TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.Mục đích – yêu cầu:
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ :dằn vặt. Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Giáo dục HS sống trong sạch , biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa (sgk).
-Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy và học:
1 Ổn định :Hát
2.Bài cũ:Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.:
H:Theo em Gà trống thông minh ở điểm nào?
H:Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
+ Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:GV giới thiệu bài- ghi bảng.
TUầN 6 Ngày soạn :12/10/2007 Thứ hai ngày15 tháng 10 năm 2007 TậP ĐọC NỗI DằN VặT CủA AN-ĐRâY-CA I.Mục đích – yêu cầu: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. -Hiểu nghĩa các từ ngữ :dằn vặt. Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Giáo dục HS sống trong sạch , biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa (sgk). -Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc III.Các hoạt động dạy và học: 1 ổn định :Hát 2.Bài cũ:Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.: H:Theo em Gà trống thông minh ở điểm nào? H:Cáo là con vật có tính cách như thế nào? H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? + Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới:GV giới thiệu bài- ghi bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:Luyện đọc - 1 HS khá đọc cả bài - Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (3 lượt)ù + Đoạn1:An-đrây-ca mang về nhà. + Đoạn2:Tiếpít năm nữa - Lượt 1 :GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS . - Lượt 2 :cho HS hiểu nghĩa một số từ ngữ ở phần chú giải GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ. - Lượt 3 HS đọc nối tiếp, GV và HS theo dõi, nhận xét, sửa sai. - Luyện đọc theo cặp. - GV theo dõi sửa sai. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài. - Gọi 1 em đọc đoạn1 + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? + Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào? + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? - Đoạn 1 kể chuyện gì? Ghi ý 1 lên bảng: Y1: - An- đrây -ca mải chơi quên lời mẹdặn. Gọi 1 em đọc đoạn 2. + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? + Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? + An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? - Nội dung của đoạn 2 là gì? - Ghi ý 2 lên bảng ý2: + Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca. Gọi 1 em đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính . Đạiý: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với bản thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Gọi 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay. - Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ . GV đọc mẫu. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em” - Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Õng đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. - Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Thi đọc toàn truyện. - Nhận xét cho điểm HS -1 HS đọc . -HS lần lượt đọc nối tiếp mỗi HS đọc 1 đoạn. -HS đọc nối đoạn - Sửa lỗi phát âm sai. - Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó - Đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo cặp. -1 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe. -1HS đọc, cả lớp đọc thầm. An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng. An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lờimẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà - Nhắc lại ý đoạn 1 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. ông cậu đã qua đời. Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe. *An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là nỗi của mình./ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe./ Dù mẹ có an ủi nói rằng câu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình. * An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. / An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình. / An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. -1HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS rút nội dung của bài. - HS đọc lại. - 2 em đọc cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc HS lắng nghe. - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay - HS phân vai và đọc đúng giọng của từng nhân vật, mỗi lượt 4 em đọc. -lớp theo dõi –nhận xét 4.Củng cố - - Gọi 1 em đọc lại toàn bài và nêu nội dung. - Nếu đặt tên khác cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì? - Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc truyện theo lối phân vai 5/ Dặn dò:Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau. ĐạO ĐứC BIếT BàY Tỏ ý KIếN (TIếT 2). I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn. Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ. Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi 5 tình huống . III.Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: -H:Đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì? -H:Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? -H:Nêu ghi nhớ của bài? - Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Trò chơi : “có - không”. - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một miếng bìa 2 mặt xanh – đỏ - GV sẽ lần lượt đọc các câu tình huống yêu cầu các nhóm nghe và thảo luận cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không. 1. Cô giáo nêu tình huống: Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì? Và cô giáo mời HS phátbiểu (Có) 2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết(Không) 3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An(Có) 4. Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết(Không) 5. Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam(Có) 6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác mà không cho Mai biết(không). - GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm - Yêu cầu HS trả lời: Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em? - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? Hoạt động 2:Em sẽ nói như thế nào?. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. TH1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ? TH2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em vẫn muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào? TH3:Bố, Mẹ cho tiền đễ mua một chiếc cặp mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào? TH4: Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói thế nào với bác tổ trưởng dân phố? - GV tổ chức làm việc cả lớp + Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện . + Yêu cầu các nhóm nhận xét. H: khi bày tỏ ý kiến , các em phải có thái độ thế nào? + Hãy kể một tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình. + Khi nêu ý kiến đó em có thái độ thế nào? Hoạt động 3: Trò chơi “Phỏng vấn” Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. -Yêu cầu HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn về các vấn đề: + Tình hình vệ sinh trường em , lớp em + Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường , lớp + Những công việc mà em muốn làm ở trường. + Những nơi mà em muốn đi thăm. + Những dự định của em trong mùa hè này. - GV cho HS làm việc cả lớp. + Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi. + Hỏi: Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì? + Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiệnphát triển tốt nhất. -HS ngồi thành nhóm. -Nhóm nhận miếng bìa. - Nhóm HS sau nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: mặt xanh: không(hoặc sai) mặt đỏ: có -HS trả lời: Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất- đảm bảo quyền được tham gia. - Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái. - HS làm việc theo nhóm. - Em không muốn rời xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt hơn. - Em hứa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khoẻ mạnh. - Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn. - Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng. - Các nhóm đóng vai. Tình huống 1,2,3 vai bố mẹ và con. Tình huống 4: vai em HS bác tổ trưởng dân phố. - Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. - 2 -3 em nêu. - Em lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. - HS làm việc theo nhóm đôi lần lượt HS này làphóng viên, HS kia là người phỏng vấn (Tuỳ ý 2, HS chọn 1 chủ đề nào đó mà GV đưa ra). Ví dụ: + Mùa hè này em định làm gì? + Mùa hè này em muốn được về quê thăm ông bà. + Vì sao? + Vì đã lâu em chưa có dịp được về thăm ông bà./ nay ông bà em đã già và yếu + Cảm ơn em. - 2 – 3 em lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi. - Có. Em bày tỏ để việc thực hiện những vần đề đó phù hợp với các em hơn, tạo điều kiện phát triển tốt hơn. - Lắng nghe. 4)Củng cố - dặn dò: - Nêu ghi nhớ của bài. - Về nhà học bài và thực hành tốt theo bài . - Chuẩn bị bài sau: “Tiết kiệm tiền của TOáN LUYệN TậP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. - HS cẩn thận khi làm bài. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3 III.Các hoạt động dạy –Học: 1.ổn định :Hát 2.Bài cũ: Bài1: (Phương Li) Viết 5 số tự nhiên: -Đều có 4 chữ số:1,5,9,3 :1593, 1953, 5193, 5139,. Bài 2: .(Phước) Viết mỗi số sau thành tổng giá trị các hàng của nó ... cảm ơn cụ”. Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. -GV nhận xét sau mỗi lần kể. -Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. Nhận xét cho điểm . 4. Củng cố: H:Câu chuyện nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về viết lại câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau. - Mỗi nhóm cử 1 em lên thi kể. -2 – 3 Em kể. -HS nêu. Lắng nghe. Ghi nhận, chuyển tiết. TOáN PHéP TRừ I/Mục tiêu : - Giúp HS củng cố về. - Cách thực hiện phép trừ (có nhớ và không nhớ) - Rèn kĩ năng làm tính trừ. - GD HS tính cẩn thận, tính toán chính xác. II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học 1-ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: Bài 2:tính 4685-2347= 514625-82398= Bài 4 :Tìm x: X –363 =975 207+x =815 3-Bài mới: +Củng cố thực hiện phép trừ : -Hát -3HS lên bảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Trung thực – tự trọng I. Mục đích yêu cầu : - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – tự trọng - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực II. Đồ dùng dạy học - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1, 2, 3 . - Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển III. Các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đồng thời lên bảng B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - GV nêu yêu cầu của bài - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở hoặc VBT – chọn từ thích hợp vào ô trống . GV phát phiếu riêng cho 3 – 4 HS - HS dán phiếu lên bảng lớp, trình bày kết quả - GV nhận xét, tính điểm, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân - GV phát phiếu cho 3, 4 HS làm bài - HS trình bày phiếu học tập trên bảng lớp - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân - Gọi HS phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 4 - GVnêu yêu cầu của bài tập. - HS suy nghĩ đặt câu. - GV tổ chức các nhóm, tổ thi tiếp sức 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại 2,3 câu văn các em vừa đặt theo yêu cầu của BT4. Tuần 6 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007 Luyện tập tiếng việt Danh từ I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS nắm chắc về DT - Xác định được DT trong bài thơ - Đoạn văn. Hiểu rõ về DT chỉ khái niệm. Đặt câu với DT thành thạo. II. Đồ dùng: - Bảng phụ - Vở luyện III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định 2. Kiểm tra 3. Bài mới (?) Thế nào là DT. Lấy VD về DT chỉ khái niệm, đơn vị Bài tập 1: HS nêu miệng – Gọi HS nhận xét – GV nhận xét Bài tập 2: HS tìm DT ra giấy nháp theo nhóm - Gọi HS nêu – HS khác nhận xét- GV nhận xét Bài tập 3 : Xếp các DT vào nhóm thích hợp HS làm vở luyện Bài tập 4:HS chơi trò chơi: Thi ai nhanh DT chỉ thời gian : sáng , trưa ,...ngày , tháng - DT chỉ hiện tượng tự nhiên : gió , bãogiông, lốc 4. Củng cố, dặn dò - GV tóm tắt ý chính , nhận xét giờ - Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập. ********************************************************* Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2007 Luyện tập toán Biểu đồ I.Mục tiêu: - Củng cố để HS biết xem bản đồ theo cột ngang và cột dọc - Rèn kĩ năng xem bản đồ một cách nhanh và chính xác II. Đồ dùng: - Bảng phụ - Vở luyện III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.ổn định 2. Kiểm tra 3. Bài mới Bài tập 1,2 - GV treo tranh vẽ 2 bản đồ - Hướng dẫn HS phần chú thích GV:Viết câu hỏi lên bảng phụ - Gọi lần lượt HS trả lời – Lớp theo dõi ghi vở - HS nhận xét – GV nhận xét ghi điểm 4. Củng cố, dặn dò - GV treo 1 bản đồ khác, gọi 1 HS lên đọc tên các số liệu trên bản đồ. - Lớp theo dõi, nhận xét - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ************************************************** Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2007 Luyện tập tiếng việt Tập làm văn : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - HS nắm chắc thế nào là đoặn văn kể chuyện. - Viết thành thạo đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng: Bảng phụ Vở luyện III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1.ổn định 2. Kiểm tra 3.Bài mới A. Củng cố lý thuyết (?) Khi viết hết một đoạn văn cần chú ý những gì (?) Một đoạn văn hoàn chỉnh gồm có mấy phần B. Hướng dẫn HS làm BT Bài1: HS thảo luận nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu tên từng đoạn - Gọi HS nhận xét – GV nhận xét Đoạn 1: Kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành Đoạn 2: THT lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ Đoạn 3: Kể chuyện THT cử người giỏi giúp nước Bài 2: HS thảo luận nhóm - Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét- GV nhận xét Bài 3: HS làm vở thực hành - GVchấm một số bài – nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - GV tóm tắt ý chính, nhận xét - Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập ******************************** Luyện tập toán Phép cộng I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về : Cách cộng 2 số có nhiều chữ số. Rèn HS kĩ năng cộng 2 số có nhiều chữ số II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định 2. Kiểm tra 3. Bài mới A. GV đặt câu hỏi: (?) Muốn cộng 2 số có nhiều chữ số ta làm như thế nào B. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:- Một HS đọc yêu cầu 4 HS lên bảng -– Lớp làm vở Yêu cầu HS nêu cách làm - Gọi HS nhận xét Bài 2: Một HS nêu yêu cầu - GV treo bảng phụ - HS làm nháp - Gọi 1 hs lên bảng nối - Gọi HS nhận xét - GV thu chấm 1 số bài 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ********************************************* Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007 SINH HOạT LớP TUầN 6 I.Mục tiêu: Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần đến. Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể. II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt. III.Các hoạt động dạy và học: 1.Đánh giá các hoạt động tuần qua: a.Hạnh kiểm: - Đa số học sinh ngoan ngoãn, chuyên cần. - Học sinh biết lễ phép, đoàn kết với bạn bè, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. -Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. - Không có em nào đánh nhau hay nói tục. b.Học tập: - Đa số các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp. - Truy bài 15 phút đầu giờ khá tốt - Một số em có tiến bộ chữ viết. - Còn một số em chưa thuộc bảng cửu chương. - Còn một số em còn quên sách, vở. c.Các hoạt động khác: -Tham gia sinh hoạt đội ,sao đầy đủ. Tham gia giữ vở sạch viết chữ đẹp còn hạn chế, nhiều em chữ viết còn xấu, trình bày cẩu thả,nhắc nhở thường xuyên nhưng tiến bộ chậm . - Tham gia đóng góp còn chậm . 2.Kế hoạch tuần 7: - Duy trì tốt nề nếp quy định của trường ,lớp. - Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. IV.Củng cố dặn dò: - Chuẩn bị bài vở tuần sau. *************************************************************** ĐịA Lý MộT Số DâN TộC ở TâY NGUYêN. I Mục tiêu: Qua bài, HS biết: - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. -Biết trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.Biết mô tả nhà rông ở Tây Nguyên. Biết dựa vào bản đồ để tìm kiếm kiến thức. - GDHS biết yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây nguyên. III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định:Hát 2.Bài cu: Tây nguyên. H:Tây Nguyên có những cao nguyên nào? H:Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?Nêu đặc điểm của từng mùa? H: Nêu ghi nhớ? 3.Bài mới :GV giới thiệu bài –Ghi đề. HĐ1: Làm việc cá nhân.(8 phút) 1.Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống: GV yêu cầu HS đọc mục 1trả lời câu hỏi. H:Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên? H:Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở tây nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến? H: Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)? H: Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp. Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? -GV sửa cho HS và chốt ý:Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. HĐ2: Làm việc theo nhóm. (7 phút) 2.Nhà rông ở Tây Nguyên. GV cho HS quan sát tranh, ảnh và dựa vào mục 2 SGK thảo luận nhóm. Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. GV sửa và chốt ý. H:Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt? H:Nhà rông được dùng để làm gì? Mô tả nhà rông? H: Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì? HĐ3: Hoạt động nhóm.(10phút) 3.Trang phục, lễ hội. -GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu dựa vào mục 3 SGK và quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận. -Yêu cầu các nhóm trình bày, sửa cho HS. H:Người dân ở Tây Nguyên thường mặc như thế nào? H:Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2,3. H:Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào? H:Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? H:Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? H:ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? * Ghi nhớ : SGK. 4.Củng cố(5 phút): H:Kể tên một số các dân tộc chính ở Tây Nguyên? Đọc ghi nhớ? Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò:-Học bài Chuẩn bị :“Hoạt động sản xuất” Nghe, nhắc lại. -HS đọc. - Cá nhân trả lời trước lớp. - Các bạn nhận xét, bổ sung. Gia- rai, ê- đê, Ba- na, xơ- đăngKinh, Mông, Tày, Nùng. - Những dân tộc sống lâu đời: Gia- rai, ê- đê, Ba- na, xơ- đăng - Những dân tộc từ nơi khác đến:Kinh, Mông, Tày, Nùng Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng. cùng chung sức xây dựng Thảo luận theo nhóm bàn. Đọc sách kết hợp quan sát tranh, ảnh. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. mỗi buôn thừng có một nhà rông. hội họp, tiếp khách của cả buôn. Nhà rông thường to,làm bằng gỗ ,ván,mái nhà cao, lợp bằng tranh. buôn làng giàu có, thịnh vượng. Các nhóm đọc, quan sát thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nam đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới. múa hát, uống rượu cần. đàn tơ- rưng, cồng, chiêng -HS nhắc lại những kiến thức GV đã chốt lên bảng . Vài em đọc ghi nhớ. Vài em nêu. 1 em đọc lại. Lắng nghe. Ghi nhận, chuyển tiết.
Tài liệu đính kèm: