Giáo án các môn phụ Tuần 22 - Lớp 4

Giáo án các môn phụ Tuần 22 - Lớp 4

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC:

TUẦN 22:

Bài:LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI

I. Mục tiêu :

 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

 KNS:Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

 Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

 Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống .

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.

II. Phương tiện:

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.Đóng vai .Nói cách khác.Thảo luận nhóm.Xử lí tình huống

 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn phụ Tuần 22 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC:
TUẦN 22:
Bài:LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu :
 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
 KNS:Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
 Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống .
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Phương tiện:
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.Đóng vai .Nói cách khác.Thảo luận nhóm.Xử lí tình huống
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Khám phá :
Hoạt động 1:
Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33)
 - GV nêu từng ý kiến của bài tập 2.
 - Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a/. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b/. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c/. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d/. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.
đ/. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 - HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 + Các ý kiến c, d là đúng.
 + Các ý kiến a, b, đ là sai.
*Hoạt động 2:
Kết nối
Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.
 Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 - GV nhận xét chung.
 Kết luận chung:
 - GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4. Vận dụng công việc về nhà :
 - Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS biểu lộ thái độ theo cách quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
- HS giải thích sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
- Một nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy
GIÁO ÁN KHOA HỌC:
TUẦN 22:
Bài: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I.Mục tiêu :
 -Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,)
 -Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 -Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
 KNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin .về nguyên nhân giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Phương tiện
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.Thảo luận theo nhóm.
 -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
 -Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2.KTBC
-GV gọi HS lên kiểm tra bài.
 +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
 +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.
-Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới
a. Khám phá:
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.
-Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm.
-Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng.
+Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ?
a. Giới thiệu bài:
Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta không những chỉ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây ra rất nhiều điều bất tiện. Âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Kết nối :
ØHoạt động 1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
-Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
-GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,..
c. Thực hành
Ø Hoạt động 2: Em thích và không thích những âm thanh nào?
-GV giới thiệu hoạt động: Âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích nhưng người kia lại không thích. Các em thì sao ? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ?
-Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp.
-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích và 1 âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích tại sao.
-Nhận xét, khen ngợi những HS biết đánh giá âm thanh.
-GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp.
ØHoạt động 3: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
-GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào ?
-GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi mà các em thích.
-GV hỏi:
 +Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ?
 +Hiện nay có những cách ghi âm nào ?
-Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết thứ 2 trang 87.
-GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.
3.Vận dụng công việc về nhà :
-GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa”
-GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau.
-Tổ chức cho các nhóm biểu diễn.
-Tổng kết: Nhóm nào tạo ra được nhiều âm thanh trầm bỗng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”.
-Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-HS lên trả lời câu hỏi.
-HS nghe GV hướng dẫn trò chơi.
-HS tham gia.
Ví dụ:
 +Đồng hồ – tích tắc
 +Gà kêu – chíp chíp
 +Gà gáy – ò ó o
 +Lá rơi – xào xạc
+Cuộc sống sẽ buồn chán vì không có tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng chim hót, tiếng gà gáy.
-HS nghe.
-HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh ghi vào giấy.
-HS trình bày:
 +Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được giáo viên giảng bài, GV hiểu được HS nói gì.
 +Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu
 +Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt
-Âm thanh rất quan trọng đối với cuộc sống.
-HS nghe và suy nghĩ câu hỏi.
-Hoạt động cá nhân.
-Vài HS trình bày ý kiến của mình.
 +Em thích nghe nhạc những lúc rảnh rỗi, vì tiếng nhạc làm cho em cảm thấy vui, thoải mái.
 +Em không thích nghe tiếng còi ô tô hú chữa cháy vì nó rất chói tai và em biết lại có một đám cháy, gây thiệt hại về người và của.
 +Em thích nghe tiếng chim hót, tiếng chim hót làm cho ta có cảm giác bình yên và vui vẻ.
 +Em không thích tiếng máy cưa gỗ vì nó cứ xoèn xoẹt suốt ngày rất nhức đầu,
-HS nghe.
-HS trả lời theo ý thích của bản thân.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời:
 +Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
 +Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
 +Hiện nay người ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.
-HS nghe và làm theo hướng dẫn của GV.
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS nghe.
-HS nghe phổ biến.
-HS tham gia biểu diễn.
-HS nghe.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy
GIÁO ÁN LỊCH SỬ:
TUẦN 22:
Bài:TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I.Mục tiêu
 - HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục : Tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê .
 - Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ , nền nếp hơn.	
 - Coi trọng việc tự học.
II.Phương tiện:
 -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
 -PHT của HS .
III. Các hoạt động dạy -học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC 
 +Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
 +Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
 -GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.
 b.Phát triển bài :
 ØHoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS .
 -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :
 +Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào ?
+Trường học thời Lê dạy những điều gì ?
 +Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?
 -GV khẳng định : GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
 ØHoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
 -GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
 -GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh , ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
4.Củng cố 
 -Cho HS đọc bài học trong khung .
 +Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ?
 +Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?
 5. Dặn dò
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
 -Nhận xét tiết học .
-4 HS trả lời theo yêu cầu của Gv .
-HS khác nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận , và trả lời câu hỏi:
+Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
-Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại 
-HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tuần 22.doc