Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

I. Bài cũ:

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. HĐ1: trò chơi Phóng viên

- YC HS xung phong chơi trò Phóng viên.

- GV KL: Mỗi người đều có những quyền suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.

3. HĐ2: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ.

- Gv nêu yêu cầu

-Tổ chức cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ

- Gv kết luận chung:

+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

+ ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kién nào của trẻ em cũng được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.

+ Trẻ em cũng cần biét lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ Hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Đạo đức
Bày tỏ ý kiến (tiết 2).
A. Mục tiêu : Học xong bài này hs có khả năng:
- Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng ngh, tôn trọng ý kiến của người khác.
B.Đồ dùng dạy học: VBT.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: trò chơi Phóng viên
- YC HS xung phong chơi trò Phóng viên.
- GV KL: Mỗi người đều có những quyền suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
3. HĐ2: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ.
- Gv nêu yêu cầu 
-Tổ chức cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ
- Gv kết luận chung : 
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kién nào của trẻ em cũng được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
+ Trẻ em cũng cần biét lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
III.Củng cố dặn dò:
- Thực hành bài học vào thực tế.
- Nhận xét tiết học.
 Hoạt động dạy
- Hs theo dõi.
- HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những CH sau:
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em thế nào?
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em là gì?
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm là gì?
....
- HS trình bày các bài viết, tranh vẽ sưu tầm được. Lớp theo dõi, nhận xét.
Luyện viết
Bài 6
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ thường g, gh và chữ hoa G, Gh 
- viết từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa G
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
1. GV: Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- YC HS tìm các chữ viết hoa trong bài.
- GV Viết mẫu kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ.
- YC HS viết bảng con các chữ 
3. Hướng dẫn viết vào vở Luyện viết:
 - Yêu cầu HS luyện viết: Bài 6
 - GC theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng
 - Chấm bài: Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.
 4. Củng cố, NX tiết học và dặn dò.
Hoạt động học
 - Lắng nghe.
 - HS trả lời.
 - Lắng nghe và quan sát.
 - HS viết bảng con. 
HS viết bài: 
BD HSG: Toán
Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
A. Mục tiêu: Giải các bài toán về số tự nhiên và phép tính với số tự nhiên
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS giải một số bài tập sau: 
Bài 1: Từ 1 đến 2001 có bao nhiêu số lẻ, bao nhiêu số chẵn? tổng các số lẻ và tổng các số chẵn hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
Bài 2: Từ 1975 đến 2900 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? Bao nhiêu số có chứuố tận cùng là 3?
Bài 3: Cho dãy số: 1; 2; 3; .....; 1991, 1992.
a) Dãy số đó có bao nhiêu số?
b) tìm chữ số thứ 3000 của dãy.
Bài 4: không thực hiện phép tính, hãy tìm x:
a) x + 567 + 15 = 1991 + 567 + 15
b) ( 36 + x) + 1189 = 36 + 1189
Bài 5: Tổng của hai số sẽ thay đổi như thế nào nếu một số hạng của nó tăng thêm 300 đơn vị và giữ nguyên số hạng kia?
2. Củng cố dặn dò:
Thứ Ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
A.Mục tiêu : 
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- đọc được thông tin trên biểu đồ cột
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài tập 2:
- GV chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ý
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3:
- Cho HS tự làm bài tập.
- Nhận xét cho điểm
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Đổi chéo vởi để kiểm tra bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Hs lên bảng, lớp tự làm vào vở.
a) Lớp 4A có 16 học sinh tập bơi.
b) Lớp 4A có 10 học sinh tập bơi.
c) Lớp 4C có nhiều học sinh tập bơi nhất
d) Số học sinh tập bơi của lớp 4B ít hơn lớp 4A là 6 học sinh.
e) Trung bình mỗi lớp có 15 học sinh tập bơi.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm đổi chéo vở để KT bài lẫn nhau.
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
A. Mục tiêu : 
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu vầ ý nghĩa khái quát của chúng, nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
B.Đồ dùng dạy học : đề bài.
C.Các hoạt động dạy học :
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: 
Cậu có bao nhiêu trí khôn?
Mình chỉ có một thôi.
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn trên.
Dựa vào đầu mà em nhận biết được các danh từ riêng trong đoạn văn?
Bài 2: viết 5 danh từ chung, danh từ riêng. đặt câu với mỗi từ tìm dược.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của an - đrây - ca
A.Mục tiêu : Đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệu lời nhân vật với lời người kể chuyện
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn
- Kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Đọc mẫu .
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
II. Củng cố dặn dò:
 Hoạt động học
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
-Bài chia làm 2 đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Kỹ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi Khâu thường 
A.Mục tiêu : 
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, mũi khâu có thể bị dúm
B.Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường trên giấy và trên vải.
- Bộ đồ dùng kĩ thuật 4.
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: Quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên đưa mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường cho h/s quan sát
- Khâu ghép 2 mép vải có tác dụng gì ?
3. HĐ 2: HD thao tác kĩ thuật
- Đặt vải như thế nào?
- Vạch dấu và khâu như thế nào?
- Khâu lược có đặc điểm gì?
- Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- Giáo viên hướng dẫn các chú ý(SGV 26)
- GV làm mẫu
- Ghi nhớ
- Hướng dẫn tập khâu
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 7: Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
- 1 em nêu đặc điểm và các bước thực hành mũi khâu thường
- Nghe giới thiệu
- H/s quan sát , nhận xét (2mặt vải trái, phải và đường khâu ).
- May tay áo ,cổ áo, khâu túi, vỏ gối....
- Hai mặt phải úp vào nhau
- Kẻ vạch dấu và đường khâu trên mặt trái
- Mũi khâu rất thưa
- Không nút chỉ cuối .
- Có 3 bước: 
+Bước1 vạch dấu đường khâu
+ Bước 2 khâu lược
+ Bước 3 khâu theo đường dấu
- Nghe
- Quan sát ,2 em làm mẫu trước lớp. nhận xét
- 2 em đọc ghi nhớ ,lớp đọc thầm .
- H/s tập khâu trên giấy ô li.
Tập làm văn
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
A. mục tiêu : Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy học : đề bài.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Đề bài: 
a. Hãy nêu những sự việc chính tạo thành côt truyện Sự tích hồ Ba Bể. Cho biết mỗi sự việc được kẻ trong đoạn văn nào?
b. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc của đoạn văn?
c. Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về điều gì?
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dầu hiệu nào?
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Năm ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
Phép cộng
A.Mục tiêu : Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Tìm x
- YC HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở để chữa bài
- HS đọc y/c đề bài.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét - sửa sai.
- Đọc đề bài toán.
- HS lên bảng tóm tắt:
- HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Cả hai xã có số người là:
16 545 + 20 628 = 37 173 ( người)
Đáp số: 37 173.
Sinh hoạt lớp tuần 6
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 6, từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 7.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
- Khuyết diểm:
4. Kế hoạch tuần tới:
HĐNGLL
Vâng lời bác hồ dạy, em gắng học chăm
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được tầm được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp.
2. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Câu hỏi và đáp án.	
- Khăn bàn, bình hoa.
b. Về tổ chức
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề. Việc phân công gồm:
+ Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
+ Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Đọc thư Bác có câu: "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một nền văn hoá nô lệ... Ngàu nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ thế nào?
Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì? Để làm theo lời bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào?
Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Các tổ chuẩn bị các câu hỏi trên để thảo luận.
- Cử ban giám khảo
- Cử người điều khiển chương trình
- Phân công người trang trí.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ và về học tập.
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Đại diện tổ trình bày câu hỏi các thành viên trong tổ có thể bổ sung và các tổ khác nêu lên những vấn đề khác để trao đổi kĩ nội dung chính của thư Bác.
- Sau khi các tổ trình bày xong, cả lớp cùng trao đổi câu hỏi sau:
Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta làm gì để thực hiện lời Bác dạy?
- Các tiết mục xen kẽ.
5. Kết thúc hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu tuan 6.doc