Giáo án Chính tả - Lớp 4 - Trường TH An Đức

Giáo án Chính tả - Lớp 4 - Trường TH An Đức

I - MUC TIÊU :

- Nghe – viết tình bày đúng bài chính tả đoạn văn từ: “Một hôm vẫn khóc” trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt an / ang. Tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu có vần an / ang.

- Viết đúng, đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng lớp viết bài tập 2b, 3b.

 

doc 45 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả - Lớp 4 - Trường TH An Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy : / / 20 Tuần 1 – tiết 1
 Chính tả 
Nghe – viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
*******************
I - MUC TIÊU :
- Nghe – viết tình bày đúng bài chính tả đoạn văn từ: “Một hôm  vẫn khóc” trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt an / ang. Tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu có vần an / ang.
- Viết đúng, đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết bài tập 2b, 3b.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1’
22’
12’
2’
1) Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra dụng cuÏ học tập học sinh.
2) Dạy học bài mới :
a) Giới thiệu bài :
- Giới thiệu nhanh gọn, gây sự chú ý, hấp dẫn về phân môn chính tả chương trình lớp Bốn.
- Giới thiệu bài chính tả đầu tiên.
b) Hướng dẫn nghe - viết 
- Gọi học sinh đọc đoạn: “Một hôm  vẫn khóc” trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Đoạn trích cho em biết điều gì ?
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm từ khó viết.
- Yêu cầu 2 học sinh viết bảng lớp.
- Gọi học sinh nhận xét chữ viết trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chữa sai (nếu có sai).
+ Viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Bao quát lớp, chú ý giúp học sinh yếu viết bài, nhắc nhở tư thế ngồi khi viết, 
+ Soát lỗi và chấm bài
- Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh soát bài.
- Yêu cầu học sinh dùng bút chì tự soát lỗi.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo bài viết.
- Giáo viên chấm điểm 6 -8 tập.
- Nhận xét, chữa lỗi.
c) Luyện tập
+ Bài 2 b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. 
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài của bạn.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Sấu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
+ Bài 3 b
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự giải câu đố.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Hoa gì trắng xoá núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?
 (Hoa ban)
3) Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu học sinh về viết lại các từ dễ viết sai.
- Chuẩn bị tiết học sau : Nghe - viết : 
Mười năm cõng bạn đi học
- Lớp trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Cả lớp nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Đoạn trích cho biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; Cho biết hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
- Học sinh tìm và nêu.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét chữ viết của bạn trên bảng.
- Cả lớp viết chính tả vào tập.
- Soát lại toàn bài.
- Mở sách giáo khoa soát lỗi.
- Trao đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu.
- Học sinh còn lại làm vào tập.
- 1 học học sinh đọc to yêu cầu bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ viết kết quả vào bảng con.
- Một vài học sinh đọc lại câu đố.
- Học sinh nêu kết quả giải câu đố.
- Nhận xét, chữa bài.
Ngày dạy : / / 20 Tuần 2 – tiết 2
Chính tả 
Nghe – viết: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
****************
I - MỤC TIÊU :
- Nghe viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ đúng quy định; không mắc quá 5 lỗi trng bài. 
 - Làm đúng bài tập chính tả BT2 và bài 3
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết bài tập 2, 3b.
- Học sinh chuẩn bị vở bài tập Tiếng Việt - Tập 1 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1’
22’
12’
2’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên đọc, học sinh viết các từ : ngan con, tiếng đàn, giang sơn, mang lạnh.
- Nhận xét, sửa chữ viết của học sinh.
2) Dạy học bài mới :
a) Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học.
b) Hướng dẫn nghe- viết
+ Tìm hiểu đoạn văn
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ bạn Hanh ?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào ? 
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học tìm từ khó, dễ viết nhầm.
- Yêu cầu 2 học sinh viết từ khó trên bảng.
- Gọi học sinh nhận xét lỗi chính tả.
- Giáo viên nhận xét, chữa sai (nếu có).
+ Viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Bao quát lớp, chú ý học sinh yếu viết bài, nhắc nhở tư thế ngồi khi viết, 
+ Soát lỗi, chấm bài
- Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh soát lại.
- Yêu cầu học sinh tự soát lỗi.
- Thu 5-7 vở, chấm điểm.
- Nhận xét chữ viết, trình bày, lỗi chính tả.
c) Luyện tập
Bài 2
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh học sinh tự làm bài.
- Gọi nhận xét, giáo viên chốt lại lời giải đúng :
Tìm chỗ ngồi
 Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng :
 - Thưa ông ! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?
 - Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao !
 - Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
- Gọi học sinh đọc bài làm hoàn chỉnh.
Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh giải đáp câu đố theo nhóm đôi.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại :
 a) Để nguyên - tên một loài chim
 Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
Đó là chữ sáo và chữ sao (Dòng 1: sáo tên một loài chim. Dòng 2 : bỏ sắc thành chữ sao)
 b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm
 Thêm sắc màu phấn cùng em đến trường.
Đó là chữ trăng và chữ trắng (Dòng 1 : trăng. Dòng 2 : trắng)
3) Củng cố, dặn dò
- Về viết lại các từ sai, dễ lẫn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết chhính tả nghe-viết : 
Cháu nghe câu chuyện của bà
- 2 học sinh viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- Nghe giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh tìm và nêu. 
- Học sinh còn lại viết bảng con.
- Nhận xét lỗi chính tả bạn viết.
- Học sinh viết chính tả vào tập.
- Học sinh soát lại toàn bài.
- Mở sách giáo khoa tự soát lỗi.
- 1 học sinh. 
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Học sinh còn lại đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi, giải câu đố.
- Học sinh nêu kết quả.
- Học sinh nhận xét.
Ngày dạy : / / 20 Tuần 3 – tiết 3
 Chính tả	
	Nghe – viết: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
***************
I - MỤC TIÊU :
- Nghe – viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát các khổ thơ.Không mắc quá 5 lỗi trong bài Cháu nghe câu chuyện củabà.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt hỏi/ ngã.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bài tập 2b viết sẵn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1’
22’
12’
2’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Đọc cho học sinh viết các từ : măng non, con trăng, lăn tăn, muối mặn, trăng trắng.
- Nhận xét, ghi điểm.
2) Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học.
b) Hướng dẫn nghe - viết
+ Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi người? + Bài thơ nói lên điều gì ? 
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lầm lẫn.
- Yêu cầu học sinh viết từ khó.
- Gọi học sinh nhận xét lỗi chính tả.
- Giáo viên nhận xét, chữa sai. 
+ Viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Bao quát lớp, chú ý học sinh yếu, nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh, 
+ Soát lỗi, chấm bài, chữa bài
- Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh soát lại.
- Cho học sinh mở sách giáo khoa, dùng bút chì tự soát lỗi.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi tập soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên thu 5 -7 tập, chấm điểm
-> Nhận xét chữ viết, trình bày, lỗi chính tả.
c) Luyện tập
 Bài 2 b
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng:
Bình minh hay hoàng hôn ?
Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo :
 - Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn ?
 - Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.
 - Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy ?
 - Là bởi vì tôi biết hoạ sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
 Theo Đỗ Xuân Lan
3) Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà tìm các đồ dùng trong nhà có chứa thanh hỏi / ngã.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu cả lớp chuẩn bị tiết học sau: Truyện cổ nước mình
- Cả lớp viết bảng con, 2 học sinh viết trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Nghe giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy 
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Học sinh nêu : Ví dụ : mỏi, gặp, dẫn, 
- 3 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh còn lại viết bảng con.
- Nhận xét, chữa từ viết sai.
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh soát lại bài viết của mình..
- Mở sách giáo tự soát lại bài.
- Trao đổi tập, chữa lỗi chính tả cho nhau.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Nêu bài làm -> nhận xét, chữa bài.
Ngày dạy : / / 20 Tuần 4– tiết 4
Chính tả 
Nhớ – viết: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
***************
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh nhớ và viết đúng đoạn từ “Tôi yêu truyện cổ nước tô ... giáo dục BVMT
Giáo dục HS có ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
* Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS nêu các từ khó dễ lầm lẫn .
-Gọi 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Gọi HS nhận xét lỗi chính tả .
-GV nhận xét,chữa sai(nếu có).
*Viết chính tả:
-GV đọc cho HS viết, cần đọc chậm rãi cho HS kịp viết.
-Bao quát lớp, chú ý HS yếu.
* Chấm bài- chữa lỗi:
- GV đọc toàn bài cho HS soát lại 
- Cho HS mở SGK , dùng bút chì soát lỗi cho mình.
-Thu 5-7 vở, chấm điểm. Nhận xét chữ viết, trình bày, lỗi chính tả của các em.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Chữa lỗi những lỗi phổ biến của lớp.
c) Luyện tập:
* Bài2b):
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và mẫu.
- Phát giấy và bút dạ cho 4 nhóm, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lời giải đúng:
* Bài 3):
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Yêu cầu HS cầm đồ chơi mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm.Nhắc HS: Vừa tả, vừa làm động tác cho các bạn hiểu, cố gắng để cho các bạn có thể biết trò chơi đó 
- Gọi trình bày trước lớp, khen ngợi những em miêu tả hay. 
3) Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn chuẩn bị : Chính tả nghe-viết Kéo co
-HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét chữ viết, lỗi chính tả.
- Nghe giới thiệu bài.
-HS theo dõi.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm, cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời .
-HS viết từ khó: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,
-Nhận xét.
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài
-Mở SGK ,dùng bút chì soát lỗi chính tả của mình.
-Trao đổi vở, chữa lỗi cho nhau.
-Nêu yêu cầu bài tập.
-Làm bài theo nhóm.
-2 HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Làm theo nhóm.
Ngày dạy : / / 20 Tuần 16 – tiết 16
Chính tả
Nghe – viết: KÉO CO
***************
I – Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng trình bài CT ; trình bày đúng đoạn văn 
- Làm đúng BT (2) b.
II – Đồ dùng dạy học
 - Bốn tờ giấy khổ to, bảng phụ.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3ph
1ph
22ph
8ph
2ph
1) Kiâểm tra bài cũ :
- Giáo viên đọc, học sinh viết những từ sau : tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngất ngưỡng, cẩn thận, sạch sẽ.
- Nhận xét chữ viết, lỗi chính tả.
2) Dạy học bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục tiêu tiết học.
b) Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
+ Tìm hiểu đoạn văn.
- Giáo viên đọc đoạn văn. 
- Gọi học sinh đọc thầm đoạn văn.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm và nêu các từ khó viết.
- Yêu cầu học sinh viết từ khó.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
+ Yêu cầu học sinh quan sát, ghi nhớ cách trình bày của đoạn văn. 
+ Viết, soát lỗi, chấm, chữa bài
- Giáo viên đọc cho học sinh viết, cần đọc chậm rãi cho học sinh kịp viết bài.
- Bao quát lớp, chú ý học sinh yếu, nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh, 
- Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh soát lại.
- Cho học sinh mở sách giáo khoa, dùng bút chì tự soát lỗi.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi tập soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên thu 8 -10 tập, chấm điểm
-> Nhận xét chữ viết, trình bày, chữa lỗi những lỗi phổ biến của lớp.
c) Hướng dẫn luyện tập 
Bài 2b
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả đúng:
+ Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã : vật.
+ Nâng cao lên một chút : nhấc.
+ Búp bê nhưạ hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy : lật đật.
- Giáo viên tuyên dương nhóm làm đúng.
3) Củng cố, dặn do :
- Tuyên dương học sinh thực hiện tốt tiết chính tả, nhắc nhỏ học sinh học tập chưa tốt.
- Dặn dò, chuẩn bị tiết học sau : 
Chính tả nghe-viết : Mùa đông trên rẻo cao
- 2 học sinh viết trên bảng, học sinh còn lại viết bảng con.
- Nhận xét chữ viết, lỗi chính tả.
- Nghe giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Học sinh tìm từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng, 
- Học sinh viết từ khó. (bảng con hoặc nháp)
- Nhận xét.
- Học sinh quan sát đoạn văn sách giáo khoa.
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh mở sách giáo khoa soát lỗi.
- Từng cặp học sinh đổi tập kiểm tra lỗi đối chiếu qua sách giáo khoa.
- 1 học sinh.
- Cả lớp làm bài theo nhóm đôi, viết kết quả vào vở bài tập, 4 nhóm làm bài bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.
 Ngày dạy : / / 20 Tuần 17 – tiết 17
Chính tả
Nghe – viết: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
***************
I – Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng trình bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) b; BT3.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b.
- Bốn tờ giấy khổ to.
 III - Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3ph
1ph
22ph
10ph
2ph
1) Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên đọc, học sinh viết các từ sau : bí mật, bậc thang, nổi bật, chủ nhật, nhấc lên, chật chội.
- Nhận xét, chữa lỗi.
2) Dạy học bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục tiêu tiết học.
b) Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
+ Tìm hiểu đoạn văn.
- Giáo viên đọc đoạn văn. 
- Gọi học sinh đọc thầm đoạn văn.
+ Qua đoạn văn, em thấy thiên nhiên vùng núi thế nào ?
+ Liên hệ giáo dục BVMT
-> Thiên nhiên nước ta nơi nào cũng đáng yêu, đáng quý. Cần cóù thức bảo vệ môi trường và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm và nêu các từ khó viết.
- Yêu cầu học sinh viết từ khó.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
+ Yêu cầu học sinh quan sát, ghi nhớ cách trình bày của đoạn văn. 
+ Viết, soát lỗi, chấm, chữa bài
- Giáo viên đọc cho học sinh viết, cần đọc chậm rãi cho học sinh kịp viết bài.
- Bao quát lớp, chú ý học sinh yếu, nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh, 
- Giáo viên đọc toàn bài cho học sinh soát lại.
- Cho học sinh mở sách giáo khoa, dùng bút chì tự soát lỗi.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi tập soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên thu 8 -10 tập, chấm điểm
-> Nhận xét chữ viết, trình bày, chữa lỗi những lỗi phổ biến của lớp.
c) Hướng dẫn luyện tập 
Bài 2 b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b.
- Yêu cầu học sinh làm bài nhóm đôi.
- Nhận xét, chữa bài, thốnng nhất kết quả đúng : giấc ngủ, đất trời, vất vả.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên dán 3 tờ giấy khổ to đã chuẩn bị lên bảng lớp. Yêu cầu 3 nhóm thi tiếp sức mỗi nhóm 5 học sinh tiếp nối nhau chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài, tống nnhất kết quả đúng.
+ Lời giải : giấc mộng - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay.
3) Củng cố, dặn dò :
- Tuyên dương học sinh thực hiện tốt tiết chính tả.
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh viết bảng lớp, học sinh còn lại viết bảng con.
- Nhận xét từ bạn viết.
- Nghe giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh nêu ý đoạn văn.
- Học sinh tìm từ khó: sườn núi, trường xuống, chốc chốc, chít bạc, vàng hoe, 
 - Học sinh viết từ khó. (bảng con hoặc nháp)
- Nhận xét từ bạn viết.
- Học sinh quan sát đoạn văn sách giáo khoa.
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh mở sách giáo khoa soát lỗi.
- Từng cặp học sinh đổi tập kiểm tra lỗi đối chiếu qua sách giáo khoa.
- 1 học sinh.
- Học sinh thảo luận làm bài theo nhóm đôi, ghi kết qua3 làm bài vào vở bài tập; 3 học sinh làm bài bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 học sinh.
- Học sinh các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi kết quả vào vở bài tập sau đó đại diện nhóm thi đua tiếp sức.
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
Ngày dạy : / / 20 Tuần 18 – tiết 18
Chính tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( tiết 4)
I. Mục đích yêu cầu:
Nghe - viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 80chữ / 15 phút ) , không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ 4 chữ ( Đôi que đan ) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bảng con.
- Giấy dính.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3 ‘
 5 ‘
 1 ‘ 
30 ‘
1’
A/ Ôån định
B/ Bài cũ:
- ‘Kéo co’
- HS nhớ viết, chú ý: tinh thần thượng võ, ganh đua, khuyến khích, trai tráng.
- GV nhận xét
C/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu.
- GV ghi bảng
Hoạt động 2: Giảng bài.
Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: giản dị, dẻo dai, đỡ ngượng, ngọc ngà.
 - GV nhắc HS cách trình bày.
- GV yêu cầu HS nghe và viết lại từng câu. 
- GV cho HS chữa bài. 
- GV chấm 10 vở
D/ Củng cố dặn dò:
- Biểu dương HS viết đúng.
- Chuẩn bị bài 18: Kim Tự Tháp.
 - 2 HS lên bảng, lớp viết vào nháp.
 - Lớp tự tìm một từ có vần âc/ât.
 - HS đọc đoạn văn cần viết 
 - HS phân tích từ và ghi
- HS nghe và viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi đối chiếu qua SGK.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
***************

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta HKI.doc