Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 4

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 4

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK

- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:20/8/2009	Tuần: 1
Môn: Đạo đức
BÀI: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
SGK 
Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Xử lí tình huống
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (bài tập 1, SGK)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK) 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
GV yêu cầu HS xem tranh SGK
Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?
GV liệt kê thành mấy cách giải quyết chính:
Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
GV căn cứ vào số HS giơ tay theo từng cách giải quyết để chia HS vào mỗi nhóm
GV kết luận: 
+ Cách giải quyết (c ) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
+ Yêu cầu vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
GV nêu yêu cầu bài tập
GV kết luận:
+ Các việc (c) là trung thực trong học tập
+ Các việc (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành
+ Phân vân
+ Không tán thành
GV kết luận:
+ Ý kiến (b), (c) là đúng
+ Ý kiến (a) là sai
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Củng cố 
Vì sao phải trung thực trong học tập?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Trung thực trong học tập (tiết 2)
Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập (bài tập 4)
Tự liên hệ với bản thân (bài tập 6)
Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học (bài tập 5)
HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống
HS nêu
Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó
Đại diện nhóm trình bày
Lớp trao đổi, bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết.
Vài HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
HS theo dõi
HS làm việc cá nhân
HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau
HS đứng vào nhóm mà mình đã chọn
Các HS trong nhóm có cùng sự lựa chọn tìm những lí do để giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
-Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
-Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
Ngày:27/8/2009	Tuần: 2
Môn: Đạo đức
BÀI: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
SGK 
Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4)
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (bài tập 5)
Bài cũ: Trung thực trong học tập (tiết 1)
- Trò chơi chuyền thư: Vì sao cần phải trung thực trong học tập?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm
GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
Yêu cầu vài HS trình bày, giới thiệu
Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
GV mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
Thảo luận chung cả lớp:
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
GV nhận xét chung
Củng cố 
GV đưa ra một số tình huống, HS đưa que đúng, sai.
Tình huống 1: Em luôn đi học sớm để mượn bài tập về nhà của bạn chép trước khi vào học.
Tình huống 2: Khi em không hiểu bài, em nhìn sang bài của bạn bên cạnh để chép mà không yêu cầu cô giảng lại.
Tình huống 3: Chép bài văn mẫu có sẵn trong các sách. 
Tình huống 4: Tự mình làm các bài tập làm văn, trong đó có học tập những câu văn hay.
Tình huống 5: Khi không hiểu bài, nhờ cô giáo hoặc bạn giảng lại chứ nhất định không chép bài của bạn.
Dặn dò: 
Luôn thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
Chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập (tiết 1)
HS nêu
HS nhận xét
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung
HS trình bày
Lớp thảo luận (có thể thảo luận nhóm đôi)
Các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị
Lớp thảo luận (có thể thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm tư)
HS thực hiện theo yêu cầu
Các ghi nhận, lưu ý:
-Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
-Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
Ngày:03/9/2009	Tuần: 3
Môn: Đạo đức
BÀI: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 	
Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
Yêu quý và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (câu hỏi 1, 2/6)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (câu hỏi 3/6)
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm có cùng sự lựa chọn (bài tập 1)
Bài cũ: Trung thực trong học tập 
Em đã làm việc gì thể hiện trung thực trong học tập?
Em có giúp đỡ, nhắc nhở bạn bè trung thực trong học tập không? Nếu có, cho ví dụ?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
GV kể chuyện
GV mời 1, 2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện trả lời câu hỏi 1, 2
GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
GV ghi tóm tắt cách giải quyết lên bảng
Sau khi HS thảo luận, GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
GV yêu cầu HS đọc bài tập
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào nhóm theo ý mà mình đã chọn
GV yêu cầu các nhóm cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do vì sao lại lựa chọn như vậy..
Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra điều gì?
GV yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ.
Củng cố 
Vì sao cần phải biết vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập?
Dặn dò: 
Tự liên hệ (bài tập 3)
Tự đề ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn có thể gặp phải và cố gắng thực hiện tốt những biện pháp đã đề ra.
Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập
HS nêu
HS nhận xét
HS kể lại câu chuyên
HS trả lời câu hỏi 1, 2
HS thảo luận theo nhóm đôi
Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết
Cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết
HS đọc nội dung bài tập
HS lập thành nhóm
Đại diện nhóm trình bày
HS cả lớp trao đổi ý kiến
HS phát biểu
HS đọc ghi nhớ
HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
-HS Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập .
Ngày:10/9/2009	Tuần: 4
Môn: Đạo đức
BÀI: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 	
Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
Yêu quý và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
SGK,thẻ Đ/S
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 3)
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4)
Bài cũ: Vượt khó trong học tập (tiết 1)
Để học tập tốt, chúng ta cần phải làm gì?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
GV nêu tình huống
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm
GV kết luận và khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập.
GV giải thích yêu cầu bài tập
GV kết luận và khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập.
GV giải thích yêu cầu bài tập
GV ghi tóm tắt lên bảng những ý kiến của HS
GV kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
GV kết luận chung:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
Củng cố 
GV đưa ra một số tình huống, HS đưa thẻ đúng, sai.
Tình huống 1: Bài toán này cần phải lí luận mới làm ra kết quả, em ngồi chơi, đợi cô giáo sửa bài để chép vào.
Tình huống 2: Buổi tối, khi làm bài tập toán, gặp bài khó, em đã cố gắng ngồi suy nghĩ giải cho ra rồi mới đi ngủ.
Tình huống 3: Cô giáo cho đề tập làm văn tả con chó, em chưa nhìn thấy con chó bao giờ nên không làm bài.
Tình huống 4: Cô giáo cho đề tập làm văn tả con chó, em chưa nhìn thấy con chó nên em đã nhờ ba mẹ chở ra nhà sách để tìm tranh ảnh về những con chó, sau đó dựa vào hình ảnh có được em đã làm bài.
Dặn dò: 
Tự mình đề ra những biện pháp để vượt khó khăn trong học tập & cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra. Có thể nhờ bố mẹ, thầy cô giáo & các bạn theo dõi.
Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập. (Có thể làm việc này thông qua đôi bạn học tập)
Chuẩn bị bài: Biết bày tỏ ý kiến. Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh, trắng; tự chuẩn bị đồ dùng để hoá trang tiểu phẩm.
HS nêu
HS nhận xét
HS chú ý nghe tình huống
Các nhóm thảo luận
Một số nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi
HS thảo luận nhóm
Một vài em trình bày trước lớp
HS trình bày phần bài làm mà mình đã chuẩn bị
Cả lớp trao đổi, nhận xét
HS dùng thẻ đúng, sai
Các ghi nhận, lưu ý:
-HS Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập .
Ngày:17/9/2009	Tuần: 5
Môn: Đạo đức
BÀI: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết được : Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của mình và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Một vài bức tranh dùng cho hoạt động khởi động
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: Tròchơi “Diễn tả”
Hoạt động1: Thảo luận nhóm (câu 1, 2/9)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1)
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2)
Cách chơi: GV chia HS thành nhóm tư & giao cho mỗi nhóm một bức tranh. Lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm bức tranh để quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về bức tranh đó
GV nêu câu hỏi: Sau khi mỗi bạn có ý kiến về bức tranh đó, em thấy ý kiến của các bạn trong nhóm có giống nhau không?
GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến riêng, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
Bài mới: 
Giới thiệu bài (thông qua trò chơi 
khởi động, GV giới thiệu bài mới)
GV yêu cầu HS đọc câu 1 trong SGK
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK
Thảo luận chung cả lớp: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, lớp em?
GV kết luận:
Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em & cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu & đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng & của trẻ em nói chung.
Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng & cần bày tỏ ý kiến của mình.
GV nêu yêu cầu bài tập
GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
GV yêu cầu HS giải thích lí do
GV kết luận:
Các ý kiến (a), (b), (c), (d) là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em & phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Củng cố 
Trẻ em có quyền gì?
Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
Dặn dò: 
Thực hiện yêu cầu bài tập 4 & trình bày sẵn theo nhóm.
HS chơi trò chơi theo nhóm
HS nêu câu trả lời
HS đọc
HS chia nhóm thảo luận
Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Lớp thảo luận & nêu ý kiến
HS theo dõi
HS thảo luận nhóm đôi
Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự
HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước
HS giải thích lí do & thảo luận chung cả lớp
HS đọc ghi nhớ.
HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
-HS biết : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
-Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tuan_1_den_4.doc