Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26

LỊCH SỬ

 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”

SGK/51 TGDK:35’

I. Mục tiêu:

- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuát6 phục nhân dân ta.

- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".

- Giaó dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.

II. ĐDDH: GV: Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên

- Kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam?

- Nêu ý nghĩa lịch sử?

2. Hoạt động dạy học bài mới

Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ ném bom HN.

+ Mục tiêu: Giúp HS biết nguyên nhân Mĩ ném bom ở Hà Nội.

- Giáo viên nêu câu hỏi.

- Tại sao Mĩ ném bom HN?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiến học tập.

 Giáo viên nhận xét + chốt: Mĩ tin rằng bom đạn của chúng sẽ làm cho chính phủ ta run sợ, phải kí hiệp định theo ý muốn của chúng.

- Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với HN?

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Sự đối phó của quân dân ta.

+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được sự chiến đấu dũng cảm của nhân dân Hà Nội đêm 26/12.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi.

- Quân dân ta đã đối phó lại như thế nào?

- Giáo viên nhận xét.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 
 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” 
SGK/51 	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuát6 phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".
- Giaó dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II. ĐDDH: GV: Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam?
Nêu ý nghĩa lịch sử?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ ném bom HN.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết nguyên nhân Mĩ ném bom ở Hà Nội.
Giáo viên nêu câu hỏi.
Tại sao Mĩ ném bom HN?
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiến học tập.
® Giáo viên nhận xét + chốt: Mĩ tin rằng bom đạn của chúng sẽ làm cho chính phủ ta run sợ, phải kí hiệp định theo ý muốn của chúng.
Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với HN?
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Sự đối phó của quân dân ta.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được sự chiến đấu dũng cảm của nhân dân Hà Nội đêm 26/12.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi.
Quân dân ta đã đối phó lại như thế nào?
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm dược Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
Tổ chức học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm 4 nội dung sau:
+ Trong 12 ngày đêm chiến đấu với không quân Mĩ, ta đã thu được những kết quả gì?
+ Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
3. Hoạt động cuối cùng 
Tại sao Mĩ ném bom Hà Nội?
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đêm 26/ 12/ 1972?
Chuẩn bị: “Lễ kí hiệp định Pa-ri”.
Nhận xét tiết học 	
IV/ Phần bổ sung :	
 ĐẠO ĐỨC 
 EM YÊU HOÀ BÌNH. (T1) 
SGK/37 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với kảh năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Biết được ý nghĩa của hoà bình.
* Biết trẻ em có quyền được sống trong hào bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II. ĐDDH: GV và HS: Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh.
- Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”.Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời). - -Điều 38 (công ước quốc tế về quyền trẻ em).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Cả lớp hát Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”. Thảo luận nhóm đôi.- Bài hát nói lên điều gì?- Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 phân tích thông tin. 
+ Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra vầ sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi:
- Em nhìn thấy những gì trong tranh ?
- Nội dung tranh nói lên điều gì ?
- Chia nhóm ngẫu nhiên theo màu sắc (trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, da trời).
® Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,  Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 2: Làm bài 1/ SGK 
 + Mục tiêu: Giúp học sinh biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình).
Đọc từng ý kiến trong bài tập 1 và yêu cầu học sinh ngồi theo 3 khu vực tuỳ theo thái độ: tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
® Kết luận: Các ý kiến a, d là đúng, b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3: Cá nhân làm bài 2/ SGK 
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tinh thần hoà bình trong cuộc sống hằng ngày).
® Kết luận: Việc bảo vệ hoà bình cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người; giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác như các thái độ, việc làm: a, c, d, đ, g, h, i, k trong bài tập 2.
3. Hoạt động cuối cùng 
Qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sưu tầm thơ, truyện, bài hát về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Vẽ tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”. - Chuẩn bị: Tiết 2. - Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
 KHOA HỌC 	 
 CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA 
SGK/104 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu các thực vật có hoa.
II. ĐDDH: - Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 96, 97.Các loài hoa.
 - Học sinh : Các loài hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Ôn tập vật chất và năng lượng.Kiểm tra miệng 3em.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp - Quan sát hình 1,2 SGK 
+ Mục tiêu: Giúp HS biết được hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
–Gọi vài HS chỉ hình và nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng.
- HS quan sát nhóm 4 hình 3,4 và chỉ đâu là nhị và đâu là nhuỵ + quan sát vật thật.
- GV đưa vật thật –HS chỉ hoa mướp đực và mướp cái. GV chốt 
Hoạt động 2: Thực hành phân loại những hoa sưu tầm được.
+ Mục tiêu: Giúp HS Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Yêu cầu các nhóm trình bày từng nhiệm vụ.
 Số TT
Tên cây
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái)
=> Giáo viên kết luận:
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
+ Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được các bộ phận của nhị và nhụy trên hoa lưỡng tính.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính ở trang 97 SGK ghi chú thích.GV chốt.
3. Hoạt động cuối cùng 
Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Tổng kết thi đua.
Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Nhận xét tiết học .	
IV/ Phần bổ sung : 	
 KHOA HỌC	 
 SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA 
SGK/106 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
 - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II.ĐDDH: Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 98, 99.
Học sinh : - Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.Kiểm tra miệng 3em.
	2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ
+ Mục tiêu: Giúp HS vẽ được sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính.
Sử dụng sơ đồ 1 và 2 trang 98 SGK, treo trên bảng và giảng về:
Sự thụ phấn.
Sự hình thành hạt và quả.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 1).
Sơ đồ quả cắt dọc (hình 2). 
Ghi chú thích.(Trò chơi : Ghép chữ vào hình)
 Hoạt động 2: Thảo luận. Các nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Mục tiêu: Giúp HS Phân biệt hoa thụ phấn nhờ, côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào?
Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác góp ý bổ sung.
Dưới dây là bài chữa: nhờ côn trùng, nhờ gió (2 dãy).
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
3. Hoạt động cuối cùng 
Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
Thi đua: kể tên hoa thụ phấn.
Chuẩn bị: “Cây mọc lên như thế nào?
Nhận xét tiết học.	
IV/ Phần bổ sung : 	
 ĐỊA LÍ 
 CHÂU PHI (tt ) (không dạy ) 
SGK/118 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
 3.Yêu thích học tập bộ môn.
II.ĐDDH: + GV: Bản đồ kinh tế Châu Phi. 
 + HS: Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
- Nêu vị trí địa lí của Châu Phi. 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Dân cư Châu Phi chủ yếu chủng tộc nào?.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Dân cư Châu Phi chủ yếu là người da đen 
Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc nào?
Chủng tộc nào có số dân đông nhất?
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nêu được một số hoạt động kinh tế Châu Phi 
Làm bài tập mục 4/ SGK.
Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường các vùng khai thác khoáng sản, các cây trồng và vật nuôi chủ yếu của Châu Phi.
+ Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm kinh tế.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nêu được một số đặc điểm kinh tế Châu Phi.
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với các Châu Lục đã học?
Đời sống người dân Châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi.
+ Chốt lại ý đúng
Hoạt động 4: Ai Cập.
 + Mục tiêu: Giúp HS Xác định trên bản đồ quốc gia: Ai Cập
+ Làm câu hỏi mục 5/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường dòng sông Nin, vị trí, giới hạn của Ai Cập.
+ GV Kết luận và chốt ý đúng.
3. Hoạt động cuối cùng 
Đọc ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Châu Mĩ”. 
- Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung : 	
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2012
 ĐỊA LÍ 
 VỊ TRÍ GIỚI HẠN ĐẶC ĐIỂM BÌNH THUẬN 
 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Bình Thuận :.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Bình Thuận về nông ngư nhiệp : nền văn minh , nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ ..
Yêu thích học tập bộ môn.
II.ĐDDH: + GV: Bản đồ kinh tế Bính Thuận . 
 + HS: Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Bính Thuận .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
- Nêu vị trí địa lí của Bình Thuận . 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Dân cư Bình Thuận chủ yếu họ sống như thế nào?.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết Dân cư của địa phương mình 
Dân cư Bình Thuận thuộc chủng tộc nào?
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nêu được một số hoạt động kinh tế Bình Thuận 
Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường các vùng khai thác khoáng sản, hải sản các cây trồng và vật nuôi chủ yếu của Bình Thuận .
+ Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm kinh tế.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nêu được một số đặc điểm kinh tế Bình Thuận.
+ Kinh tế Bình Thuận có đặc điểm gì khác so với các nơi khác ?
Đời sống người dân Bình Thuận còn có những khó khăn gì? Vì sao?
Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Bình Thuận.
+ Chốt lại ý đúng
+ GV Kết luận.
3. Hoạt động cuối cùng 
Đọc ghi nhớ.
Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc