Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2005

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2005

TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( làm hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).

2. Kĩ năng

- Nhận diện được hai đường tẳng song song

3. Thái độ : yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Thước thẳng và ê ke

 

doc 46 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
hai đường thẳng song song
i.Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( làm hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).
2. Kĩ năng 
- Nhận diện được hai đường tẳng song song 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học
- Thước thẳng và ê ke
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. KTBC: GV kiểm tra VBT của HS
b. dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu hai đường thẳng song song
- GV vẽ một hình chữ nhật ( ABCD) lên bảng. Kéo dài về phía hai cạnh đối diện nhau. Tô màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết: " Hai đường thẳng AB và CD và hai đường thẳng song song với nhau".
- Tương tự, kéo dài hai canh AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.
- GV cho HS nhận thấy: "Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau".
- GV nêncho HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta.
- GV vẽ hình ảnh của hai đường thẳng song song, chẳng hạn AD và BC (như hình vẽ, không dựa vào hình chữ nhật) để HS "quan sát" và nhận dạng hai đường thẳng song song.
 A B
3. Thực hành
Bài 1:
A B
C D
a) Yêu cầu HS nêu được các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD, chẳng hạn:
Cạnh AB song song với cạnh CD, cạnh AD song song với canh BC
b, Yêu cầu HS nêu tương tự như trên với hình vuông MNPQ.
Bài 2:
A B C
G E D
 GV có thể gợi ý:
Giả thiết ( bài toán đã cho) các tứ giác ABEG, ACDG, BCDE là hình chữ nhật, điều đó có nghĩa là các cặp cạnh đối diện của mỗi hình chữ nhật song song với nhau. Từ đó ta có:
BE song song với cạnh AG và song song với cạnh CD.
Bài 3:
M N
Q P
Yêu cầu HS nêu được cặp cạnh song song với nhau, các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình, chẳng hạn:
a) MN song songvới PQ.
b) MN vuông góc với MQ;
MQ vuông góc với PQ.
a) DI song song với GI
b) DE vuông góc với GE; DI vuông góc với IH; IH vuông góc với GH.
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 43
sinh hoạt
kiểm điểm các hoạt động trong tuần
i. mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần .
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . khắc phục những mặt còn tồn tại 
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoật động chung trong tuần 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp có ý thức tốt trong học tập , thực hiện nghiêm túc nội qui , qui định của nhà trường đề ra :
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp : Nhung , Hảo , Dung , Tân , Luân 
+ Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài : Nhung , Phương , Trường.....
+ Một số bạn trước ý thức học tập chưa cao nay đã có nhiều tiến bộ : Ngọc , Dũng , Nhì ....
+ Một số bạn hay đi học sớm nay đã đi học đúng giờ , không la cà dọc đường 
b. Nhược điểm 
- Truy bài không có chất lượng , hay nói chuyện riêng .
- Hiện tượng hay quên sách vở ở nhà còn nhiều : Đặng Phương , Dũng 
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : Hùng , Ngọc 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đath được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp học tập 
i. mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm nè nếp học tập trong tuần .
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoật động chung trong tuần 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp có ý thức tốt trong học tập , thực hiện nghiêm túc nội qui , qui định của nhà trường đề ra :
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp : Nhung , Hảo , Dung , Tân , Luân 
+ Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài : Nhung , Phương , Trường.....
+ Một số bạn trước ý thức học tập chưa cao nay đã có nhiều tiến bộ : Ngọc , Dũng , Nhì ....
b. Nhược điểm 
- Truy bài không có chất lượng , hay nói chuyện riêng .
- Hiện tượng hay quên sách vở ở nhà còn nhiều : Đặng Phương , Dũng 
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : Hùng , Ngọc 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đath được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
i. mục tiêu
 1. Kiến thức 
- Nắm được cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và ê ke ).
- Nắm được cách vẽ đường cao của hình tam giác.
2. Kĩ năng 
- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước .
- Vẽ được đường cao của hình tam giác 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học
Thước kẻ và ê ke ( cho GV và HS ).
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. KTBC: GV kiểm tra VBT của HS 
B .dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
- Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB:
	C
	 ã	
	A	E	 B
	D
- Trường hợp điểm E nằm ngoài đoạn thẳng AB:
	 C
	ã E	
	A	 D	 B	
Trong cả hai trường hợp trên, Gv nên hướng dẫn mẫu và vẽ trên bảng theo các bước vẽ như SGK đã trình bày rồi cho HS thực hành vẽ vào vở ( hoặc giấy nháp ).
3. Giới thiệu đường cao của hình tam giác
- - Gv vẽ tam giác ABC lên bảng. Nêu bài toán: " Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC" ( cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước ở phần 1 ). Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H.
- GV tô màu đoạn thẳng AH ( tô từ A đến H ), cho HS biết " Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC".
4. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu cho HS vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp như bài tập đã nêu.
a)	b)	c)	 	 
	 A	C	 A	D
C	 D A	 B
	 	 E	
	 B	D	C
Bài 2: Cho HS tự làm bài. Yêu cầu vẽ được đường cao của hình tam giác ứng với mỗi trường hợp, chẳng hạn:
a)	b)	c)
	A	B	C
	 H	H
B	H	 C	 C	A	 A	 B
Bài 3:
Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC ( theo cách vẽ đã học ).
Nêu tên các hình chữ nhật: ABCD, AEGD và EBCG
 A E B
 D G C
5. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 44
toán
Vẽ hai đường thẳng song song
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
-HS biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước ( bằng ê ke và thước kẻ ).
2. Kĩ năng 
- HS vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học
- Thước kẻ và ê ke
iii. Các hoạt đồng dạy- học chủ yếu
A. KTBC: GV kiểm tra VBT của HS
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đwngf thẳng AB cho trước
GV nêu bài toán rồi hướng dẫn thực hiện vẽ mẫu trên bảng.
Lưu ý:
trước khi hướng dẫn HS vẽ như các bước trong SGK, Gv cho liên hệ với hình ảnh hai đường thẳng song song ( AB và CD ) cùng vuông góc với đường thăngr thứ 3 ( AD ) ở hình chữ nhật trong bài học.
3. Thực hành
Bài 1:
Yêu cầu HS tự vẽ được đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD; chẳng hạn như hình bên
 C D
 A M B
Bài 2:
Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng AX qua A song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB. 
 Trong tứ giác ADCB có cặp cạnh AD và BC song song với nhau, cặp cạnh AB và CD song song với nhau.
Bài 3:
a) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD.
b) Dùng ê ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông ( Tứ giác ABED có 4 góc vuông, HS có thể nhận ra đó là hình chữ nhật).
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 45
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
2. Kĩ năng 
- Vẽ được hình chữ nhật bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài hai cạnh 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học
- Thước kẻ và ê ke ( cho GV và HS ).
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. KTBC : gv kiểm tra vbt của HS 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2 cm
Lưu ý: Nếu Gv vẽ trên bảng thì vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm.
GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước trong SGK ( vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm):
- Vẽ đoạ thẳng Dc = 4 dm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 2 dm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm. 
- Nối Avới B. Ta được hìmh chữ nhật ABCD.
Cho HS vẽ hình chữ nhật ABCD có DC = 4 cm, DA = 2 cm như hướng dẫn trên vào vở
 A B
 2 cm
 D 4 cm C
3. Thực hành
Bài 1:
a) Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật: chiều dài5 cm, chiều rộng 3 cm.
b, HS tính chu vi hình chữ nhật:
( 5 + 3 ) x 2 = 16 ( cm ).
 3 cm
 5 cm
Bài 2:
- Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4 cm, chiều rộng BC = 3 cm.
- GV cho biết AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, cho HS biết độ dài đoạn thẳng AC và BD, ghi kết quả rồi nhận xét để thấy AC = BD
Có thể nhận xét, hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
 A B
3 cm
 D 4 cm C
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 46
toán
Thực hành vẽ hình vuông
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
2. Kĩ năng 
- HS vẽ được hình vuông bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài một cạnh cho trước 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học 
- Thước kẻ và ê ke ( cho Gv và HS ).
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. KTBC : GV kiểm tra VBT của HS
B. Dạybài mới 
1. Vẽ hình vuông cạnh 3 cm.
- Gv nêu bài toán " Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm".
- Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó, cách vẽ hình vuông cũng tương tự như cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
- Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm). 
* Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm.
* Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 A B
 D C
 ...  Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS hiểu hết yêu cầu của bài
- Một HS đọc đề bài trong SGK và gợi ý 1.
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, nhấn mạnh: câu chuyện các em kể phải là những ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện phải chính là các em hoặc là bạn bè, người thân.
3. Gợi ý kể chuyện
a) Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
- Gv mời 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 2. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
- HS tiếp nối nhau nói đề tài KC và hướng dẫn xây dựng cốt truyện của mình. 
b) Đặt tên cho câu chuyện
- Một HS đọc 3 gợi ý
- HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình, tiếp nối nhau phát triển ý kiến.
- GV dán lên bảng dàn ý KC để HS chú ý khi kể, nhắc HS: Kể câu chuyện mà em chứng kiến thì phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất. Kể câu chuyện các em trực tiếp tham gia, mỗi em phải là một nhân vật trong câu chuyện ấy.
- GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị tốt .
4. Thực hành kể chuyện 
a. Kể chuyện theo cặp 
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
- Một vài HS nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp . GV viết tên những HS tham gia kể chuyện lên bảng .
- Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn .
- Nhận xét , đánh giá .
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện " Bàn chân kì diệu " 
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2005
tập đọc
điều ước của vua mi- đát
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Hiểu nghĩa các từ mới .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người .
2. Kĩ năng 
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai . Đọc phân biệt lời các nhân vật .
3. Thái độ : Không tham lam , luôn ước muốn những điều mang lại hạnh phúc cho mọi người .
ii. đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu đại ý của bài .
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
- Hướng dẫn HS phát âm chính xác tên người nước ngoài : Mi- dát , Đi -ô ni -dốt, Pác - tôn .
- GIúp HS hiểu nghĩa một từ ở cuối bài .
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài 
- Đoạn 1 : HS đọc thầm 
? Vua Mi - đát xin thần Đi - ô -ni - dốt điều gì ? 
? Thoạt đầu , điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
- Đoạn 2 : HS đọc lướt 
? Tại sao vua Mi - đát lại xin thần Đi -ô -ni - dốấy lại điều ước ?
- Đoạn 3 : HS đọc thầm 
? Vua Mi- đát đã hiểu được điều gì ? 
Đại ý : Những ước muốn tham lam không mang lại những điều tốt đẹp cho con người 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai .
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm .
3. Củng cố dặn dò 
? Câu chuyện vua Mi - đát giúp em hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2005
tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Dựa vào đoạn trích Yết Kiêu và gợi ý trong SGK , biét kể một câu chuyện theo trình tự không gian .
2. Kĩ năng 
- HS kể được câu chuyện theo trình tự không gian .
3. Thái độ : Yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết cấu trúc ba đoạn của bài văn kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
- Một HS kể chuyện "ở vương quốc tương lai "theo trình tự thời gian 
- Một HS kể cau chuyện trên theo trình tự không gian .
b. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc văn bản kịch.
- Gv đọc diễn cảm 
? Cảnh 1 có những nhân vật nào ? 
? Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
? Yết Kiêu là người như thế nào ? 
? Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
? Những sự việc trong hai v\cảnh của vở kịch được diễn ra như thế nào ?
Bài tập 2 
 - Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý SGK 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
? Câu chuyện Yết Kiêu kể như SGK là kể theo trình tự nào ? 
+ GV lưu ý HS : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn , dưới dạng lời nói trực tiếp . đặt trong dấu ngoặc kép , sau dấu hai chấm . 
+ Một HS giỏi làm mẫu .
- Những lưu ý về cáh kể :
+ Biểu hiện lời nói , cử chỉ . hành động , thái độ của nhân vật .
+ Không qên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh cảu vở kịch .
+ Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau càn có lời chuyển tiếp để liên kết đoạn .
- HS thực hành kể chuyện .
- HS thi kể chuyện trước lớp .
3. Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
luyện từ và câu
động từ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Nắm được ý nghĩa của động từ : là từ chỉ hoạt động , trạng thái ...của người , sự vật , hiện tượng .
2. Kĩ năng 
- Nhận biết được động từ trong câu 
3. Thái độ : Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT. III. 2b
iii. các hoạt động dạy học 
a. krbc: 
- Gọi một HS lên bảng làm bài tập 4 
- GV mở bảng phụ ,gọi HS lên bảng gạch chân dưới những danh từ chung , danh từ riêng , ...
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 và 2
- Lớp đọc thầm .
- HS làm việc theo cặp 
- HS báo cáo KQ > GV nhận xét bổ sung .
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người , của vật . Đó là các động từ . Vậy động từ là gì ? 
3. Phần ghi nhớ 
- HS đọc phần ghi nhớ 
- Gọi HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động , động từ chỉ trạng thái .
4. Phần luyện tập 
bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm nhanh ra nháp 
- Hai HS lên bảng làm bài 
- HS cùng GV nhận xét . Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất .
Bài tập 2 
- Hai HS tiép nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài .
- HS làm việc cá nhân trên VBT.
- Hai HS lên bảng làm bài .
- GV nhận xét , các nhóm bổ sung .
Bài tập 3 ( Tổ chức trò chơi xem kịch câm )
- Tìm hiểu yêu cầu của bài tập 
- Cho 2 HS chơi mẫu 
HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 
- HS hai nhìn bạn , nói to tên hoạt động . VD : Cúi
HS 2 bắt chước hoạt độngcủa bạn gái trong tranh 2 
- HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động . VD : ngủ 
- Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm .
+ GV nêu nguyên tắc chơi : Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau , lần lượt các bạn trong nhóm A làm động tác , lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng , nhanh tên hoạt động . Sau đó đổi vai cho nhau . Nhóm nào đoán đúng nhanh , có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc .
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2005
tập làm văn
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin thân ái , 
2. Kĩ năng 
- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
- Đóng được vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp . lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra .
3. Thái độ : Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC 
- Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch Yết Kiêu 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- HS đọc thầm đề bài .
- GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( hoà , nhạc , võ thuật ... ) . Trước khi nói với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh ( chị ) để anh ( chị ) hiếu và ủng hộ nguyện vong của em . Hãy cùng bạn đóng vai em và anh( chị) để thực hiện cuộc trao đổi .
3. Xác định mục đích trao đổi , hình dung những câu hỏi sẽ có 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài .
+ Nội dung trao đổi là gì ? 
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
4. HS thực hành trao đổi theo cặp 
- HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ỷ đối đáp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
- GV đến từng nhóm giúp đỡ .
5. Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Gv hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ có hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
6. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : TLV tuần 11
kĩ thuật
thêu lướt vặn (tiết 1 )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn .
2. Kĩ năng 
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh qui trình thêu lướt vặn .
- Một mảnh vải sợi bông màu trắng , kích thước 20 x 30 cm 
- Len , chỉ thêu khác màu vải 
- Kim khâu len , kim khâu 
- Phấn vạch , thước , kéo
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2 . Hướng dẫn HS quan sát và nhạn xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn 
- HS rút ra khái niệm thêu lướt vặn 
- GV giới thiệu môt số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn 
3. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV treo tranh qui trình , HS quan sát tranh và các hình trong SGK đẻ nêu qui trình thêu lướt vặn .
- Gọi một vài HS vạch dấu đường thêu và ghi số thứ tự lên bảng .
- HS quan sát hình 3a, b, c, rồi nêu cách bắt đầu thêu , thêu mũi thứ nhất , mũi thứ hai . Sau đó GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu , thêu mũi thư nhất , mũi thứ hai .
- HS trả lời về cáh thêu mũi thứ ba , thứ tư , thứ năm ....
- HS quan sát hình 4 để nêu cách kết thúc đờng thêu lướt vặn .
- Gv hưỡng dẫn nhanh các thao tác thêu lướt vặn lần hai .
- HS so sánh sự giống và khác nhau giữa thêu lướt vặn và cách khâu đột mau .
- HS đọc phần ghi nhớ .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau để thực hành .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc