Giáo án Chính tả Lớp 3 - Chương trình học kỳ I (Bản hay)

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Chương trình học kỳ I (Bản hay)

Tiết 2:

 NGHE – VIẾT: CHƠI CHUYỀN

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 Rèn kĩ năng viết chính tả:

-Nghe – viết chính xác bài thơ Chơi chuyền (56 tiếng).

-Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa,viết bài thơ ở giữa trang vở.

-Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/ oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n ( hoặc vần an /ang) theo nghĩa đã cho.

II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2.

-VBT.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A-Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 3 HS lên bảng, đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: dân làng, làn gió,tiếng đàn, đàng hoàng.

-Cả lớp và GV nhận xét, GV yêu cầu HS sửa bài nếu làm sai.

-Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết chính tả trước: a, á, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê, e,ê.

B-Dạy bài mới:

 

doc 115 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Chương trình học kỳ I (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
	TẬP CHÉP: CẬU BÉ THÔNG MINH
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
-Từ đoạn chép mẫu trên bảng của GV, củng cố cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn văn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; Lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n (MB), an /ang (MN).
2.Ôn bảng chữ: 
-Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ch ).
-Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng lớp viết sẵn đoạn văn HS cần chép; Nội dung bài tập (BT) 2a hay 2b (viết 2 lần).
-Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3.
-VBT
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A -Mở đầu: GV nhắc lại một số điểm cần lưu ývề yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (vở, bút, bảng, ), nhằm củng cố nền nếp học tập (đã hình thành từ lớp 2 ) cho các em.
B -Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay,cô sẽ hướng dẫn các em:
-Chép lại đúng một đoạn trong bài tập đọc mớihọc.
-Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn: n, l (an/ ang).
-Ôn lại bảng chữ cái và học tên các chữ do nhiều chữ cái ghép lại.
GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Hướng dẫn HS tập chép:
a-Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
-GV đọc đoạn chép trên bảng.
-GV hỏi: Đoạn văn cho em biết cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? 
-GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Cuối mỗi câu có dấu gì?
+Chữ đầu câu viết như thế nào?
-Bài chép hôm nay có nhiều chữ khó cô cùng các em phân tích để viết đúng.
-GV gọi đọc HS đoạn viết
-GV đặt câu hỏi để HS tìm từ có tiếng khó.
-GV ghi bảng những từ có tiếng khó: chim sẻ, mâm cỗ,kim khâu, sắc.
-GV cho HS phân tích tiếng khó.
-GV gọi HS đọc lại các từ có tiếng kho.ù 
-GV cho HS viết bảng con.
-GV gạch chân những tiếng dễ viết sai.GV nhắc HS khi chép bài,không gạch chân các tiếng này.
-GV đọc đoạn viết lần 2.
b-GV cho HS viết bài:
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Đọc cho HS dò bài
c-Chấm, chữa bài:
-GV cho HS nêu cách tính lỗi.
-GV đọc HS soát bài lần 2:Đọc chậm từng câu, dừng lại những chữ khó, nhắc HS gạch chân những chữ viết sai.
-GV hỏi số lỗi sai.
-Chữa bài: GV cho HS tự chữa lỗi GV theo dõi. 
-GV chấm khoảng 7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: Nội dung bài chép,chữ viết, cách trình bày.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a-Bài tập (2) – lựa chọn:
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-Điền vào chỗ trống l/ n hoặc an/ ang.
-GV chia lớp thành 2 nhóm YC nhóm này làm bài tập a, nhóm kia làm bài tập b tuỳ theo lỗi phát âm và lỗi chính tả HS thường mắc.
-GV cho HS làm bài.
-Chữa bài: GV cho HS đọc bài làm trên bảng.
-GV yêu cầu lớp NX: Ai điền đúng,điền nhanh, phát âm đúng?
-GV cho HS cả lớp viết lời giải đúng vào vở.
b-Bài tập 3: ( Điền chữ và tên chữ còn thiếu) 
-GV mở bảng phu ïđã kẻ sẵn bảng chữ.
-GV cho HS làm mẫu.
-GV cho HS làm bài.
-GV nhận xét.
-GV gọi HS đọc lại bài. Cách làm:
+GV xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu một số HS nói ( hoặc viết) lại.
+GV xoá hết tên chữ ở cột tên chữ, GV xoá hết tên chữ ở cột tên chữ, YC một số HS nhìn chữ ở cột chữ nói (hoặc viết) lại.
-GV xoá hết bảng, gọi một số HS đọc thuộc lòng 10 tên chữ.
-HS chú ý lắng nghe.
-2 HS nhắc lại.
-HS chú ý theo dõi.
-2 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
-Về tâu với đức vuarèn chiếc kim thành một con dao thật sắcđể xẻ thịt chim.
-HS trả lời:
-Cậu bé thông minh.
-Viết giữa trang vở.
-3 câu.
-Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm.
-Viết hoa.
-3 HS đọc mỗi em đọc một câu.Cả lớp theo dõi tìm ra những từ có tiếng khó.
-2 HS đọc.
-HS cả lớp viết bảng con.
-HS nhìn sách chép bài.
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
-HS ghi số lỗi sai ra lề vở.
HS trả lại vở cho bạn.
-HS tự chữa lỗi vào cuối bài chép.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cả lớp làm bài vào bảng con. 2HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
-HS đọc thành tiếng bài làm.
Cả lớp nhận xét.
-1 HS đọc YC của bài.
-1 HS làm mẫu: ă – á.
-1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con.
-HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Nhiều HS nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ.
-HS học thuộc thứ tư ïcủa 10 chữ và tên chữ tại lớp.
-Cả lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự.
4.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, nhắc nhở những thiếu sót trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập; nhắc nhở về tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch đẹp.
Chuẩn bị tiết sau: “Chơi chuyền”
Tiết 2:
	 NGHE – VIẾT: CHƠI CHUYỀN
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Nghe – viết chính xác bài thơ Chơi chuyền (56 tiếng).
-Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa,viết bài thơ ở giữa trang vở.
-Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/ oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n ( hoặc vần an /ang) theo nghĩa đã cho.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2.
-VBT.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng, đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: dân làng, làn gió,tiếng đàn, đàng hoàng.
-Cả lớp và GV nhận xét, GV yêu cầu HS sửa bài nếu làm sai.
-Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết chính tả trước: a, á, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê, e,ê.
B-Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em:
-Nghe – viết một bài thơ tả một trò chơi rất quen thuộc của các bạn gái qua bài chơi chuyền.
-Tiếp tục làm các bài tập phân biệt cặp vần ao/oao
các tiếng có âm (vần) dễ viết lẫn: n/l (MB),an/ang
(MN).
2.Hướng dẫn nghe – viết:
a-Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
-GV đọc 1 lần bài thơ.
-GV cho HS đọc bài.
-GV giúp HS nắm nôi dung bài thơ:
+GV cho HS đọc thầmkhổ thơ 1: GV hỏi:
-Khổ thơ 1 nói điều gì?
+HS đọc thầm tiếp khổ thơ thứ 2: GV hỏi:
-Khổ thơ 2 nói điều gì?
-Giúp HS nhận xét:
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc 
kép? Vì sao?
+Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
-GV hướng dẫn HS viết bài thơ vào giữa trang vở.
-GV hướng dẫn HS luyện viết tiếng khó.
b- GV đọc cho HS viết :GV đọc thong thả từng
 dòng thơ,mỗi dòng đọc 2 lần.
-GV theo dõi, uốn nắn.
c-Chấm, chữa bài:
-GV cho HS nêu cách tính lỗi.
-GV đọc cho HS soát bài lần 1.
-GV đọc cho HS soát bài lần 2: đọc chậm từng câu
dừng lại những chữ khó, nhắc HS gạch chân những chữ viết sai.
-GV hỏi số lỗi sai.
-Chữa bài: GV cho HS tự chữa lỗi sai GV theo dõi, uốn nắn.
-GV chấm 6 bài, nhận xét từng bài về nội dung,
chữ viết, cách trình bày.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a-Bài tập 2:
GV treo bảng phụ ghi bài tập 2 lên bảng lớp.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét => Gọi một số HS đọc bài.
-GV sửa lỗi phát âm cho các em.
-GV cho HS làm bài. 
b-Bài tập (3) – lựa chọn:
-GV ghi bài tập 3 lên bảng.
-GV chia lớp thành 2 nhóm nhóm này làm BT a, 
nhóm kia làm bài tập b tuỳ theo lỗi phát âm và lỗi
chính tả HS thường mắc.
-GV cho HS làm bài. 
-GV yêu cầu HS giơ bảng. GV chọn bài HS làm 
đúng giơ bảng cho cả lớp xem và đọc lời giải. 
-GV cho HS làm bài.
-Một HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
-Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền.
-Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
-Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
-Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.
-“ Chuyền chuyền một Hai, hai đôi”, được đặt trong ngoặc kép vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này.
-HS viết bảùng con những tiếng dễ viết sai.
-HS viết bài vào vở.
-HS đổi vở cho nhau để soát bài.
-HS ghi số lỗi sai ra lề vở.
-HS trả lại vở cho bạn.
-HS tự chũa lỗi vào cuối bài chép.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tâp 2.
-2 HS lên bảng thi điền vần nhanh. Cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-Cả lớp nhận xét, sửa những từ viết sai.
-3 HS nhìn bảng đọc lại kết quả bài làm trên bảng.
-Cả lớp làm bài vào vở BT.
-Một HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Cả lớp làm bài vào bảng con.
-HS làm bài vào vở BT
4.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế viết, chữ viết,chính tả, giữ vở sạch.
-------------------------------------
 Tiết 3:
	 NGHE – VIẾT: AI CÓ LỖI ?
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Nghe – viết chính xác đoạn 3 của bài Ai có lỗi?. Chú ý viết đúng tên riêng người nước ngoài.
-Tìm đúng các từ chứa tiếngcó vần uêch, vần uyu. Nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do phương ngữ: s/x (MB), ăn /ăng (MN).
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 3.
-VBT.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A-Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho cả lớp viết bảng con các từ ... đọc yêu cầu của bài tập 3a,
- Làm vào VBT
- Một HS làm bài trên bảng quay.
- GV và cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh bài làm
- HS chữa bài làm trong VBT theo lời giải đúng: cây sào – xào nấu – lịch sử – đối xử.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
 TIẾT 2
Chính tả: Nghe - viết 	QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong bài Quà của đồng nội.
2. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, vần dễ lẫn s/x hoặc o/ô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết các từ ngữ ở bài tập 2b
- 4 tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 3b 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2, 3 HS viết lên bảng lớp tên 5 nước Đông Nam Á: Bru- nây, Cam – pu – chia, Đông Ti- mo, In – đô – nêâ- xi – a, Lào
- 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV yêu cầu HS đọc đoạn chính tả.
- 2 HS bài, cả lớp theo dõi SGK
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, tự viết từ khó
- HS đọc thầm lại đoạn văn, tự viết vào bảng con hoặc vào giấy nháp các từ ngữ mình dễ viết sai chính tả.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ ( mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
- HS cả lớp viết bài vào vở chính tả.
c.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài .
- HS nhìn vào vở soát lỗi.
- HS chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2: GV chọn cho HS bài tập 2b: điền vào chỗ trống o hoặc ô, giải câu đố
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Một HS làm bài trên bảng quay, viết cả lời giải câu đố
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở
- GV yêu cầu HS đọc lại bài làm hoàn chỉnh
- Một số HS đọc lại câu đố sau khi đã điền hoàn chỉnh câu đầu, âm giữa.
b. Bài tập 3: GV chọn cho HS bài tập 3b:Viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có âm o hoặc ô có nghĩa như sau: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
- HS làm bài cá nhân, bí mật lời giải.
- GV phát giấy trắng riêng cho 4 HS
- HS phát biểu ý kiến
- GV mời 4 HS viết bài trên giấy dán bài trên bảng lớp, đọc lời giải.
- GV chốt lại lời giải đúng: cộng – họp - hộp
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
- GV nhắc HS về nhà HTL câu đố ở bài tập 2, đố lại các em nhỏ.
TUẦN 34: Tiết 1
Chính tả: Nghe - viết 	THÌ THẦM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Rèn kĩ năng viết chính tả
1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Thì thầm
2. Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á.
3. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã, giải đúng câu đố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết 3 lần từ ngữ cần điền ở bài tập 2a, dòng thơ 2 của bài tập 3b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho HS viết 2 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x, 2 từ có tiếng mang âm giữa vần là o hoặc ô.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
- Giúp HS hiểu bài thơ GV hỏi:
+ Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
+ Gió thì thần với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm cùng nhau.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi về số chữ của từng dòng thơ, những chữ cần viết hoa, cách trình bày bài thơ
- Viết các chữa đầu dòng thơ cách lề vở 3 ô li. Để trống 1 dòng phân cách hai khổ thơ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, chú ý từ khó.
- HS đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai .
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ ( mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
- HS cả lớp viết bài vào vở chính tả.
c.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài .
- HS nhìn vào vở soát lỗi.
- HS chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2: Nhớ lại và viết tên một số nước Đông Nam Á vào chỗ trống.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- 2, 3 HS đọc tên riêng của 5 nước Đông Nam Á
- Cả lớp đọc ĐT
- GV hỏi HS về cách viết tên riêng trong bài
- Viết hoa các chữ đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên riêng Thái Lan( giống tên riêng Việt Nam vì là tên phiên âm Hán Việt), Các tên còn lại có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên: Ma- lai- xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
b. Bài tập 3: GV chọn cho HS bài tập 3b: đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm, giải đố.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
- HS quan sát tranh minh họa gợi ý giải đố.
- HS tự làm bài
- GV gọi 2 HS lên làm bài trân bảng lớp, đọc kết quả, đọc lời giải câu đố.
- 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng: 
+ Đuổi
+ Lời giải câu đố: cầm đũa và cơm vào miệng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
- GV nhắc HS về nhà HTL câu đố ở bài tập 3, đố lại các em nhỏ ở nhà
Tiết 2
Chính tả: Nghe - viết 	DÒNG SUỐI THỨC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Rèn kĩ năng viết chính tả
1. Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Dòng suối thức
2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: ch/tr hoặc dấu hỏi/dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- 3, 4 tờ phiếu viết những dòng thơ có chữ cần điền âm đầu tr/ch hoặc thêm dấu hỏi/dấu ngã trong bài tập 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 1 HS đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp tên 5 nước Đông Nam Á
- 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ Dòng suối thức.
- 2,3 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi SGK
- Giúp HS hiểu nội dung bài thơ GV hỏi:
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
+ Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắp ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. Tất cả thể hiện cuộc sống yên bình.
+ Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo – cối lợi dụng sức nước ở miền núi.
+ GV yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ thể thơ lục bát.
- HS nói cách trình bày bài thơ thể lục bát: đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ ( mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
- HS cả lớp viết bài vào vở chính tả.
c.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài .
- HS nhìn vào vở soát lỗi.
- HS chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2: GV chọn cho HS bài tập 2a: Tìm các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa .
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
- HS cả lớp tự làm bài
- HS phát biểu ý kiến
- GV mời 3 HS viết lên bảng lời giải để kiểm tra chính tả.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở theo lời giải đúng: Vũ trụ – chân trời.
b. Bài tập 3: GV chọn cho HS bài tập 3b:Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
- HS tự làm bài
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng thi làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, đọc kết quả
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- HS chữ bài vào vở theo lời giải: cũng, cũng, cả, điểm, cả , điểm, thể , điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
- GV khuyến khích HS về nhà HTL bài chính tả Dòng suối thức.
- Dặn HS về nhà sưu tầm ảnh và những mẩu chuyện về Ga –ga – rin , Am – xtơ – rông, anh hùng Phạm Tuân để chuẩn bị học tốt tiết TLV tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_4_chuong_trinh_hoc_ky_i_ban_hay.doc