Giáo án các môn phụ - Lớp 2 đến 5 - Tuần 15

Giáo án các môn phụ - Lớp 2 đến 5 - Tuần 15

TUẦN 15:

THỂ DỤC LỚP 2

Bài 29: Trò chơi “Vòng tròn” – Đi thường theo nhịp

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải)

-Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài TD phát triển chung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

II. Địa điểm và phương tiện:

- Địa điểm: Sân trường,

- Phương tiện: còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m; 3,5m; 4m.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn phụ - Lớp 2 đến 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: 
THỂ DỤC LỚP 2
Bài 29: Trò chơi “Vòng tròn” – Đi thường theo nhịp
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải)
-Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài TD phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường,
- Phương tiện: còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m; 3,5m; 4m.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Dắt tay nhau chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn.
- Đi đều hát theo vòng tròn, sau đó cho học sinh quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
 ● ●
 ● ●
 ● GV ●
 ● ●
 ● ●
 ● ● 
CƠ BẢN
* Ôn đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải)
* Trò chơi “Vòng tròn”: 
- Nêu tên trò chơi.
- Đứng quay mặt vào tâm, học 4 câu vần điệu kết hợp vỗ tay.
- Đi theo vòng tròn, đọc vần điệu, kết hợp vỗ tay và nhảy chuyển đội hình khi có hiệu lệnh.
5-6
4
3 -5
 ● ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● ●
 ●
KẾT THÚC
- Cúi người thả lỏng. 
- Cúi lắc người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- Giáo viên cùng hs hệ thống bài.
- Nhận xét và giao bài về nhà. 
6
8
4 -5
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 U 
Bài 30: Bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi “Vòng tròn” 
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài TD phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường, 
- Phương tiện: còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m; 3,5m; 4m.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Số lần
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Xoay khớp cổ chân, khớp gối.
 ● ●
 ● ●
 ● GV ●
 ● ●
 ● ●
 ● ● 
Cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chia về các tổ cho học sinh luyện tập, sau đó gọi từng tổ trình diễn báo cáo.
* Trò chơi “Vòng tròn”: 
- Cho học sinh tập theo vòng tròn kết hợp đọc vần điệu, vỗ tay nghiêng người, nhún chân như múa theo nhịp, đến nhịp 8 nhảy chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại.
4
4
 ● ● ● ● ● ● 
 ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● 
 ●
Kết thúc
- Cúi người thả lỏng. 
- Nhảy thả lỏng.
- Giáo viên cùng hs hệ thống bài.
- Nhận xét và giao bài về nhà. 
8
4 -5
 ● ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● ●
 ● ● ● ● ● ● ●
 ● 
THỂ DỤC LỚP 3
BÀI 29: HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. 
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng, trật tự, theo đúng đội hình tập luyện.
- Ôn trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “Đua ngựa”. 
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Chơi trò chơi “Chui qua hầm”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
GV hoặc cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện các động tác.
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung:
+ GV hô lớp tập liên hoàn cả 8 động tác.
+ GV chia tổ tập theo hình thức thi đua.
+ GV nêu tên các động tác để HS nhớ và tự tập (1-2 lần).
* Mỗi tổ cử 5 người lên biểu diễn 
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
+ GV cho HS khởi động kỹ các khớp 
+ GV hướng dẫn và cho HS tập lại cách cầm ngựa, phi ngựa, cách quay vòng. Cho thi đua giữa các tổ với nhau.
3-Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi. 
- HS ôn tập dưới sự điều khiển của GV hoặc cán sự.
- Cán sự lớp hô cho các bạn tập. HS chú ý tập luyện để thuần thục các động tác.
 - HS chú ý khởi động kỹ và tham gia chơi.
- Một số em thay nhau làm trọng tài cho trò chơi.
- HS vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe. Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra.
BÀI 30: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I, MỤC TIÊU:
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện động tác tương đối chính xác.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập và kiểm tra. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế và kẻ sẵn các vạch để HS đứng Ôn tập.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu ôn tập và phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
- Ôn bài TD phát triển chung (1-2 lần, 2x8 nhịp).
2-Phần cơ bản.
- GV chia từng nhóm ôn tập bài thể dục phát triển chung:
+ GV gọi mỗi đợt 3-5 HS lên thực hiện ôn tập 8 động tác bài TD phát triển chung (2x8 nhịp).
+ GV có thể chọn phương án ôn tập khác: mỗi nhóm lên bắt thăm tên của 5-6 động tác hoặc GV chỉ định nhóm đó sẽ thực hiện những động tác nào, sau đó HS thực hiện 1 lần.
 * Cách đánh giá: Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng HS theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
3-Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV nhận xét phần ôn tập, đánh giá, xếp loại, khen ngợi những HS thực hiện tốt.
- GV Giao bài tập về nhà.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo. HS chú ý lắng nghe.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi, ôn TD. 
- HS phục vụ ôn tập dưới sự điều khiển của GV.
- HS tham gia trò chơi.
- HS vỗ tay theo nhịp và hát.
 - HS chú ý lắng nghe. Những em chưa hoàn thành chú ý tiếp tục ôn luyện. 
LỊCH SỬ LỚP 5:
BÀI 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên chiếm lại Đông Khê.
+ Sau bao nhiêu ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịc Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng dố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đông đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Chấm tròn làm bằng bìa đỏ, đen
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
- Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc:
. Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung
. Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc.
- Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập
-Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới.
Giáo viên nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950
- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm cử đại diện trình bày.
- Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
- Học sinh trao đổi.
GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Y/c hs thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
- Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn nắm quyền chủ động tấn công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Học sinh nêu.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- Học sinh nêu.
3. Củng cố, dặn dò
TK: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
- Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau
LỊCH SỬ LỚP 4
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I/ Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Nêu vài sự kiện về sự quan tâm tới việc đắp đê phòng chống lục .
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và lập Hà Đê Sứ để chăm lo việc đê đều. Các vua Trần cũng có khi tự mình chăm lo việc đắp đê .
2. Kĩ năng:
- Nêu được những lợi ích từ việc đắp đê của nhà Trần.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1- Khởi động: 
2- Bài cũ: Nhà Trần thành lập
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động cđa HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
+ Đặt câu hỏi cho HS thảo luận .
- Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
GV kết luận
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần .
GV nhận xét
GV giới thiệu đê Quai Vạc
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp
- Ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh 
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều 
4. Củng cố Dặn dò: 
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
GV tổng kết: Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần. Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn cho triều đại nhà Trần
- Chuẩn bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
ĐỊA LÍ LỚP 5: 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch ở nước ta.
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, 
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên 1 số điểm du lịch Hà Nội, TP HCM, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN. 
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch, di tích lịch sử, di sản VH,..
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
 HĐ1: Hoạt động thương mại
. Thương mại gồm những hoạt động nào?
. Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
. Nêu vai trò của ngành thương mại?
. Kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
+ Đối với HS khá giỏi, y/c:
+ KL: Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hoá, bao gồm nội thương và ngoại thương.
 HĐ 2: Ngành du lịch
- Chia nhóm 6 em, y/c:
- Y/c:
. Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến VN đã tăng lên?
. Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
+ Đối với HS khá giỏi, y/c:
+ KL: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Y/c :
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Làm việc cá nhân: dựa vào SGK, TLCH:
- HS chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
- Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để:
+ Trả lời các câu hỏi của mục 2-SGK.
+ Chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của nước ta.
- Nêu những điều kiện để phát triển du lịch của 1 trung tâm.
ĐỊA LÍ LỚP 4
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TT)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
? Kể tên những cây trồng, vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
? Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo?
? Em hãy mô tả quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (số lượng nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, thời gian làm nghề thủ công, vai trò của nghề thủ công)
- Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
GV chuyển ý: để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần & trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu các công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm của người dân ở Bát Tràng?
- GV có thể yêu cầu HS sắp xếp lại các hình theo đúng trình tự công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm rồi mới nêu quá trình tạo ra sản phẩm.
- GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp là nhờ việc tráng men.
- GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
- Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá nào có nhiều? Vì sao?
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân như quần áo, giày dép, cày cuốc
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi
4. Củng cố 
- GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
* Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 DA SUA.doc