Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài, tốc độ đọc vừa phải (75 tiếng / 1 phút), biết ngắt nghỉ đúng.

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống chuyển biến của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (Một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép dứt khoát).

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-** HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, tốc độ đọc vừa phải (75 tiếng / 1 phút), biết ngắt nghỉ đúng. 
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống chuyển biến của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (Một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép dứt khoát). 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
-** HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).
II. Đồ dùng dạy- học:
 GV : Viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tiết 1)?
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- HS đọc bài
- Tổ chức luyện đọc đoạn :
 Lần 1: Đọc + phát âm.
 Lần 2: Đọc + giảng từ.
 - HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Yêu cầu đọc theo cặp, nêu cách đọc.
- GV đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
Yêu cầu h/s đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- HS đọc theo cặp.
- 1 đến 2 h/s đọc toàn bài.
- HS nghe đọc thầm.
Lớp đọc thầm. 
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác tất cả nhà nhện núp kín trong hang đá với dáng hung dữ.
+ Nêu ý 1
- Rất dữ tợn, gớm ghiếc.
- Đồ sộ to lớn.
+ Bọn nhện hung dữ đáng sợ.
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện sợ?
- Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu.
- Dế Mèn đã dùng các từ xưng hô nào?
- Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô Dế Mèn đã ra oai bằng hành động nào?
- Bọn này, ta.
- Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
+Nêu ý 2?
+ Hành động mạnh mẽ của Dế Mèn.
-** Dế Mèn đã nói thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
- Dế Mèn đe doạ bọn Nhện như thế nào?
- Bọn Nhện sau đó đã hành động như thế nào?
- Qua những hành động mạnh mẽ, kiên quyết của Dế Mèn như vậy em hãy chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.
+Nêu ý 3?
- Dế Mèn phân tích để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng:
VD: Nhện giàu có, béo múp >< món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo, đã mấy đời.
- Nhện béo tốt, kéo bè, kéo cánh >< đánh đập một cô gái yếu ớt.
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết vòng vây đi không?
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây chăng tơ lối.
- Hiệp sỹ.
Vì (Hiệp sỹ là một người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa).
+ Bọn Nhện nhận ra lẽ phải, từ đó không dám cậy mạnh để bắt nạt kẻ yếu.
+ Nêu nội dung bài.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
+ Y/C HS đọc bài.
- Nhận xét cách đọc của bạn ?
- GV đọc mẫu đoạn 2+3..
- Cho h/s luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc.
- Sửa chữa, uốn nắn.
C. Củng cố dặn dò:
-** Qua câu chuyện em hoc tập gì nhân vật Dế Mèn?
- Giới thiệu tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí". Dặn h/s về chuẩn bị bài sau, tìm đọc truyện. 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- HS nhận xét cách đọc những từ gợi tả gợi cảm.
- HS đọc trong N2+3
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
___________________________________
Toán:
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b))
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Phóng to bảng (T8-SGK)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
 - Tính giá trị của biểu thức:
23 x n với n =4 ; 32+n biết n=42
 - Nhận xét đánh giá.
- HS thực hiện bảng lớp.
B. Bài mới:
1. Số có sáu chữ số:
a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm
 10 trăm =1nghìn; 10nghìn=1chục nghìn
b. Hàng trăm nghìn.
- GV giới thiệu:
- 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn
- 1 trăm nghìn được viết là : 100 000
c. Viết đọc số có sáu chữ số:
- Quan sát bảng mẫu.
- GV gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 10; ... 1 lên các cột tương ứng trên bảng.(432516)
- GV gắn các kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.
- GV hướng dẫn h/s đọc và viết số.
- Tương tự GV lập thêm vài số có 6 chữ số nữa.
 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Muốn đọc hay viết được trước hết ta phải làm như thế nào?
- GV đánh giá chung.
Bài 2:
- GV HD 
- Gọi h/s nêu miệng.
Bài 3:
- Yêu cầu viết cách đọc số.
 HD: 96 315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. 
- Yêu cầu h/s làm bài:796 315; 106 315
106 827
- Muốn đọc số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
Bài 4:
- GV đọc cho h/s viết.
-** Cách viết số có nhiều chữ số?
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách đọc viết số có sáu chữ số?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s xem trước nội dung bài 7. 
- HS đọc: Một trăm nghìn.
- HS quan sát. 
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, đơn vị.
- HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm, chục, nghìn, ...
- HS viết và đọc số theo yêu cầu. 
- HS làm vào SGK.
- Đếm giá trị của từng hàng.
- HS nêu miệng tiếp sức.
Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài miệng.
- HS ghi lại cách đọc.
+ Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.
- Đọc tách từng lớp kèm theo.
+ HS làm bảng con: 63 115; 720 936
943 103; 863 372
- Viết từng hàng cao ® hàng thấp, ba hàng thuộc 1 lớp.
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
( Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. Biết quí trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.)
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kể tên những việc làm đúng - sai.
+ Mục tiêu: HS biết kể tên các hành động trung thực, các hành động không trung thực.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Nêu ba hành động trung thực, 3 hành động không trung thực.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV đánh giá.
+ Kết luận: Trong học tập chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Cho vài h/s nhắc lại. 
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
+ Mục tiêu: HS biết đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
- HS thảo luận nhóm làm vào bảng phụ:
+ Dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quý. 
+ Cách tiến hành:
- GV đưa ba tình huống lên bảng:
- Em sẽ làm gì nếu:
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra? 
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi.
c) Trong giờ kiểm tra, bạn bên cạnh em không làm được bài và cầu cứu em?
- GV mời nhóm trả lời.
- Qua cách xử lí của các nhóm có thể hiện sự trung thực hay không?
+ Kết luận: Để học tập đạt kết quả tốt hơn em cần phải có thái độ hành vi nào?
- HS đọc yêu cầu và thảo luận N2
VD: a) Em chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em chép bài của bạn.
b) Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
c) Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được phép nhắc bài cho bạn.
- HS nêu ý kiến, các bạn trong nhóm, lớp bổ sung.
- Em cần biết thực hiện những hành vi trung thực - Phê phán những hành vi giả dối trong học tập.
3. Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống.
+ Mục tiêu: HS biết dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi và thành thật trong học tập.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s chọn một trong ba yêu cầu của BT 2.
- Yêu cầu h/s nhận xét cách thể hiện, cách xử lí.
- GV đánh giá.
+ Kết lụân: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? 
4. Hoạt động 4: Tấm gương trung thực.
+ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là trung thực trong học tập và vì sao phải trung thực. 
HS thảo luận N2 
- HS tự phân vai lựa chọn tình huống và cách xử lí.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi, thành thật trong học tập
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
- GV theo dõi nhắc nhở.
+ Kết luận: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập? 
5. Hoạt động tiếp nối:
- Cho h/s nhắc lại ghi nhớ.
- Xem lại nội dung bài và thực hiện tốt những điều đã học. 
- HS thảo luận N2 
- HS đại diện trình bày
Lớp theo dõi nhận xét.
- Là thành thật không dối trá gian dối trong làm bài, bài thi kiểm tra vì không trung thực khiến cho kết quả học tập giả dối không thực chất.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
___________________________________ 
Kĩ thuật:
Tiết 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU(Tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Chuẩn bị:
- Bộ khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học: ( Tiếp theo tiết 1).
1. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.
- HS quan sát.
- Nêu đặc điểm của kim khâu, thêu?
- Có nhiều cỡ to, nhỏ, khác nhau.
- Kim gồm có: mũi kim, thân kim và đuôi kim.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5 (7) - SGK
- HS quan sát.
- Nêu cách xâu kim?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì?
- Để khi khâu, thêu lên vải khỏi bị tuột chỉ.
- Nêu cách vê nút chỉ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Cần bảo quản kim, chỉ như thế nào?
- GV nhận xét.
- Để kim vào lọ có nắp đậy hoặc gài vào vỉ kim.
2. Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- HD thực hành.
- Tổ chức cho h/s thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Theo dõi.
- HS đặt kim chỉ lên mặt bàn.
- Tổ chức cho h/s thực hành.
- HS thực hành theo cặp.
 + GV quan sát giúp đỡ h/s yếu.
 + Đánh giá kết qu ...  tiêu:
 Củng cố:
- Hàng và lớp giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số, tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
- Xác định đuợc số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Nêu mối quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. 
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1: (BT3-10-VBT)
- Gọi h/s nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 2: ( VBT-11-VBT)
 - Gọi h/s nêu yêu cầu bài.
HD: 687653 > 98978; ..
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HD h/s yếu, T.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: ( BT2-11-VBT)
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét.
- Vì sao em khoanh vào số đó?
Bài 4: (BT4-10-VBT)
- HD mẫu. 
65763=60000+5000+700+60+3
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách so sánh các số có 6 chữ số?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn lại bài.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Số
543216
254316
123456
GTCS2
200
200 000
20000
GTCS3
3 000
300
3000
GTCS5
500 000
50 000
50
- Nêu yêu cầu. 
- HS làm bài.
687653 > 687599.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a. Khoanh vào số lớn nhất: 725863
b. Khoanh vào số bé nhất: 349675
- Nêu yêu cầu. 
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
73541=70000+3000+500+40+1
.
_____________________________________
Anh văn:
( Cô .....soạn giảng) 
_____________________________________
Tiếng Việt:
Tiết 2: ÔN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
-ÔN TẬP: DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:
Giúp h/s ôn luyện:
- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. Bước đầu biết xây dựng 1 bài văn kể chuyện.
- Nhận biết tác dụng của dấu 2 chấm trong câu. Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Nêu các bài văn kể chuyện mà em đã được học?
 - Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập Văn Kể chuyện:
- Trong bài Sự tích Hồ Ba Bể và bài Hồ Ba Bể đâu là bài văn kể chuyện?
- Hãy kêt lại câu chuyện " Sự tích hồ Ba Bể".
- Hãy xây dựng một câu chuyện về: Em đã giúp đỡ người khác một việc nào đó.
- GV tới các cặp giúp đỡ.
- Gọi h/s kể chuyện.
+ Nêu câu văn tả ngoại hình nhât vật câu chuyện em vừa kể?
- Nhận xét đánh giá.
3. Ôn tập Dấu hai chấm:
- Tìm dấu hai chấm trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu? Em cho biết dấu hai chấm đó dùng làm gì?
- Em viết một đoạn văn ngắn có dấu hai chấm. Giải thích tác dụng dấu hai chấm đó?
- Gọi h/s đọc đoạn văn.
- GV cùng lớp nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Dấu hai chấm dùng làm gì?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s thực hành tốt việc sử dụng dấu hai chấm khi viết văn.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến. 
- HS kể chuyện.
- HS thảo luận tập XD câu chuyện theo cặp.
- HS kể chuyện trước lớp.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả.
- HS làm bài.
- Đọc đoạn văn.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Toán:
Tiết 10: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
( Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 2))
II. Hoạt động lên lớp:
A. Kiểm tra:
- Chỉ các chữ số trong số 16307 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu lớp triệu:
- HS thực hiện miệng.
- GV đọc cho h/s viết : một nghìn, 
mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- HS viết lần lượt
1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000
- GV giới thiệu mười trăm nghìn gọi là 1 triệu viết là: 1000000
- HS đọc số 1 000 000 (Một triệu)
- Đếm xem số 1 triệu có bao nhiêu chữ số 0, số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số? 
- Có 6 chữ số 0
- Có 7 chữ số
- Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu.
- HS viết bảng con số 10 000 000, đọc.
- Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu.
- HS viết : 100 000 000, đọc.
- Vừa rồi các em biết thêm mấy hàng mới là những hàng nào?
- 3 hàng mới: Triệu, chục triệu, trăm triệu.
- 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- HS nhắc lại các hàng của lớp.
- Nêu các hàng, lớp đã học từ bé 
->lớn?
- HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
2. Luyện tập: 
 Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài.
- Đếm thêm từ 10 triệu ® 100 triệu.
- Đếm thêm từ 100 triệu ® 900 triệu.
- Đọc đầu bài.
- HS nêu miệng kết quả.
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, ... 10 triệu, 20 triệu,... 100 triệu.
- 100triệu, 2 triệu, ..., 900 triệu. 
 Bài 2:
- Yêu cầu h/s đọc y/c của BT.
- Gọi h/s làm bài miệng.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài miệng.
- GV nhận xét.
Lớp nhận xét- bổ sung.
 Bài 3:
- Mỗi số bên có bao nhiêu chữ số? 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
+ Mười lăm nghìn: 15 000
- Ba trăm năm muơi: 350
..
- Chín trăm triệu: 9 00 000 000
 Bài 4: 
- Cho h/s đọc y/c của bài.
- Yêu cầu h/s làm bài miệng.
- Nhận xét đánh giá.
C.Củng cố dặn dò: 
 - Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào?
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s xem lại các bài tập.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nêu miệng.
Lớp nhận xét - bổ sung.
______________________________________
Chính tả:
	Tiết 2: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định. Tốc độ 75 chữ / 15 phút.
- Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu nêu kết quả bài 3b.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc toàn bài 1 lượt.
- Trường Sinh là một người như thế nào?
- Nêu nhận xét cách trình bày bài?
- GV đọc tiếng khó cho h/s viết
- Nêu cách viết tên riêng?
- GV đọc cho h/s viết bài. Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS phát biểu: hoa ban.
- HS theo dõi SGK.
- Là một người không quản khó khăn đã kiên trì giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm học.
- HS nêu ý kiến.
- HS viết bảng con: Khúc khuỷu, gập ghềnh, 4 ki-lô-mét
- HS viết chính tả.
- HS soát bài.
- GV chấm 3-5 bài nhận xét.
3. Luyện tập:
 Bài 2:
- GV đính bảng phụ.
- Cho h/s thi làm tiếp sức.
- GV chấm bài ® chữa bài tập.
đánh giá bài của từng nhóm.
- GV hướng dẫn h/s sửa theo thứ tự.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận N2
- Các tổ cử đại diện.
Lớp nhận xét từng nhóm.
- lát sau ® rằng - phải chăng - xin bà - băn khoăn - không - sao! - để xem
 Bài 3:
- Cho h/s đọc y/c.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
 - Em cần học tập gì ở bạn trong truyện trên? 
 - Về tìm các từ chỉ sự vật bắt đầu bằng s/x? Tập đặt câu với một trong các từ đó.
- Đọc yêu cầu.
- Lớp thi giải nhanh
Dòng 1: Chữ sáo
Dòng 2: sao
______________________________________
Khoa học:
Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
 VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Kể được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình SGK + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường? Nêu vai trò của việc giữ gìn môi trường trong trong quá trình đó?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn.
+ Mục tiêu: 
- HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn đó dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s thảo luận.
- Kể tên các thức ăn, đồ uống mà em thường dùng hàng ngày?
- Cho h/s sắp xếp các loại thức ăn theo từng nhóm.
- Cho h/s trình bày.
- HS trả lời.
- HS thảo luận N2
- HS tự nêu.
- Sắp xếp theo nhóm.
+ Nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật: Thịt gà, cá, thịt lợn, tôm, sữa.
+ Nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật: rau cải, đâu cô ve, bí đao, lạc, nước cam, cơm.
+ Kết luận: Người ta phân loại thức ăn bằng những cách nào? 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
+ Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Phân loại thức ăn theo nguồn gốc
- Phân loại thức ăn theo lượng các chất dinh dưỡng.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s quan sát hình 11 SGK.
- Nêu tên những thức ăn giàu chất bột đường?
- HS thảo luận trả lời theo cặp. 
- Gạo, sắn, ngô, khoai...
- Kể tên thức ăn chứa chất bột đường em ăn hàng ngày?
- HS tự nêu ý kiến.
- Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn.
+ Kết luận: Chất bột đường có vai trò gì? Nó thường có ở những loại thức ăn nào? 
3. Họat động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột 
đường.
+ Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
+ Cách tiến hành:
- Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể có có nhiều ở gạo, bột mì ...
- GV yêu cầu h/s làm việc theo nhóm.
- HS làm việc bảng lớp theo nhóm: Hoàn thành bảng thức ăn chứa bột đường.
- Cho h/s trình bày tiếp sức.
+ Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
- Lớp nhận xét - bổ sung.
VD: Gạo ® Cây lúa
 Ngô ® Cây ngô
 Bánh quy ® Cây lúa mì
 Mì sợi ® Cây lúa mì
 Bún ® Cây lúa... 
 Đều có nguồn gốc từ thực vật.
C. Củng cố dặn dò: 
 - Cần ăn uống và giữ vệ sinh môi trường thế nào?
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s về ăn uống đầy đủ chất.
_____________________________________
Sinh hoạt:
SƠ KẾT TUẦN 2
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần học thứ 2.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
- Hoạt động tập thể.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng nêu ý kiến chung nhận xét trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung. Nêu phương hướng phấn đấu.
- HS trong lớp nhận xét bổ sung, nêu ý kiến các ưu và khuyết điểm còn tồn tại trong tuần 2.
- GV nhận xét chung kết quả học tập của lớp trong tuần. Bổ sung cho phương hướng phấn đấu của lớp. Tuyên dương và nhắc nhở.
 2. Hoạt động tập thể:
- HS tham gia múa hát vui chơi trò chơi tập thể.
- GV theo dõi nhắc nhở các em múa hát và chơi vui vẻ an toàn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_na.doc