Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tiết 1 đến 11

Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tiết 1 đến 11

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Nghe - viết chính xác, trình bày đoạn văn "Mười năm công bạn đi học"

- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn x/s, ăng/ăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 GV : Giấy to viết sẵn BT2

 H: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

A- Bài cũ:

Chữa BT2 về nhà

B- Dạy bài mới:

1/ Giới thiệu bài

2/ HD2 H nghe - viết

 

doc 15 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tiết 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 tiết 1
Chính tả
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn (Một hôm...vẫn khóc) trong bài tập đọc:Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n ; an/ang
II. Đồ dùng dạy học:
- Chép sẵn nội dung bài 2A trang 5
III . Các hoạt động dạy học:
A- Mở đầu: Nhắc nhở một số yêu cầu trong giờ học chính tả 
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn h/s nghe viết 
- Gv đọc đoạn cần viết
- Yêu cầu viết từ khó
- Nhắc nhở hs cách trình bầy tư thế ngồi
- Đọc bài cho học sinh viết 
- Đọc cho học sinh soát bài 
- Gv thu bài chấm- chữa 
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : Điền vào chỗ trống
- Yêu cầu của bài tập là gì ?
Tổ 1,2 làm phần a
Tổ 3,4 làm phần b
- Chấm - chữa bài 
- Đọc bài đúng
4. Củng cố dạn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà viết lại những tiếng , từ viết sai
-Hs theo dõi 
- Đọc thầm đoạn văn
- Viết bảng con: Dế Mèn , Nhà Trò, cỏ xước , lột , ngắn chùn chùn , non ... 
- Hs viết bài
- Đổi vở soát bài 
- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Hs làm vào vở 
- Chữa bài nhận xét
- 2,3 hs đọc
=========================*****========================
Chính tả – Tiết 2
Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục đích - Yêu cầu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đoạn văn "Mười năm công bạn đi học"
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn x/s, ăng/ăn.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV : Giấy to viết sẵn BT2
 H: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A- Bài cũ:
Chữa BT2 về nhà
B- Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ HD2 H nghe - viết
GV đọc toàn bài 1 lượt.
- Trường Sinh là một người như thế nào?
- T đọc tiếng khó cho H viết
- Nêu cách viết tên riêng
- Gọi 1đ2 H đọc lại tiếng khó
- T đọc cho H viết bài
- T đọc lại toàn bài
- H theo dõi SGK
- Là một người không quản khó khăn đã kiên trì giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm học
- H viết bảng con 
Khúc khuỷu, gập nghềnh, liệt 10 năm, 4 ki-lô-mét
- H viết chính tả
- H soát bài
3/ Luyện tập:
a. Bài số 2:
- T dán bài chép sẵn
- Cho H thi làm tiếp sức
- T đi chấm bài đ chữa bài tập
đánh giá bài của từng nhóm.
- T hướng dẫn H sửa theo thứ tự.
- H đọc yêu cầu bài tập
- H thảo luận N2
- Các tổ cử đại diện
lớp nhận xét từng nhóm
- lát sau đ rằng - phải chăng - xin bà - băn khoăn - không - sao! - để xem
b. Bài số 3:
- Cho H đọc y/c
- Lớp thi giải nhanh
Dòng 1: Chữ sáo
Dòng 2: Chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao
4/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học
	- VN tìm 10 từ chữ sự vật bắt đầu bằng chữ s/x hoặc tiếng có vần ăng/ăn.
	=======================*****=========================
Chính tả – Tiết 3
Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Nghe - viết chính tả bài thơ: "Cháu nghe câu chuyện của bà". Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch/tr, dấu hỏi, dấu ngã)
II. Đồ dùng dạy học.
 GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A- Bài cũ:
Cho H viết các từ ngữ bắt đầu bằng s/x hoặc có vần ăn/ăng.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ HD2 H nghe - viết
- T đọc bài thơ: Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Bài thơ muốn nói lên điều gì?
- 1 H đọc lại bài thơ
- Nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho 1 bà cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- HD H viết tiếng khó dễ lẫn.
VD: Trước, sau, làm lưng, lối rưng rưng, dẫn.
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- T đọc cho H viết bài
- T đọc lại toàn bài.
- H viết bảng con
- H lên bảng
- Lớp nhận xét sửa bài.
- Câu 6 lùi vào 1 ô, câu 8 sát ra lề và hết một khổ cách 1 dòng.
- H viết chính tả.
- H soát bài.
3/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
- T cho H đọc bài tập
- T cho mỗi tổ 1 H lên bảng làm BT
- T đánh giá.
- H nêu yêu cầu - H làm bài vào vở.
- H thi làm đúng đ nhanh
sau đó đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh
lớp nhận xét, sửa bài.
4/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học
	- VN tìm và ghi 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ : ch/tr.
=======================*****==========================
Chính tả – Tiết 4
Truyện cổ nước mình
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ "Truyện cổ nước mình".
2. Tiếp tục nâng cao KN viết đúng, (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng
II. Đồ dùng dạy học.
 GV : Viết sẵn nội dung bài 2a.
H: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A- Bài cũ:
Gọi 2 nhóm lên bảng thi viết nhan tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ HD2 H nhớ - viết
- Gọi H đọc y/c của bài.
- Gọi 1 H đọc bài thơ.
- 1 H đọc 
- H đọc thuộc lòng 1đ2 H
Lớp đọc thầm
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Cho H viết bài
- H nêu cách viết
- H tự làm bài
3/ Luyện tập:
- T cho H đọc bài tập
- Nhắc H khi điền từ hoặc vần cần phối hợp với nghĩa của câu.
- T đánh giá.
- H đọc y/c
- H làm bài.
- Chữa bài tập- lớp nx
4/ Củng cố - dặn dò:
- NX qua bài viết.
	- VN đọc lại những đoạn văn trong bài 2 ghi nhớ để không viết sai chính tả.
	=======================*****=========================
Chính tả – Tiết 5
Những hạt thóc giống
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống.
2. Làm đúng các bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, en/eng
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Viết sẵn nội dung bài 2a.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
2 đ 3học sinh lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng d/gi/r.
B- Bài mới:
- T đọc mẫu.
- - Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
- H nghe - đọc thầm.
- Phát cho người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn. Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị chừng phạt.
- T đọc tiếng khó cho H luyện viết
- lớp viết vào bảng con
VD: luộc kỹ, thóc giống, dốc công
 nộp, lo lắng, nô nức
- T hướng dẫn học sinh viết bài
- H viết chính tả.
- H soát bài
B- Luyện tập:
Bài 2 (a):
- Cho H đọc yêu cầu của bài tập.
- T cho H làm bài
- H chữa bài đ lớp nhận xét
+ lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
Bài 3:
- T cho H thi giải câu đố
* Con nòng nọc
* Chim én
C- Củng cố - dặn dò:
- NX qua bài chấm, giờ học.
	- VN học TL 2 câu để đố lại người thân.
=======================*****==========================
Chính tả – Tiết 6
Người viết truyện thật thà
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: Người viết truyện thật thà.
2. Biết tự phát hiện lỗi, và sửa sai lỗi trong bài chính tả.
3. Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi, thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
- Viết các từ bắt đầu bằng l/n.
- Viết các từ bắt đầu có vần en/eng.
B- Bài mới:
1/ Hướng dẫn nghe - viết:
- T đọc mẫu bài viết.
- H đọc thầm.
- 1 H đọc bài.
- Ban-dắc là một người như thế nào?
- Là một nhà văn nổi tiếng thế giới có tài tưởng tượng tuyệt vời.
- Cho H luyện viết tiếng dễ lẫn.
- H viết bảng con
lúc sắp, lên xe, nên nói, lâu nghĩ, nói dối, Ban-dắc.
- Cho 1 H phát âm lại.
- T nhắc nhở cách trình bày.
- T đọc lại toàn bài.
- H viết bài.
- H soát bài.
2/ Bài tập:
- Cho H đọc yêu cầu.
- Cho H tự đọc bài, phát hiện và sửa lỗi.
- Lớp đọc thầm.
- H lên bảng
Lớp nhận xét
Bài số 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm từ láy
- H nêu miệng
- Có tiếng chứa âm s.
- Có tiếng chứa âm x.
+ Suôn sẻ; sốt sắng; say sưa
+ Xôn xao; xì xèo; xanh xao
- T nhận xét -đánh giá
3/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
=======================*****=========================
	Chính tả – Tiết 7
Gà trống và Cáo
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạ trích trong bài Gà trống và Cáo.
2. Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươm/ương) để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Chép sẵn nội dung bài tập 2a.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
- Viết 2 từ láy có chứa âm s.
- Viết 2 từ láy có chứa âm x.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn H nhớ viết:
- T nêu yêu cầu của bài.
1 đ 2 học sinh đọc lại thuộc lòng bài thơ cần nhớ.
- T đọc lại bài thơ.
- Cho H luyện viết từ ngữ dễ sai.
- H viết bảng con.
- Cho H trình bày bài thơ lục bát.
- Dòng 6 viết lùi vào 1 ô
dòng 8 viết sát vào lề vở.
Các chữ đầu dòng viết hoa
- Tên riêng của 2 nhân vật viết như thế nào?
- Viết hoa: Gà Trống và Cáo.
- Cho H gấp SGK viết bài.
- H tự viết bài theo trí nhớ và soát bài.
2/ Luyện tập:
a. Bài số 2 (a):
- T cho H đọc yêu cầu bài tập.
- T cho lớp nhận xét và chốt theo lời giải đúng.
- H làm theo nhóm tiếp sức.
a) Trí tuệ; phẩm chất; trong lòng đất; chế ngự; chinh phục; vũ trụ; chủ nhân.
b) Bay lượn; vườn tược; quê hương; đại dương; tương lai; thường xuyên; cường tráng.
b. Bài số 3:
- T viết 2 nghĩa đã cho lên bảng.
- T nhận xét kết quả.
- H chơi trò chơi: Tìm từ nhanh
- 3(a) + ý chí
 + Trí tuệ
- 3(b) + Vươn lên
 + Tưởng tượng
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét qua chấm bài viết.
- NX giờ học.
- Về nhà xem lại bài 2.
	=======================*****=========================
Chính tả – Tiết 8
Trung thu độc lập
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
2. Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần iên/yên/iêng) để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2a.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
 T cho 1 H đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- Các từ ngữ bắt đầu tr/ch.
- Hoặc có vần ươn/ương.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
	T nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
2/ Hướng dẫn H nghe - viết:
- T đọc mẫu đoạn viết trong bài "Trung thu độc lập"
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
1 đ 2 học sinh đọc lại.
Lớp đọc thầm.
- Dòng thác nước .... chạy máy phát điện; giữa biển rộng ... những con tàu lớn, ống khói nhà máy sẽ chi chít ...
Cao thẳm , đồng lúa bát ngát; nông trường to lớn, vui tươi.
- T cho H luyện viết tiếng khó
- 2 H lên bảng
Lớp viết bảng con.
- T đọc cho H viết
- Cuộc sống; Mươi mười lăm năm nữa; sẽ soi sáng; chi chít; rải trên; nông trường; quyền
- T gọi H phát âm lại tiếng khó.
- T nhắc nhở H cách trình bày bài viết.
- T đọc cho H viết bài.
- 2 đ 3 học sinh
- H viết chính tả
- H soát lỗi
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2:
- T cho H đọc yêu cầu của bài.
- 1 đ 2 H thực hiện
Lớp đọc thầm
-Bài tập yêu cầu gì?
- Chọn những tiếng bắt đầu bằng r/d hay gi vào ô trống.
- Muốn điền đúng em cần làm gì?
- Đọc kỹ từng câu, xem nội dung của câu đó ntn? Nói gì rồi mới chọn từ có những tiếng bắt đầu r/d hay gi vào chỗ trống.
- T cho H làm bài
- Cho H chữa bài - T đánh giá
nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
a) Bài: Đánh dấu mạn thuyền
Kiếm giắt- kiếm rơi xuống nước
đánh dấu- kiếm rơi - làm gì
đánh dấu- kiếm rơi - đã đánh dấu.
b) Chú dế sau lò sưởi.
Yên tĩnh - bỗng nhiên - ngạc nhiên
biểu diễn - buột miệng - tiếng đàn
b. Bài số 3:
- Cho H đọc yêu cầu bài tập
- 1 đ2 H đọc yêu cầu
Lớp đọc thầm
- T cho H chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh
- H chia đội- mỗi đội 2 em
a) có tiếng mở đầu bằng r/d/gi
+ Có giá thấp hơn mức bình thường
- (giá) rẻ
+ Người nổi tiếng
- danh nhân
+ Đ dùng để nằm ngủ thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm
- giường
+ Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác?
b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng
- Điện thoại
+ Làm cho 1 vật nát vụn bằng cách nén mạnh và sát nhiều lần.
* T đánh giá chung
- Nghiền
- Lớp nhận xét từng nhóm trả lời
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét bài viết, nhận xét giờ học, nhắc H ghi các từ để không viết sai.
	=======================*****=========================
Chính tả – Tiết 9
Thợ rèn
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn.
2. Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n (uôn/uông).
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : - Tranh minh hoạ cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ.
	- Viết bảng phụ có nội dung bài tập 2a.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
 T đọc cho H viết các từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần iên/yên/iêng.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn H nghe - viết:
- T đọc toàn bài thơ: "Thợ rèn"
- H đọc thầm
- Cho 1đ 2 H đọc lại bài thơ.
- Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn.
- Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- Cho H luyện viết tiếng khó.
T đọc cho H viết.
Nhọ mũi, quệt ngang, quai, nhẩy diễn kịch, râu.
Nên nụ cười
- 1 đ 2 học sinh lên bảng.
Lớp viết bảng con.
Mũi = m + ui + T ngã
Quai = qu + ai + T ngang
Nhẩy = nh + ây + T ngã
- H soát lỗi
- Hướng dẫn H trình bày bài thơ
Các chữ đầu dòng viết ntn?
- Viết hoa và thẳng hàng.
- T đọc cho H viết
- H viết bài
-Soát lỗi chính tả.
- T thu vở chấm bài.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Cho H đọc yêu cầu của bài.
- 1 H đọc
Lớp đọc thầm.
- Bài tập yêu cầu gì?
- T cho H làm bài.
- Chữa bài.
- Điền vào chỗ trống l hay n.
1 H lên bảng - lớp làm vở.
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
- T hướng dẫn tương tự phần b.
* uôn hay uông
- Uống nước nhớ nguồn
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
- T cho H chữa bài
- Lớp nhận xét
- T đánh giá
- Đố ai nặm xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa
- Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
4/ Củng cố - dặn dò:
- T cho H chơi trò chơi "Thi tìm chữ nhanh"
- T chia 2 đội - mỗi đội 4 H.
 - T phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Ghi nhanh những từ láy bắt đầu bằng chữ l.
đội nào ghi nhanh và nhiều từ láy trong đúng 2' đội đó sẽ thắng.
- T cho H chơi trò chơi - lớp theo dõi - cổ vũ.
VD: Len lỏi, luồn lạch, long lanh, lấp lánh, lưng lửng, lạnh lùng, là lượt, lay lắt, le lói, lo lắng, làn lạnh....
- Nhận xét đánh giá đ Cho H bình chọn.
- T nhận xét qua bài viết.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Chính tả – Tiết 10
ôn tập giữa kì I
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa
2. Hệ thống hoá quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : - Viết sẵn lời giải bài 2 + 4.
H: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn H nghe - viết:
- T đọc mẫu bài viết
- T giải nghĩa từ "Trung sĩ"
- Lớp đọc thầm.
- T đọc từ khó cho H viết.
+ Bỗng, bước, sao trận giả.
- H viết lên bảng con
b + ông + T ngã
b + ươc + T sắc
- Khi viết lời thoại ta trình bày ntn?
Với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, dấu hai chấm mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- T đọc cho H viết bài
- H viết chính tả.
- Soát bài.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 2:
- H đọc yêu cầu bài tập.
- Em bé được giao nhiệm vụ gì?
- Vì sao trời đã tối em không về?
- Gác kho đạn.
- Em không về vì đã hứa sẽ không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
- Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng không? Vì sao?
- Không được vì trong truyện có 2 mẩu đối thoại giữa em bé và người khách và giữa em bé với các bạn cùng chơi. Do đó phải đặt trong ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách uốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
4/ Hướng dẫn lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết tên
Ví dụ
+ Tên người
tên địa lí VN
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Lê Văn Tám
- Điện Biên Phủ
+ Tên nước ngoài
tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Lu-I Pa-Xtơ
- Xanh Pê-tec-bua
- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Chính tả – Tiết 11
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ đầu của bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s/x; dấu ?, ~.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : - Viết sẵn nội dung bài 2a, BT3.
H: 	Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn H nhớ - viết:
- T nêu yêu cầu của bài
- Cho H đọc bài thơ
- 1 H đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ.
Nếu chúng mình có phép lạ
- 1 H đọc thuộc lòng - lớp đọc thầm.
- T nhắc nhở H cách trình bày bài thơ.
- T thu bài chấm cho H.
- H gấp sách - nhớ và viết chính tả.
- H viết xong tự soát lỗi.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Điền âm đầu s/x hoặc dấu ?, ~
- T cho H làm bài
- H làm vào VBT
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
- T cho H trình bày miệng tiếp sức
Trỏ lối Sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.
- Lớp nhận xét - bổ sung
- T đánh giá chung
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu. 
Quả ớt như ngọn đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - Chạm vào sức nóng.
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
b. Bài số 2:
- T hướng dẫn tương tự
- Các từ điền lần lượt là
- H là VBT
+ Nổi tiếng - đỗ trạng đban thưởng rất đỗi, chỉ xin, nỗi nhỏ đ thủa hàn vi đ phảiđ hỏi mượn đdùng bữa đđể ănđđỗ đạt.
c. Bài số 3:
Bài tập yêu cầu gì?
- Viết lại các câu sau cho đúng chính tả.
a) Tốt gỗ hơn tốt nước xơn
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) sấu người, đẹp nết
b) xấu người, đẹp nết
c) Mùa hè cá xông, mùa đông cá bể
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể
d) Trăng mờ còn tỏ hơn xao
Dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi
d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi
- T cho H thi đọc thuộc lòng những câu trên.
- H thực hiện
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại những lỗi sai trong bài.
=======================*****=========================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_4_tiet_1_den_11.doc