Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I.YCCĐ:

- Đọc diễn cảm bài văn , biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất .

- Trả lời được câu hỏi 1,2,3.

II.ĐDDH:

- Tranh minh hoạ SHS.

III.HĐDH:

 

doc 36 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 688Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai , ngày .... tháng .... năm 20.....
Tiết 1
TẬP ĐỌC 
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I.YCCĐ: 
- Đọc diễn cảm bài văn , biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất .
- Trả lời được câu hỏi 1,2,3.
II.ĐDDH:
- Tranh minh hoạ SHS. 
III.HĐDH: 
A.Kiểm tra: Trước cổng trời
- HS hoc thuộc lòng đoạn trích trước cổng trời và trả lời câu hỏi.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu: Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS tranh cải. Các em cùng học bài cái gì quý nhất? Để biết ý kiến riêng của 3 bạn, ý kiến phân giải của thầy.
.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc:
- GV giải nghĩa từ khó.
- GV đọc mẫu:
. Đoạn 1:sống được không?
. Đoạn 2:phân giải
. Đoạn 3: còn lại
b) Tìm hiểu bài: 
+ H: Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?(TB)
- GV ghi tóm tắt:
. Hùng: lúa, gạo
. Quý: vàng
. Nam: thì giờ
+ H: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ lí lẽ của mình?(K)
- GV tóm tắt:
. Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
. Quý có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo .
. Nam có thì giờ mới làm được vàng, bạc, lúa gạo.
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? HS nêu lí lẽ của thầy giáo?(K-G)
- GV nhấn mạnh và đưa ra lí lẽ có tình có lí.
H: Chọn tên gọi cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?(K-G)
- 2 HS giỏi đọc toàn bài
- Vài HS đọc từng đoạn của bài.
. Đọc nối tiếp trước lớp
. Đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS tự phát biểu ý kiến
HS nêu ý kiến, lí lẽ và chuyển thành câu khẳn định.
=> Khẳng định cái đúng của 3 bạn HS
+ Nêu ra ý kiến sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy người lao động là quý nhất.
Có thể đặt tên là “Cuộc tranh luận thú vị” vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận giữa ba bạn nhỏ / Có thể đặt tên là “ Ai có lí” ? Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: người lao động là đáng quý nhất?
C. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: 
- GV giúp HS thực hiện đúng
* Chú ý: (thái độ) lời của thầy giáo.
- Năm HS đọc theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Hỏi nội dung chính của bài
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò xem bài Đất Cà Mau.
***************************************
Tiết 2
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I.YCCĐ: Giúp HS.)
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
II.HĐDH:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Bài 1: (Y)- 1hs đọc y/c bài .
- HS tự làm.
a) 35m 23cm = 35m = 35,23m
b) 51dm 3cm = 51dm = 51,3dm
c) 14m 7cm = 14 m = 14,07
Bài 2: GV nêu bài mẫu (TB)
315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm = 
 3m = 3,15m 
Vậy 315cm = 3,15m
- HS nêu cách làm và kết quả.
- Tương tự HS tự làm phần còn lại.
234cm = 2,34m
506cm = 5,06m
34dm = 3,4m
Bài 3 (K)
- HS tự làm thống nhất kết quả.
a) 3km 245m = 3km = 3,245km
b) 5km 34m = 5km = 5,034km
c) 307m = km = 0,307km
Bài 4 (G)
- HS làm phần: a,c
a) 12,44m = 12m = 12m 44cm
c) 3,45km =3km =3km 450m =3450m
3. Củng cố, dặn dò:
-Bài 4b,d làm nhà . 
- GV nhận xét tiết học. 
********************************************
Tiết 3
KHOA HỌC 
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/ AIDS
I.YCCĐ:.
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II.KNSCB:
-Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tữ tin và ứng xử giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
-Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ ,tránh phân biệt kì thị với người bị nhiễm HIV.
III.ĐDDH: 
- Hình S/ 36, 37.
- 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
- Giấy và bút màu.
IV.HĐDH: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
A.Kiểm tra: Phòng tránh HIV/ AIDS
- Hs trả lời theo y/c giáo viên 
B.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp xúc “HIV lây truyền hoặc không? Lây truyền “qua”
* Mục tiêu: HS xác định được cái hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị.
a) Bộ thẻ các hành vi(Viết vài bảng phụ lớn cho HS lựa chọn rồi ghi lên bảng phụ nhỏ)
Ngồi cùng bàn học
Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng
Uống chung nước ly
Dùng chung bơm tiêm không khử trùng
Dùng chung dao cạo
Khoác vai
Dùng chung khăn tắm
Mặc chung quần áo
Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ.
Ôm
Cùng chơi bi
Cầm tay
Bị muỗi đốt
Nằm ngủ bên cạnh
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Xăm mình chung dụng cu không khử trùngï
Ăn cơm cùng mâm
Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS
Tuyền máu
(mà không biết rõ nguồn gốc máu)
Nghịch bơm tiêm đã sử dụng.
b) Kẻ sẳn trên bảng: (2 bảng giống nhau bảng phụ nhỏ) Bảng HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia lớp 2 đội mỗi đội có 9- 10 HS chơi.
- Khi GV hô bắt đầu người thứ nhất của mỗi đội rút một tờ phiếu bất kì đọc nội dung rồi đi nhanh gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng và cho đến hết.
- Đội nào gắn xong trước đúng là thắng cuộc.
Bước 2: tiến hành chơi.
Bước 3: cùng kiểm tra.
+ GV cùng HS tham gia kiểm tra từng tấm phiếu hành vi các bạn đã dán vào đúng chưa. 
- Nếu có sai GV nhắc lại rồi hỏi cả lớp nên đặt ở đâu, sau đó đặt đúng chỗ.
Đáp án
Bảng “HIV LÂY TRUYỀN HOẶC KHÔNG LÂY TRUYỀN QUA ”
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Các đội giải thích đối với một số hành vi.
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Dùng chung kim bơm không khử trùng.
- Xâm mình chung dụng cụ không khử trùng.
- Nghịch bơm kim đã sử dụng.
- Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay bảo vệ.
- Dùng chung dao cạo.
- Truyền máu (không rõ nguồn gốc).
- Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng.
- Bị muỗi đốt.
- Cầm tay.
- Ngồi học cùng bàn.
- Khoác tay (vai)
- Dùng chung khăn tắm.
- Mặc chung quần áo.
- Nói chuyện an ủi bệnh nhân HIV- AIDS.
- Ôm
- Cùng chơi bi
- Uống chung li nước.
- Ăn cơm cùng mâm
- Nằm ngủ bênh cạnh.
- Sử dụng nhà vệ sinh chung.
* GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm,
* Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
* Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
* Người số 1: là HS bị nhiễm HIV, là HS mới chuyển đến.
* Người số 2: Tỏ ra khi ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.
* Người số 3: Đến gần bạn mới đến lớp học định làm quen, khi biết bạn nhiễm HIV cũng thay đổi thái độ vì sợ lây.
* Người số 4: Người đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói “ Nhất định là em tiêm chích ma tuý rồi, tôi sẽ đề nghị em chuyển sang lớp khác, sau đó đi ra khỏi phòng.
* Người số 5: Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông.
- GV khuyến khít HS sáng tạo thêm các vai viễn của mình.
- Trong khi đóng vai GV nêu nhiệm vụ cho HS khác.
- Bước 2: 
- Bước 3: Thảo luận cả lớp
H: Các em nghĩ thế nào từng cách ứng xử?
H: Các em nghĩ người bị nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào?
* Mỗi tình huống (hỏi người đóng vai trước)
- 5 HS đóng vai
(Cho HS tham khảo trước)
- HS còn lại theo dõi cách ứng xử.
- HS đóng vai và quan sát.
- HS tham gia nhận xét
* Hoạt động 3: Quan sát thảo luận
- Bước 1: (làm việc nhóm) 5 tổ
H: Nói về nội dung của từng hình.
- Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng với những người bị nhiễm HIV/
AIDS và gia đình họ?
H: Nếu bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bận sẽ ứng xử như thế nào? tại sao?
- Bước 2: 
* Kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường, những người nhiễm HIV, đặt biệt là trẻ em có quyền và cần sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt với họ. Điều đó giúp đỡ người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
H: Trẻ em có thể làm gì? để tham gia phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS? ( hình 4/ S/ 37)
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc ghi nhớ
- Quan sát S/ 23, 37 và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- 4 hs đọc ghi nhớ bài học .
- GV nhận xét tiết học. 
- Bài sau Phòng tránh bệnh xâm hại.
**************************************
Tiết 4
Thể dục
ĐỘNG TÁC CHÂN. TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG”
(GV chuyên trách dạy )
***************************************
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC 
TÌNH BẠN(Tiết 1)
I.YCCĐ :
 - Biết được tình bạn cần phải đoàn kết , thân ái , giúp đỡ lẫn nhau, nhất ìa những khi khó khăn, hoạn nạn .
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày .
II.KNSCB:
-Kĩ năng tư duy phê phán ;kĩ năng ra quyết định .
-Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự thông cảm .
III. ĐDDH: 
- Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” ( Mộng Vân)
IV.HĐDH: 
A.Kiểm tra: Nhớ ơn tổ tiên
- Hs trả lời theo y/c giáo viên.
B.Bài mới:Giới thiệu.
- Hs lắng nghe .
* Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành: 
1. 
2: Bài hát nói lên điều gì?
H: Lớp chúng ta có vui như vậy không?
H: Điều gì đã xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
H: Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không?
H: Em biết điều đó từ đâu?
3. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè, trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè .
.
- Cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”
- HS thảo luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn” ( KNS )
* Mục tiêu: HS biết được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Cách tiến hành: 
1. GV đọc truyện “Đôi bạn”
2. GV mời HS đóng vai.
3. 
4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn
- HS đóng vai.
- HS thảo luận các câu hỏi S/1
.* Hoạt động 3: bài tập SGK. ( KNS )
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong tình huống có lên quan đến bạn bè.
* Cách tiến hành: 
- GV cùng HS nhận xét
* Chú ý: Sau mỗi tình huống HS tự liên hệ.
4. GV nhận xét và kết luận về cách úng xử tình huống.
a) Chúc mừng bạn.
b) An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c) Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
d) Khuyên ngăn bạn không sa vào những việc làm không tốt.
đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết đ ... phình to ra. Đến sáng, chuột tìm được đường về ổ nhưng bụng to quá nó không ra sao lách qua khe hở được.
.
Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông”với “ cò”
=>( nó thường chỉ con chuột)
5.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xết tiết học. 
- Về nhà xem lại bài tập 2.3. 9 (luyện tập)
- 3 hs nhắc lại ghi nhớ
*************************************
Thứ sáu, ngày .... tháng ..... năm 20....
Tiết 1 
ANH VĂN
( GV chuyên trách dạy )
***********************************
Tiết 2
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN.
I.YCCĐ: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1,2) 
II.KNSCB:
-Thể hiện sự tự tin .Lắng nghe tích cực . Hợp tác .
III.ĐDDH: 
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT 1. Giúp các em mở rộng lý lẽ và dẫn chứng.
IV.HĐDH: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
A.Kiểm tra: LT thuyết trình , tranh luận .
- KT BT3/ 2hs trình bày .
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu: GV nêu YCCĐ 
2. Hướng dẫn HS luyện tập: ( KNS )
Bài tập 1: 
HS nắm lại yêu cầu của đề bài: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng bạn.
- HS thảo luận và ghi tóm tắt.
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
- Đất
- Nước
- Không khí
- Ánh sáng
- Cây cần đất nhất
- Cây cần nước nhất
- Cây cần không khí nhất.
- Cây cần ánh sáng nhất.
- Đất có chất mùn nuôi cây.
- Nước vận chuyển chất mùn.
- Cây sống không thể thiếu không khí.
- Thiếu ánh sáng, cây xanh không có màu xanh
- GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật xưng “Tôi” có thể kèm theo tên nhân vật “Đất tôi” cung cấp chất màu nuôi cây.
+ Để bảo vệ ý kiến của mình, các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phải bác ý kiến của nhân vật khác.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để tồn tại sự sống.
- GV, HS nhận xét bình chọn nhóm tranh luận tốt.
- GV ghi tóm tắt ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có. (gạch chân lí lẽ, mở rộng, dẫn chứng mở rộng.
- HS làm theo nhóm (đóng vai) dựa theo SGK. Mở rộng phát triển lí lẽ và dẫn chứng bênh vực ý kiến .
- Các nhóm bóc thăm tranh luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
- Đất
- Nước
- Không khí
- Ánh sáng
- Cả bốn nhân vật
- Cây cần đất nhất
- Cây cần nước nhất
- Cây cần không khí nhất.
- Cây cần ánh sáng nhất.
- Cây xanh cần tất cả đất, nước, không khí và ánh sáng thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên giúp ít cho đời.
 GDBVMT:Thấy được sự cần thiết của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người .
- Đất có chất màu nuôi cây, nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay.
- Nước vận chuyển chất màu, khi trời hạn hán thì dù vẫn có đất cây cối cũng héo khô, chết rụNgay cả đất nếu không có nước cũng mất chất màu.
- Cây không thể sống thiếu không khí, thiếu đất, thiếu nước, cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.
- Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không có màu xanh. Cũng như con người có ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người.
Bài tập 2: ( KNS )
Đề: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của trăng và đèn trong bài ca dao.
* GV nhắc HS:
+ Các em không cần nhập vai trăng, đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài rèn khái niệm thuyết trình.
+ Yêu cầu đạt ra là thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiếy của cả trăng và đèn để thuyết phục mọi người. Cần trả lời một số câu hỏi như sau.
. Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì xãy ra?
. Đèn đem lại ít lợi gì cho cuộc sống?
. Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xãy ra?
. Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải là đèn điện, nhưng đèn điện cũng không phải là nhược điểm so với trăng.
- Cách tổ chức hoạt động:
C.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những nhóm, cá nhân trình bày tốt ( thuyết trình hay)
- Dặn dò về nhà học các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- HS nắm yêu cầu của đề bài.
- HS làm việc độc lập nêu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS phát biểu ý kiến của mình.
***************************************
Tiết 3
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.YCCĐ: 
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân .
II.HĐDH:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Bài 1:
- HS làm và nêu kết quả:
a) 3m 6dm = 3,6 m ; b) 4 dm = 0,4 m
b) 34m 5cm = 3405 m ; d)345cm = 3,45 m
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
Đơnvị đo là tấn.
Đơn vị đo là kg.
(M) 3,2 tấn
 0,502 tấn
 2,5 tấn
 0,021 tấn
 3200 kg
502 kg
2500kg
 21 kg
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
Bài 4: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
Bài 5 Làm nhà:
a) 3kg5g = 3,005kg; b) 30g- 0,030 kg
c) 1103g = 1,103 kg
- HS nhìn hình vẽ
- HS nêu : túi cam nặng 1kg 800g .
- HS viết vào chỗ chấm:
a) 1kg 800g = 1,8kg
b) 1kg 800g = 1,800g HS nêu kết quả.
***************************************
Tiết 4
ĐỊA LÝ 
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂNCƯ .
I.YCCĐ: 
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam :
+ VN là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao , dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi .
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để biết sự phân bố dân cư .
II.ĐDDH: 
 - Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị ở Việt Nam.
 - Bản đồ Việt Nam (mật độ dân số)
III.HĐDH:
a/ Kiểm tra:Dân số nước ta .
- Hs trả lời theo y/c gv .
b/ Bài mới: 
1.Giới thiệu: ..
- Hs lắng nghe .
* Hoạt động 1:Đọc thông tin và trả lời câu hỏi .(cặp)
Bước 1:
H: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
H: Dân tộc nào có số dân đông nhất ? sống chủ yếu ở đâu ? các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ?
H: Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
Bước 2:
- GV bổ sung hoàn thiện và chỉ phân bố người
kinh và người dân tộc ít người.
- HS dựa vào SGK.
+ 54 dân tộc.
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất sống chủ yếu ở vùng đồng bằng. Dân tộc ít người sống ở đồi núi và cao nguyên.
+ Kinh, ba-na, Mường, Thái.
+ HS trình bày kết quả.
+ HS khác bổ sung.
+ HS lên bảng chỉ lại vùng phân bố dân cư.
- HS nhắc lại.
2. Mật độ dân số: 
* Hoạt động 2: (cả lớp)
H: Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì.
- Giải thích thêm: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
TD: Huyện A; số người 30.000 người 
 300km2 = 100 người/ km2 
Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao (hơn Trung Quốc) là nước đông dân nhất trên thế giới, cao hơn nhiều so với Lào, Cam-pu-chia và mật độ trung bình của thế giới.
- HS quan sát mật độ dân số, tranh ảnh về làng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời câu hỏi. Mục 3 SGK.
- Đồng bằng ven biển đất chật người đông thừa lao động.
- Ở miền núi nhiều tài nguyên nhưng thưa dân và thiếu lao động.
- dân số sống ở nông thôn, làm nghề nông ; dân số sống ở thành thị.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những nơi đông dân, thưa dân.
3. Phân bố dân cư: 
* Hoạt động: (cặp)
Bước 1: 
H: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thốt ở những vùng nào?
Bước 2: 
Kết luận: Dân cư nước ta phân bố không điều; ở đồng bằng và các đô thị lớn, dân tập trung đông đúc; ở miền núi và hải đảo, dân cư hưa thớt. 
- GV nêu thêm: Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động, ở vùng núi đất rộng người thưa. Thiếu sức lao động, nên nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát truyển kinh tế.
H: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn vì sao ? 
- Hs thảo luận cặp .
3.Củng cố, dặn dò:
- HS đọc ghi nhớ.
@GDBVMT: Việc tăng dân số tạo sức ép đến môi trường sống .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò. 
************************************
Tiết 5
KỸ THUẬT
LUỘC RAU.
I.YCCĐ: 
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình .
*GD SDNLTK&HQ:
- Khi luộc rau bằng bếp củi, than, ... cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga...
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
II.ĐDDH: 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III.HĐDH: 
GV
HS
1. Giới thiệu: YCCĐ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau:
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK và đặt câu hỏi Y/c HS nêu các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị luộc rau.
- GV nhận xét uốn nắn.
- HS nêu những công việc luộc rau.
- HS nhắc lại cách sơ chế luộc rau
- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b SGK để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc rau.
- HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn HS
- Lưu ý: 
Cho nhiều nước.
Cho muối, bột ngọt vào.
Đun sôi trước khi bỏ rau sau.
Lật rau 2, 3 lần cho chín đều.
Cho đều lửa.
Tuỳ khẩu vị.
Nếu luộc thì vớt rau ra đĩa.
Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị luộc rau.
- 2HSTB-K đọc mục 2, quan sát hình 3 SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả.
- GV nêu đáp án của bài tập.
- GV nhận xét đánh giá học tập.
- HS đối chiếu kết quả bài tập.
- HS báo cáo đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhận xét ý kiến học tập của từng HS và động viên HS thực hành luộc rau giúp ga đình.
- Chuẩn bị bài “ Rán đậu phụ”
***************************************** 
SINH HOẠT LỚP
Mục tiêu: 
 Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
 II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
Duyệt của chuyên môn 
 Tổ trưởng 
 Người soạn
 Tô Ngọc Thụy 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T9.doc