Giáo án Tuần 6 - Chuẩn KTKN - Khối 4

Giáo án Tuần 6 - Chuẩn KTKN - Khối 4

Tập đọc:

Nỗi dằn vặt của an - đrây - ca

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An - đrây – ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể.

- Hiểu ý nghĩa của các từ trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi nội dung hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 - Chuẩn KTKN - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:	
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tập đọc: 
Nỗi dằn vặt của an - đrây - ca
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An - đrây – ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể.
- Hiểu ý nghĩa của các từ trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi nội dung hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”.
- Nhận xét về tính cách 2 nhân vật Gà Trống và Cáo.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- GV chia đoạn.
Hoạt động của trò
- Hai HS đọc bài trước lớp và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Một HS đọc bài, lớp đọc thầm.
*Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến mang về nhà):
- GV gọi 1 vài em đọc đoạn 1 kết hợp quan sát tranh và sửa lỗi phát âm cho HS.
HS: 1 – 2 em đọc đoạn 1.
- Luyện phát âm tên riêng nước ngoài.
- Giải nghĩa từ “dằn vặt”.
- Đặt câu với từ “dằn vặt”.
HS: Luyện đọc theo cặp. 
- 1 – 2 em đọc cả đoạn.
- Đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Khi câu chuyện xảy ra, An – đrây – ca lúc đó mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình thế nào
HS:  lúc đó An - đrây – ca 9 tuổi, em đang sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
? Mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An - đrây – ca thế nào
HS:  An - đrây – ca nhanh nhẹn đi ngay.
? An - đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông
HS: Được các bạn rủ chơi đá bóng, mải chơi quên lời mẹ dặn, mãi sau mới nhớ ra . mua mang về.
- GV hướng dẫn HS cả lớp tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm cả đoạn văn hoặc 1 vài câu trong đoạn.
HS: Luyện đọc trong nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
c. Đọc và tìm hiểu đoạn 2 (còn lại):
- GV nghe, sửa lỗi phát âm.
HS: 2 – 3 em nối tiếp nhau đọc đoạn 2.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 vài em đọc lại cả đoạn.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà
HS: An - đrây – ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
? An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào
HS: Oà khóc khi thấy ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi quên mua thuốc về chậm mà ông chết. An - đrây – ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi bảo An - đrây – ca không có lỗi  dằn vặt mình.
? Câu chuyện cho thấy An - đrây – ca là 1 cậu bé như thế nào
- GV nhận xét, ghi nội dung bài bảng lớp.
HS: . Rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn.
An - đrây – ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với nỗi lòng của bản thân.
- Một số HS nhắc lại.
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn đọc.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc.
- GV nhận xét, giúp HS baình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
HS: Luyện đọc diễn cảm theo vai.
- Thi giữa các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, đọc lại bài và xem trước bài sau.
Toán:
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ ghi nội dung bài 1
- Kẻ sẵn biểu đồ bài 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra:
- GV Kiểm tra một số vở BT.
- Nhận xét chung.
Hoạt động của trò
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Bài 1
- Treo bảng ghi nội bài tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Có thể bổ sung thêm các câu hỏi để phát huy trí lực của HS.
? Cả 4 tuần cửa hàng bán bao nhiêu mét vải hoa
? Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa
- HS suy nghĩ và trả lời.
*Hoạt động 2: Bài 2
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS: Đọc yêu cầu bài tập. 
- So sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kỹ năng của bài này.
- GV gọi mỗi HS lên bảng làm 1 phần, cả lớp làm vào nháp sau đó GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét.
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa
Tháng 9 có 3 ngày mưa.
Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 
15 – 3 = 12 (ngày)
c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là:
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
*Hoạt động 3: Bài 3
- GV treo bảng phụ cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn cách làm.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- HS vẽ tiếp vào biểu đồ trên bảng.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét và sửa chữa nếu cần.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ở vở bài tập.
- Chuẩn bị bài giờ sau học.
Đạo đức:
Bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh, đồ dùng hoá trang, 
III. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra:
- GV gọi 1 – 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động của trò
- HS đọc ghi nhớ.
2. Bài mới:
*HĐ1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
a. HS đóng tiểu phẩm:
HS: Xem tiểu phẩm do 1 số bạn trong lớp đóng.
- Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
b. Cho HS thảo luận:
? Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không
? Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết thế nào
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
HS: Tự trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
*HĐ2: Trò chơi “Phóng viên”.
- GV hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
HS: 1 số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 SGK.
- GV kết luận:
Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
* HĐ3: 
HS: Trình bày các bài viết, tranh vẽ (bài tập 4 SGK).
- GV kết luận chung: 
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến.
+ ý kiến của trẻ cần được tôn trọng.
+ Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm theo những điều đã học.
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
	- Hiểu truyện, trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Một số truyện viết về lòng tự trọng, giấy khổ to 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra:
- Kể lại câu chuyện mà em đã đọc về tính trung thực.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động của trò
- Hai HS kể chuyện trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV ghi đề bài bảng lớp.
HS: 1 em đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
HS: Đọc lướt gợi ý 2.
- GV nhắc HS nên chọn những câu chuyện ngoài SGK.
HS: Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
HS: Đọc thầm dàn ý của mình.
*Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tính điểm cho bạn kể hay nhất.
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Lớp nghe, nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học. Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái - Trò chơi: kết bạn
I. Mục tiêu:
	- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	- Trò chơi: “Kết bạn” yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi, 
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình - đội ngũ:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
HS: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua nhau trình diễn.
- Cả lớp tập do GV điều khiển.
b. Trò chơi vận động:
- GV tập hợp theo đội hình chơi.
- Nêu tên trò chơi, giải thích luật chơi.
HS: - Lên chơi thử
- Cả lớp chơi.
- GV quan sát, nhận xét và xử lý các tình huống xảy ra.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá, giao bài về nhà.
HS: Cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp.
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn tập củng cố về viết, đọc so sánh các số tự nhiên.
	- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS chữa bài tập bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
+ Bài 1: 
- GV nhận xét, chữa bài:
a) 2 835 918 ; b) 2 835 916; ...
HS: Đọc yc bài tập.
- Làm nối tiếp trên bảng:
- GV củng cố cho HS về số liền trước, số liền sau.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a) 475 936 > 475 836
b) 903 876 < 913 000
c) 5 tấn 175 kg > 5075 kg
d) 2 tấn 750 kg = 2750 kg
+ Bài 3: 
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập
HS: Quan sát biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm.
GV gọi HS quan sát biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm.
- HS vaiết nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
a) Khối 3 có 3 lớp là 3A, 3B, 3C.
b) - Lớp 3A có 18 HS giỏi toán.
- Lớp 3B có 27 HS giỏi toán.
- Lớp 3C có 21 HS giỏi toán.
c) Trong khối lớp 3 thì lớp 3B có nhiều H ...  Quan sát tranh và sơ đồ.
- Chỉ hướng đi đúng, sai.
- Chỉ hành vi sai.
* HĐ3: Trò chơi giao thông.
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV gọi lần lượt từng HS nêu các tình huống:
HS: Nêu tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
+ Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi đi từ trong ngõ ra.
+ Khi đi đến ngã tư, rẽ phải, rẽ trái cần đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
V. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
Địa lí:
Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
- Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu...
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Nêu hoạt động sản xuất của đồng bào Trung du Bắc Bộ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tây Nguyên - Xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
- GV cho HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Chỉ trên bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam?
- Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
- Nêu một số Đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên?
- GV nhận xét và nêu kết luận.
*Hoạt động 2: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- Yêu cầu HS quan sát, phân tích bảng số liệu và lượng mưa trung bình ở Buôn Ma Thuột.
- Buôn Ma Thuột có những mùa nào? ứng với những tháng nào?
- Đọc SGK em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét và nêu kết luận.
- Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
- Hai HS trả lời miệng.
- Lớp nhậ xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ và lắng nghe.
- Quan sát và chỉ trên bản đồ: Kon Tum, Plây cu, Đăk lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS đọc bảng số liệu SGK.
- Mùa mừa và mùa khô...
- ... tương đối khắc nghiệt,...
- HS đọc bài học SGK
3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học.
 - Về nhà học và chuẩn bị bài giờ sau.
Tuần 6
Chiều thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn về: Giây, thế kỉ; Cách tìm số trung bình cộng.
- Rèn cho HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán có liên quan đến nội dung giờ học.
- GD: Học sinh ham thích học Toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: 
+Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV ghi nội dung bài tập bảng lớp
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Một số em chữa bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét, chữa bài
a) 8 phút = 480 giây
5 phút 12 giây = 312 giây
9 giờ 5 phút = 545 phút
4 ngày 4 giờ = 100 giờ
b) 4 thế kỉ = 400 năm
7 thế kỉ = 700 năm
5 thế kỉ 16 năm = 516 năm
7 thế kỉ 5 năm = 705 năm
c) phút = 12 giây (vì phút = 60 : 5 )
 phút = 15 giây
 giờ = 20 phút
 ngày = 3 giờ
 thế kỉ = 25 năm
- GV giúp HS củng cố những kiến thức có liên quan đến các bài tập vừa làm.
*Hoạt động 2:
+Bài 2:
Tóm tắt:
Trung chạy: phút
Dũng chạy: phút
Quyết chạy : phút
Thắng chạy: phút
a) Ai chạy nhanh nhất? Ai chạy chậm nhất?
b) Thời gian chạy của bạn chạy chậm nhất gấp mấy lần thời gian chạy của bạn chạy nhanh nhất?
- GV nhận xét, chữa bài đúng lên bảng:
- HS nhắc lại những nội dung vừa ôn.
- HS đọc bài tập theo TT
- Phân tích bài.
- Một số em nêu cách giải.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm bài vào nháp.
- Một en chữa bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả
Bài giải
a) Trung chạy hết phút hay 15 giây
Dũng chạy hết phút hay 20 giây
Quyết chạy hết phút hay 12 giây
Thắng chạy hết phút hay 10 giây
 Vậy Thắng chạy nhanh nhất, Dũng chạy chậm nhất
b) Vì 20 giây = 10 giây x 2 nên thời gian Dũng chạy gấp 2 lần thời gian Thắng chạy.
33Q
+Bài 3:
Tóm tắt: 33 Q
7Q
Lớp 4A: 	
Lớp 4B: 7Q
Lớp 4C:	
Trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc bài theo TT.
- Tự phân tích bài toán.
- Nêu cách giải, làm bài vào vở.
- Một em chữa bài bảng lớp.
Bài giải
Lớp 4C quyên góp được số vở là:
28 + 7 = 35 (quyển)
Trung bình mỗi lớp quyên góp được số vở là:
(33 + 28 + 35) : 3 = 32 (quyển)
 Đáp số : 32 quyển vở.
- Lớp nhận xét, đối chiếu bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học; Nhăc HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đoạn 3 bài Tre Việt Nam. Yêu cầu nghe viết trình bày đúng theo thể thơ lục bát. 
- Ôn về đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
 - Rèn cho HS nắm được nội dung bài học.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Viết chính tả
- GV đọc đoạn viết
- Em hiểu câu thơ: Lưng trần .... tre nhường cho con. như thế nào?
- Nêu từ khó viết ở đoạn 2?
- GV đọc một số từ khó viết.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai.
- Em trình bày bài viết như thế nào cho đẹp?
- GV đọc chính tả.
- Quan sát, nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế.
- GV đọc lại bài viết.
- Thu chấm một số bài, nhận xét, chữa lỗi sai cơ bản.
*Hoạt động 2: Ôn đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- GV nêu đề bài:
Bài thơ Gà Trống và Cáo là câu chuyện kể gồm các sự việc sau đây:
1. Gà Trống đang vắt vẻo trên cao, Cáo ở dưới gốc cây.
2. Cáo đon đả mời gà xuống đất để Cáo báo cho tin mới.
3. Gà cám ơn nhưng không xuống và tung tin có cặp chó săn đang đến làm Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy làm bộ mưu gian.
Viết ba đoạn văn mỗi đoạn kể lại sự việc trên.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- GV nhận xét, chữa bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Đọc cho HS nghe một số bài hay
- HS đọc thầm SGK
- 2 HS đọc đoạn viết, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS luyện viết bảng con
- HS trả lời.
- HS nghe - viết chính tả.
- HS tự soát chính tả.
- Một số HS đọc lại đề bài.
- HS lắng nghe.
- Làm bài vào vở theo hướng dẫn của GV.
- Một số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe để nhận ra cái hay trong bài viết của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS ôn bài theo nội dung đã học
Chiều thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn về cách tìm số trung bình cộng; Giây, thế kỉ.
- Rèn luyện cho HS biết vận dụng vào nội dung bài học để làm bài tập.
- Giáo dục ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn về cách tìm số trung bình cộng.
+ Bài 1: Nối ba số với trung bình cộng của ba số đó.
- GV ghi nội dung bài tập bảng lớp
- GV nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS đọc lại các kết quả đúng.
321; 654; 987
129; 453; 786
645
654
465
132; 465; 798
312; 645; 978
456
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Ghi TT bảng lớp:
Lớp 4A: 30 bạn
Lớp 4B: 35 bạn
Lớp 4C: 31 bạn
Trung bình mỗi lớp có: ...? bạn
- GV nhận xét, chữa bài.
*Hoạt động 2: Ôn về giây, thế kỉ
+ Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số TBC của 1cm; 2dm; 3m là:
A. 2dm; B. 2cm; C. 17 cm; D. 12 phút
b) Số TBC của giờ; giờ; giờ; giờ là:
A. 72 phút
B. 24 phút
C. 18 phút
D. 12 phút
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
148km
Tóm tắt:
62km
Ngày thứ nhất:
Ngày thứ hai:	
Trung bình mỗi ngày nhóm đó đi: ....? km
- GV thu chấm một số bài.
- GV nhận xét, chữa bài
- Một số HS trả lời
- Đọc bài theo TT
- Tự phân tích bài toán, nêu cách giải.
- Làm bài vào nháp
- Một em chữa bài bảng lớp
Bài giải
Trung bình mỗi lớp có số HS là:
(30 + 35 + 31) : 3 = 32 (bạn)
 Đáp số: 32 bạn
- Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS đọc bài theo TT
- Tự phân tích bài, nêu cách giải và làm bài vào vở.
- Một HS chữa bài bảng lớp
Bài giải
Ngày thứ hai nhóm đó đi được số km là:
148 + 62 = 210 (km)
Trung bình mỗi ngày nhóm đó đi được số km là:
( 148 + 210 ) : 2 = 134 (km)
 Đáp số: 134 km
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng ; Ôn luyện về danh từ.
- Rèn cho HS nắm được nội dung bài học.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Trung thực, tự trọng
+ Bài 1: Những từ nào đưới đây đồng nghĩa với từ trung thực?
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV ghi nội dung bài tập bảng lớp:
 thật thà
ngay thẳng
 khiêm tốn
 tự trọng
 thẳng thắn
 ngay thật
tiết kiệm
 thành thật
 - HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gợi ý cách làm
- Yêu cầu HS đánh dấu x vào ô trống trước từ đồng nghĩa với từ trung thực.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Tìm từ trái nghĩa với từ trung thực.
+ Bài 2: Viết các thành ngữ sau vào từng cột trong bảng cho phù hợp.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Thẳng như ruột ngựa.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính trung thực.
? Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính tự trọng.
*Hoạt động 2: Ôn về Danh từ
+ Bài 1: (VBT- TN&TL-25)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2: Viết tên đầy đủ của 3 người thân trong gia đình em vào vở.
- GV thu bài chấm, chữa bài.
- Thế nào là danh từ chung?
- Thế nào danh từ riêng? Khi viết danh từ riêng phải viết như thế nào.
- HS nhắc lại cách làm
- HS làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Đọc lại các từ đồng nghĩa với từ trung thực.
- xảo quyệt, gian giảo, gian dối, ....
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Một số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét bài
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi của GV.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6Lop4 CKTKN cuc chuan luon.doc