Giáo án Chính tả 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Giáo án Chính tả 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Môn: Chính tả (nhớ – viết) Tiết: 4

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

 (Chuẩn KTKN: 10; SGK: 37)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.

- Làm đúng bài tập 2(a).

- Không mắc quá 5 lõi trong bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết BT 2a.

- Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:

 

doc 39 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 890Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/09/09	Tuần: 4
Môn: Chính tả (nhớ – viết)	Tiết: 4 
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
	(Chuẩn KTKN: 10; SGK: 37)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
Làm đúng bài tập 2(a).
Không mắc quá 5 lõi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết BT 2a.
Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT DỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Cháu nghe câu chuyện của bà
- Nêu tên đồ đạc trong nhà có dầu hỏi/ dấu ngã.
-Nhận xét 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 Giờ chính tả hôm nay các em nghe viết bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ g hoặc ân/ âng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Hỏi: 
 +Vì sao tác giả lại yêu câu chuyện cổ nước nhà?
 + Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Lưu ý HS trình bày thơ lục bát.
d) Thu và chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
+ 2 HS lên bảng viết: chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, 
- 3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thuương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng, HS viết vào bảng con.
- Viết vào vở
-1 HS đọc yêu cầu.
- Dùng bút chì viết vào vở BTTV.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Chữa bài.
Lời giải: gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
- 2 HS đọc thành tiếng.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 09/09/09	Tuần: 5
Môn: Chính tả (nghe – viết)	Tiết: 5 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
	(Chuẩn KTKN: 12; SGK: 47)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
Làm đúng BT 2(b) và BT 3 (HSG)
Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
SGK
Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Truyện cổ nước mình
- Đọc cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe, viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và phân biệt l/ n hoặc en/ eng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
d) Thu, chấm, nhận xét bài của HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 (chọn câu b)
– Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
Bài 3: (HSG)
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- Giải thích: 
+ Ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đôi, nhảy lên sống trên cạn.
b) Tiến hành tương tự phần a).
+ Én là loài chim báo hiệu xuân sang.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đó.
 - HS viết bảng lóp, bảng con: bâng khuâng, bận bịu, dân dâng
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
- Các từ ngữ: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi, 
- Viết vào bảng con. 
- Viết vào vở
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ).
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Chữa bài (nếu sai).
Lời giải:
- Chen chân – len qua – leng keng – áo len – màu đen – khen em.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Lắng nghe.
 Lời giải: Con nòng nọc. 
 Lời giải: Chim én
Ngày dạy: 16/09/09	Tuần: 6
Môn: Chính tả (nghe – viết)	Tiết: 6 
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
 (Chuẩn KTKN: 13; SGK: 56)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. 
Làm đúng BT2 (CT chung); BT 3(a).
Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
SGK.
Bảng nhóm.
Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
	HỌAT ĐỘNG CỦA GV	
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Những hạt thóc giống
- GV đọc õ cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại câu chuyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban - dắc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọc truyên.
- Hỏi: 
 + Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
 + Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
c) Hướng dẫn trình bày
- GV nhắc lại cách trình bày lời thoại.
d) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
e) Thu, chấm, nhận xét bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp.
- Nhận xét.
Bài tập 3a: (nhóm 4)
- Hỏi: 
+ Từ láy có tiếng chứa s hoặc x là từ láy như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4.
- Kết luận về bài đúng, đầy đủ nhất.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện: dõng dạc, luộc kĩ, thóc giống.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn, 
- HS viết vào bảng con. Vài em đọc.
- Viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
- Gọi HS đọc.
+ Là các từ láy có các tiếng có âm đầu s hoặc x lặp lại nhau.
- HS làm bài theo nhóm 4, 2 nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Từ láy có tiếng chứa âm s:
sàn sàn, san sát, sẳn sàng, săn sóc, sáng suốt, sần sùi, se sẽ, sền sệt, song song, sòng sọc, sốt sắng, sờ sẫm, 
Từ láy có tiếng chứa âm x:
Xà xẻo, xam xám, xám xịt, xào xạc, xệch xạc, xềnh xệch, xó xỉnh, xoành xoạch, xoắn xuýt, xốc xếch, xối xả,
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 23/09/09	Tuần: 7
Môn: Chính tả (nhớ – viết)	Tiết: 7
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
	(Chuẩn KTKN: 14; SGK: 67)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
Làm đúng BT 2a và BT 3b.
Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
SGK.
Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Người viết truyện that thà
- GV đọc cho 3 HS viết.
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Hỏi: Ở chủ điểm Măng mọc thẳng, các em đã học truyện thơ nào?
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết đoạn cuối trong truyện thơ Gà trồng và Cáo, làm một số bài tập chính tả.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS học thuộc lòng đoạn thơ.
 + Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
 + Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
 + Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết và luyện viết.
c) Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày
d) Viết chính tả 
e) Thu, chấm, nhận xét bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: (chọn câu a) nhóm đôi.
a) – Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3: (chọn câu b ) nhóm đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi.
- Gọi HS nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a và ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được.
 - HS lên bảng thực hiện: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc,  
- Truyện thơ Gà trồng và Cáo.
- Lắng nghe.
- 3 – 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Thể hiện Gà là một con vật thông minh.
+ Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng.
+ Đoạn thơ muo ... g con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc đoạn văn cần viết 
- Bài báo giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4  không phải do người A-rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Aán Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Aán Độ 1, 2, 3, 4 
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS chú ý, ghi nhớ
- HS nghe và viết vào vở
(HSY) mắc không quá 5 lỗi; (HSG) mắc không quá 3 lỗi
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
- Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện
- HS làm bài vào SGK 
- HS nối tiếp lên điền: nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt, trầm trồ, trí nhớ
- Đọc
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 30/03/10	Tuần: 30
Môn: Chính tả (Nhớ– viết)	Tiết: 30
ĐƯỜNG ĐI SA PA
	(Chuẩn KTKN: 47; SGK: 115)
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài CT, biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc (3) a / b, BT do GV soạn.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng con, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ?
- Đọc cho HS viết bảng con: A- rập, Bát-đa, truyền bá, 
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Đường đi Sa Pa
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ – viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
- GV rút ra từ khó cho HS viết bảng con: thoắt, khoảnh khắc, nồng nàn, 
- GV nhắc HS cách trình bày, chú ý những từ dễ víết sai.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở
- GV đọc lại một lần cho HS soát lại 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT CT
Bài tập 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm bài
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài (Nghe-viết) Nghe lời chim nói
- Nhận xét tiết học.
- (HSY) viết bảng con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc đoạn văn 
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
(HSY) mắc không quá 5 lỗi trong bài, (HSG) mắc không quá 3 lỗi trong bài
- Tìm những tiếng ứng với mỗi ô trống dưới đây
- HS làm bài trên bảng phụ: thế giới, rộng, biên giới, biên giới, dài
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 13/04/10	Tuần: 31
Môn: Chính tả (Nghe– viết)	Tiết: 31
NGHE LỜI CHIM NÓI
	(Chuẩn KTKN: 48; SGK: 124)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc (3) a / b, BT do GV soạn.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Đường đi Sa Pa
- Đọc cho HS viết bảng con: khoảnh khắc, thoắt, Sa Pa, ...
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nghe lời chim nói
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ 
- Nêu nội dung của bài
- GV rút ra từ khó cho HS viết bảng con: bận rộn, say mê, bạt núi, ngỡ ngàng, ...
- GV nhắc HS cách trình bày bài thơ, những chữ dễ viết sai
- GV đọc từng câu, đoạn ngắn cho HS viết.
- GV đọc lại một lần cho HS soát lại 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT CT
Bài tập 2b:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 4
- Yêu cầu HS trình bày
 + Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi
 + Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, làm BT 3b
- Chuẩn bị bài Vương quốc vắng nụ cười
- Nhận xét tiết học.
- (HSY) viết bảng con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS chú ý, ghi nhớ
- HS nghe và viết vào vở
(HSY) mắc không quá 5 lỗi; (HSG) mắc không quá 3 lỗi
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
- Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
- HS làm bài vào bảng nhóm 
- 2 nhóm treo bảng
 + bổi hổi, bủn rủn, chổng chênh, dở dang, dửng dưng, khảng khái, khẩn khoản, lả lơi, lả lướt, mảnh khảnh, mảnh mai, phảng phất, vẩn vơ, thổn thức, 
 + bão bùng, bỡ ngỡ, chễm chệ, mĩ miều, khẽ khàng, nhõng nhẽo, vẽ vời, vững vàng, lũn cũn, nõn nà, 
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 20/04/10	Tuần: 32
Môn: Chính tả (Nghe– viết)	Tiết: 32
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
	(Chuẩn KTKN: 49; SGK: 133)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng phụ BT2a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Nghe lời chim nói
- Đọc cho HS viết bảng con: bận rộn, say mê, bạt núi, ngỡ ngàng, ...
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Vương quốc vắng nụ cười
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc đoạn văn
- Gọi HS đọc
- GV rút ra từ khó cho HS viết bảng con: rầu rĩ, héo hon, lạo xạo, ...
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn, những chữ dễ viết sai
- GV đọc từng câu, đoạn ngắn cho HS viết.
- GV đọc lại một lần cho HS soát lại 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT CT
Bài tập 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, làm BT 2b
- Chuẩn bị bài Ngắm trăng – Không đề
- Nhận xét tiết học.
- (HSY) viết bảng con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS chú ý, ghi nhớ
- HS nghe và viết vào vở
(HSY) mắc không quá 5 lỗi; (HSG) mắc không quá 3 lỗi
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
- Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng s hay x để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau.
- HS làm bài vào bằng viết chì vào SGK
- HS nối tiếp lên sửa bài
 vì sao, năm sau, xứ sở, gắng sức, xin lỗi, sự chậm trễ
Ngày dạy: 27/04/10	Tuần: 33
Môn: Chính tả (Nhớ– viết)	Tiết: 33
NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
	(Chuẩn KTKN: 51; SGK: 144)
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc (3) a / b, BT do GV soạn.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng con, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Vương quốc vắng nụ cười
- Đọc cho HS viết bảng con: rầu rĩ, sỏi đá, lạo xạo, 
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ngắm trăng – Không đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ – viết
- Gọi HS đọc đoạn 2 bài thơ 
- GV rút ra từ khó cho HS viết bảng con: hững hờ, xách bương, chim ngàn, ...
- GV nhắc HS cách trình bày, chú ý những từ dễ víết sai.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở
- GV đọc lại một lần cho HS soát lại 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT CT
Bài tập 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm
- Nhận xét
 + Từ láy bắt đầu bằng âm tr: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, tráo trở, 
 + Từ láy bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chong chóng, chói chang, 
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài (Nghe-viết) Nói ngược
- Nhận xét tiết học.
- (HSY) viết bảng con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
(HSY) mắc không quá 5 lỗi trong bài, (HSG) mắc không quá 3 lỗi trong bài
- Tìm nhanh các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr, ch
- HS làm bài nhóm 6
- 2 nhóm trình bày
Ngày dạy: 04/05/10	Tuần: 34
Môn: Chính tả (Nghe– viết)	Tiết: 34
NÓI NGƯỢC
	(Chuẩn KTKN: 52; SGK: 154)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
- Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng phụ BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ngắm trang - Không đề
- Đọc cho HS viết bảng con: hững hờ, xách bương, tưới rau, ...
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nói ngược
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài vè
- Gọi HS đọc
- GV rút ra từ khó cho HS viết bảng con: Hùm, nậm rượu, trúm, đổ vồ, ...
- GV nhắc HS cách trình bày bài vè, những chữ dễ viết sai
- GV đọc từng câu, đoạn ngắn cho HS viết.
- GV đọc lại một lần cho HS soát lại 
- GV chấm 10 vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT CT
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, làm BT2
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- (HSY) viết bảng con, (HSG) viết bảng lớp
- HS đọc
- HS phân tích từ và viết bảng con
- HS chú ý, ghi nhớ
- HS nghe và viết vào vở
(HSY) mắc không quá 5 lỗi; (HSG) mắc không quá 3 lỗi
- Từng cặp HS đổi vở, soát lỗi
- Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
- HS làm bài vào bằng viết chì vào SGK
- HS nối tiếp lên sửa bài
 giải đáp, tham gia, dùng một thiết bị, theo dõi, bộ não, kết quả, bộ não, bộ não, không thể.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCT tuan 4 34.doc