống, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM; GD môi trường biển đảo vaø söû duïng naêng löôïng TK/ HQ.
Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Sinh hoạt chuyên môn.
Làm đồ dùng dạy học.
 Dự giờ: Môn: Toán Tiết: 3 Lớp: 4A Ngày dạy: 7/10/2013
 HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN
 Nguyễn Biên Thùy
Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
 *Buổi sáng: TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
 * Mục tiêu bài học:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại
- Hiểu ND : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( Trả lời được các CH trong SGK )	
 * Mục tiêu KNS:
- KN lắng nghe tích cực.
- KN giao tiếp.
- KN thương lượng. 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 1 lần.
- HS chia đoạn bài tập đọc. 
-HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
+ GV chú ý kết hợp sửa lỗi phát âm (mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc),
+ GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV dùng tranh minh hoạ để giải nghĩa từ cây bông, giải nghĩa thêm từ: + thưa, + kiếm sống,
đầy tớ
- HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
3. Tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm đoạn 1:
Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
GV nhận xét & chốt ý .
+ HS đọc thầm đoạn 2:Nhóm đôi
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
GV nhận xét & chốt ý .
+ HS đọc thầm toàn bài :
Em hãy nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
GV nhận xét & chốt ý .
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn.
GV hướng dẫn HS đọc toàn truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương
GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm, thái độ của nhân vật .
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn.
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ  bắn toé lên như khi đốt cây bông)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
5. Củng cố – Dặn dò:
Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-đát 
- 1 HS đọc, cả lớp nghe.
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  một nghề để kiếm sống
+ Đoạn 2: phần còn lại 
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài.
HS nghe
+ HS đọc thầm đoạn 1.
Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ 
+HS đọc thầm đoạn 2
- Các bạn trong nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
- HS suy nhĩ và trả lời.
+ HS đọc thầm toàn bài .
Một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai .
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
Thảo luận cô – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp.
- HS nêu : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
HS nghe và thực hiện.
 ...............................................................................
 CHÍNH TẢ ( nghe –viết)
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ và dịng thơ 7 chữ .
- Làm đúng BT CT phương ngữ ( 2 ) / b. 
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Phiếu khổ to viết nội dung BT2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? 
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét.
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết.
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b.
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi.
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài tuần sau.
HS theo dõi trong SGK.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & nêu: Nghề thợ rèn tuy vất vả nhưng rất vui.
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: quai (búa), quệt, bóng nhẫy.
HS nhận xét.
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài.
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
- HS nghe và thực hiện.
 .......................................
 * Buổi chiều: TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
II. CHUẨN BỊ:
VBT
Ê – ke (cho GV & HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
GV kéo dài hai cạnh BC & DC thành hai đường thẳng DM & BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo & xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng DM & BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ)
Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó).
 C
 A B
 D
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng AB
+ Bước 2: Đặt một cạnh ê ke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke, ta được 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.
3. Thực hành
Bài tập 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành nhóm 2
Gọi các nhóm lên bảng kiểm tra
- GVNX
Bài tập 2: 
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành làm bài
Gọi HS lên bảng làm bài
Gọi HSNX
- GVNX
Bài tập 3:Cá nhân
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành nhóm 2
Gọi các nhóm lên bảng kiểm tra
- GVNX
4. Củng cố – Dặn dò.
GV nhắc lại nội dung bài học
Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
1 HS nêu yêu cầu
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 
1-2 HS làm bài
1 HS nêu yêu cầu
- HS thực hành
1 HS lên bảng làm
- 1 HSNX.
1 HS nêu yêu cầu
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 
1-HS làm bài
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện
 ...........................................................
 Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
 *Buổi sáng: 
 LỊCH SỬ
 ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Sau khi Ng« Quyền mÊt, ®Êt n­íc r¬i vµo c¶nh lo¹n l¹c, nền kinh tÕ bÞ k×m h·m bëi chiÕn tranh liªn miªn
- §inh Bé LÜnh ®· cã c«ng thèng nhÊt ®/n­íc lËp nªn nhµ §inh.	 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh về quê hương đất nước .
HS: SGK+ tìm đọc truyện về Đinh Bộ Lĩnh.
Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
( Bỏ nội dung chữ nhỏ đầu bài )
2. Tình hình đất nước khi Ngô Vương mất. Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS dựa vào SGK vấn đề này.
( Em kể lại tình hình  mất. )
3. Tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh - Hoạt động cá nhân.
+ ( Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? )
 GV giúp HS thống nhất: 
( Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn.)
+Ông đã có công gì?
 GV giúp HS thống nhất:
( Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩng xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đ4 thống nhất được giang sơn.)
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
 GV giúp HS thống nhất: 
( Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.)
GV giải thích các từ
+ Hoàng ; Đại Cồ Việt; Thái Bình
- GV đánh giá & chốt ý.
4. So sánh tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất- Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất về các mặt: Đất nư ... đó, đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng / nhanh, có hành động kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc. Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ một điểm.
+ GV gợi ý các đề tài để HS lưạ chọn: động tác học tập, động tác khi vệ sinh bản thân, động tác vui chơi giải trí 
4. Củng cố - Dặn dò: 
Qua các bài luyện tập & trò chơi, các em đã thấy động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói & viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I 
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu BT2.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc thầm phần ghi nhớ & trả lời. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà & ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy. 
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở – gạch dưới động từ có trong đoạn văn bằng bút chì.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
2 HS chơi mẫu 
HS thi đua theo nhóm .
- HS suy nghĩ và lựa chọn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
 ................................................... 
LT Toán ÔN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
I. MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán có liên quan đến Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TRÌNH TỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài mới:
*Dặn dò:
1. Giới thiệu: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Thực hành
Bài tập 1:(VBT)
GV gọi HS nêu yêu cầu
GV gọi HS làm bài
Khi HS làm bài, GV kết hợp hỏi lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
Bài tập 2: (VBT)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS làm bài
GVNX
Bài tập 3:(VBT)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
- GV gọi HS làm bài
GVNX.
Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi VBT.
HS làm bài
HS sửa
- HS đọc
- HS nêu
HS làm bài
HS sửa bài
- HS nghe
........................................................................................
 Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2013
* Buổi sáng: TOÁN
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG VÀ THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông ( bằng thước kẽ và êke )	
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng & ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
-Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
-Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
-Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
-Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật
ABCD.
3. Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình
vuông ABCD.
3. Thực hành
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ
- Gọi HSNX
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông.
Bài tập 3: 
- Gọi HS nêu đề toán
- GV HD HS cách làm
- Gọi HS lên bảng làm
- Gọi HSNX
- GVNX
4. Củng cố - Dặn dò: 
Làm bài 2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp.
 A B 
 D C
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
 A B
 D C 
HS làm bài
1 HS lên bảng vẽ
1 HSNX
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- 1 HS nêu đề toán
- HS lắng nghe.
1 HS làm bài
1 HSNX
HS sửa bài
- HS nghe và thực hiện
 ....................................................................
 * Buổi chiều: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.MỤC TIÊU:
 * Mục tiêu bài học:
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
- Bước đầu biết đĩng vai trao đổi và dùng lời lẽ , cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục .
 * Mục tiêu KNS:
- KN thể hiện sự tự tin ( hoạt động 2, 3).
- KN lắng nghe tích cực ( HĐ4).
- KN kiên định.	
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để giúp HS nắm vững đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu & ủng hộ nguyện vọng của em. 
 Hãy cùng bạn đóng vai em & anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. 
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có 
GV yêu cầu HS đọc các gợi ý 
GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì? 
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
GV nhận xét
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp
GV đến từng nhóm giúp đỡ 
Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp 
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp 
Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực, có ý chí vươn lên (tiết TLV, tuần 11). Cụ thể:
+ Chọn 1 bạn (đóng vai người thân) tham gia cuộc trao đổi.
+ Cùng bạn tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên (tìm trong SGK, sách báo hoặc truyện đọc lớp 4) 
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng & nêu 
HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
HS trả lời:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. 
+ Anh hoặc chị của em.
+ Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. 
+ Em & bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
HS tiếp nối nhau phát biểu: Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. 
HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc mà anh (chị) có thể đặt ra. 
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra. 
Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại. 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
 .....................................................................
LT Toán
ÔN: VẼ 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/Mục tiêu: 
Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và êke)
II/ Lên lớp:
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: ( VBT)
Vẽ đường thẳng đi qua điểm o và song song với đường thẳng AB.
Gọi 2 học sinh lên bảng mỗi em làm1câu.
Lớp nhận xét
 Bài 2: ( VBT)
 a/ Tiến hành như bài 1
 b/ Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ADCB là : XD//BC,YC // AB 
 Bài 3: (VBT)
Vẽ đường thẳng đi qua điểm B và song song với cạnh AD, cắt cạnh CD tại điểm E(vẽ vào hình bên)
Đúng ghi Đ sai ghi S.
Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là:
Góc vuông: Đ
Góc nhọn: S
Góc tù: S
- GV chấm bài, nhận xét.
 ..................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
1.Nhận xét đánh giá tuần qua.
a.Ưu điểm:
...................................
.........................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Nhược điểm:
....................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Kế hoạch tuần tới.
.........................................
KÍ DUYỆT
 BGH
 KHỐI TRƯỞNG
Sông Đốc, ngày tháng 10 năm 2013
Sông Đốc, ngàytháng 10 năm 2013

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP4 TUAN 9 HAI BUOI.doc