Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 21

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 21

 LỊCH SỬ

NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT

SGK/41 TGDK:35’

I. Mục tiêu:

- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:

+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm: thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

II. ĐDDH:

+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – diệm tàn sát đồng bào miền Nam.

III. Các hoạt động:

1. Hoạt động đầu tiên

- Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954?

- Sau cách mạng tháng 8/ 1945, cách mạng nước ta như thế nào?

® Nhận xét bài cũ.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT 
SGK/41 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm: thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. ĐDDH:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên 
- Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954?
- Sau cách mạng tháng 8/ 1945, cách mạng nước ta như thế nào?
® Nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ. ( Làm việc cả lớp)
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm lại tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ
- Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.
Hoạt động 2: Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện ( Làm việc theo nhóm và cả lớp) 
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mỹ_Diệm
 Hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1,2:
 - Nguyện vọng của nhân dân là sau 2 năm , đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao?
- Âm mưu phá họai hiệp định Giơ- ne –vơ của Mĩ –Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
- Giáo viên nhận xét + chốt: Mỹ_Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chãy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc.
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao?
- Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
- Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ_Ngụy đối với đồng bào miền Nam.
- Tại sao gợi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
- Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
- Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”.
- Nhận xét tiết học 	
IV/Phần bổ sung:	
 ĐẠO ĐỨC 
 ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG EM 
 SGK/31 TGDK:35’
A. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
* Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
B. Đồ dùng dạy học : 
+ GV: Ảnh trong bài phóng to.
+ HS: SGK
C. Các họat động dạy học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đến UBND phường.
+ Mục tiêu: HS biết 1 số công việc của UBND xã ( phường ) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã ( phường )
Cách tiến hành: 
Gọi 1-2 HS đọc truyện trong sgk – Cả lớp thảo luận : Bố Nga đến UBND phường để làm gì? UBND phường làm những công việc gì? UBND xã ( phường ) có vai trò rấ quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND? 
 Kết luận : UBND xã ( phường ) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương .Vì vậy , mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hòan thành công việc. 
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.
Hoạt đông 2:Làm bài tập 1SGK.
+ Mục tiêu : HS biết 1 số việc làm của UBND xã ( phường ) 
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS .
-HS thảo luận nhóm- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung.GV kết luận: UBND xã ( phường ) làm các việc : b,c,d,đ, e,h,i.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3 SGK.
+ Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi , việc làm phù hợp khi đến UBND xã ( phường )
 Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS làm việc cá nhân
- Gọi 1 số HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: a là hành vi không nên làm.b,c là hành vi, việc làm đúng
3. Hoạt động cuối cùng :
+ Tìm hiểu về UBND xã ( phường ) tại nơi mình ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã ( phường ) đã làm.
D. Phần bổ sung: 	
 KHOA HỌC	 
 NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 
SGK/84 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II.ĐDDH: - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy tính bỏ túi).
 - Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên Nêu VD về các vật có biến đổi vị trí,hình dạng, nhiệt độ,.. nhờ được cung cấp năng lượng.Nêu VD về họat động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra ngupồn năng lượng cho các hỏat động đó.
Giáo viên nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:“Năng lượng của mặt trời”.
Hoạt động 1: Thảo luận.
+ Mục tiêu: HS nêu được VD về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm- HS thảo luận các câu hỏi :
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
Nêu vai trò của năng lượng nặt trời đối với sự sống?
Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
GV chốt: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc là mặt trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối.
B2: Làm việc cả lớp- Dại diện nhóm báo` cáo, cả lớp bổ sung, thảo luận.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
+ Mục tiêu: HS kể được 1 số phương tiện, máy mnóc, họat độngcủa con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm- HS quan sát các hình 2,3,4/84,85 sgk và thảo luận theo các nội dung:
Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
B2: Làm việc cả lớp-từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận.
3. Hoạt động cuối cùng Trò chơi
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến htức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
 Cách tiến hành: GV cho 2 nhóm tham gia -Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 em).–GV hướng dẫn cách chơi -Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.
HS chơi- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
 Chiếu sáng
 Sưởi ấm 
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1). Nhận xét tiết học .
IV. Phần bổ sung: 	
 KHOA HỌC	 
 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT 
 SGK/86 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
 - Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐDDH: GV và HS Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Sử dụng năng lượng của mặt trời.Gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi SGK/84
® Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
+ Mục tiêu : HS nêu được tên 1 số loại chất đốt: rắn ,lỏng,khí.
Cách tiến hành:Cả lớp thảo luận:
Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 78 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng ?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
 Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm.
1/Sử dụng chất đốt rắn:
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì ?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác ?
2/ Sử dụng các chất đốt lỏng:
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì ?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu ?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu ?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào? Đọc thông tin, quan sát hình vẽ và TLCH trong họat động thực hành.
 3/ Sử dụng các chất đốt khí:Có những lọai khí đốt nào? Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Làm việc cả lớp: Từng nhóm trình bày ,sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong sgk để minh họa- Gv cung cấp thêm cho HS : Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
3. Hoạt động cuối cùng :HS đọc mục bạn cần biết -Nhận xét tiết học.	
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
IV. Phần bổ sung: 	
 Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012 
 ĐỊA LÍ 
 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM 
SGK/107 TGDK:35’
I.Mục tiêu: - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
* HS khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình..
II/ ĐDDH: Bản đồ các nước châu Á- Bản đồ tự nhiên châu Á- Tranh ảnh về dân cư, họat động kinh tế của các nước Cam –pu –chia,Lào, Trung Quốc.
III/ Các họat động dạy học:
Hoạt động 1: Cam-pu-chia ( làm việc cá nhân ,nhóm) 
+ Mục tiêu: Giúp HS biết thủ đô Cam-pu-chia và biết nước nông nghiệp mới phát triển CN
Bước 1: HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18,nhận xét Cam- pu –chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?-HS thảo luận theo nhóm
- HS đọc đọan về Cam- pu- chia trong sgk để nhận xét về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này.
Bước 2: HS ghi lại kết quả đã tìm hiểu về các nước Cam- pu- chia và Lào.
Bước 3: HS trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân –Kết luận: cam – pu – chia nằm ở ĐNÁ , đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
Hoạt động 2: Lào
+ Mục tiêu: Giúp HS biết thủ đô và biết Lào nước nông nghiệp mới phát triển công nghiệp
HS làm việc tương tự như 3 bước tìm hiểu về Cam- pu – chia, sau đó hòan thành bảng theo gợi ý dưới đây:
Nước
Vị trí địa lý
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu-chia
Lào
Yêu cầu HS nêu tên các nước có chung biên giới với hai nướ này.-HS quan sát ảnh trong sgk và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam – pu – chia và Lào.
GV giải thích thêm: Ở 2 nước này có nhiều người theo đạo Phật , trên khắp đất nước có nhiều chùa.- Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí ,địa hình, cả 2 nước này đều là nước nông nghiệp mới phát triển công nghiệp.
Hoạt động 3: Trung Quốc ( làm việc theo nhóm và cả lớp)
+ Mục tiêu: Giúp HS biết dựa vào lược đồ nêu tên thủ đô và biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về 1 số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống
Bước 1: HS làm việc với hình 5 bài 18 và gợi ý trong sgk.
Bước 2: Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp Bước 3: GV bổ sung
Bước 4: HS quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc.
Bước 5: GV giới thiệu thêm: Trung uốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Kết luận: Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới ,nền kinh tế đang phát triển mạnh với 1 số mặt hàng công nghiệp ,thủ công nghiệp nổi tiếng.
3. Hoạt động cuối cùng : Nêu vị trí địa lí của Cam- pu – chia , Lào ,Trung Quốc.
- GV nhận xét tiết học Dặn: Chuẩn bị bải châu Âu
IV. Phần bổ sung: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc