Tiết 1:
TẬP ĐỌC
“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK).
II/ Các hoạt động dạy-học:
A/ KTBC: Có chí thì nên
- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài.
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Cho hs xem tranh trong SGK - Đây là bức ảnh Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là Vua tàu thuỷ. Câu chuyện về Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
TUẦN 12 Thứ 2 ngày 01 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: TẬP ĐỌC “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK). II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Có chí thì nên - Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài. Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Cho hs xem tranh trong SGK - Đây là bức ảnh Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là Vua tàu thuỷ. Câu chuyện về Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. 2) HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài - HD HS luyện phát âm những từ hs đọc sai - Gọi hs đọc 4 đoạn lượt 2 kết hợp giảng từ ngữ mới trong bài + Đoạn 2 : hiệu cầm đồ, trắng tay + Đoạn 3: độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng - Y/c hs luyện đọc nhóm 4 - Gọi 1 hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chặm rãi (đoạn 1,2), nhanh hơn ở đoạn 3, câu kết bài đọc với giọng sảng khoái. b) Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? + Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? + Chi tiết nào trong bài nói lên anh là một người rất có chí? - Y/c hs đọc thầm các đoạn còn lại để trả lời các câu hỏi: + Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? + Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạch tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? + Gọi hs đọc câu hỏi 4 SGK . Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? - Nhận xét, kết luận: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một người lừng lẫy trong kinh doanh c) Đọc diễn cảm: - Gọi hs đọc lại 4 đoạn của bài - Học sinh đọc mỗi đoạn , Hỏi: Bạn đã nhấn giọng những từ nào? - Kết luận giọng đọc toàn bài (phần GV đọc diễn cảm) - Treo đoạn hd luyện đọc và hd(đoạn 1,2) - GV đọc mẫu - Gọi hs đọc - Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi - Tổ chức thi đọc trước lớp -Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi " nói lên điều gì? - Về nhà đọc lại bài nhiều lần - Bài sau: Vẽ trứng Nhận xét tiết học - 3 hs lần lượt lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Các câu tục ngữ khẳng định có ý chí thì nhất định thành công - HS lắng nghe - 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài + đoạn 1: Từ đầu...ăn học + Đoạn 2: Tiếp theo ...không nản chí + Đoạn 3: Tiếp theo ...Trưng Nhị + Đoạn 4: Phần còn lại - Luyện phát âm : quẩy gáng hàng rong, trông nom, thịnh vượng - 4 hs đọc lượt 2 trước lớp - HS đọc nghĩa của từ trong phần chú giải - HS luyện đọc trong nhóm 4 - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1 + Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học. + Đầu tiên, anh làm thu kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... + Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng ông không nản chí - HS đọc thầm các đoạn còn lại + Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. + Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu "Người ta phải đi tàu ta". Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom - 1 hs đọc to trước lớp - HS thảo luận nhóm đôi và đại diện TL + nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản chí/ biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt/Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh. - Lắng nghe - 4 hs đọc 4 đoạn của bài - Nhấn giọng: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba muơi, bậc anh hùng,.. - Lắng nghe - Lắng nghe - 2 hs đọc - HS luyện trong nhóm đôi - 2 cặp thi đọc trước lớp - Nhận xét - Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng danh. Tiết 2: TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. II/ Đồ dùng dạy học: - Kẻ bảng phụ BT 1 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Mét vuông - Gọi hs lên bảng sửa BT 4 SGK/65 - Gọi hs nhận xét bài của bạn, nêu cách giải khác - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Ghi bảng 4 x (3 + 5) = (1) - Gọi hs lên bảng tính và nêu cách tính - Biểu thức này gọi là một số nhân với một tổng. Ngoài cách bạn thực hiện còn có cách làm nào khác? Tiết toán hôm nay các em biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 2) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức - Ghi lên bảng biểu thức thứ hai 4 x 3 + 4 x 5 (2) , gọi hs lên bảng thực hiện - Nhận xét giá trị của biểu thức (1) với giá trị của biểu thức (2) - Vậy ta có: 4 x(3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 3) Nhân một số với một tổng: - Chỉ biểu thức bên trái dấu " = " nói: đây là một số nhân với một tổng, chỉ biểu thức bên phải nói: Đây là tổng giữa các tính của số đó với từng số hạng của tổng. - Muốn nhân một số với một tổng ta làm sao? - Kết luận: Ghi nhớ SGK/66 - Cô khái quát bằng công thức sau: a x (b + c) =, gọi hs lên bảng ghi biểu thức vào VP - Gọi hs đọc công thức trên 4) Thực hành: Bài 1: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGk Bài 2: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách các em hãy áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng - Viết lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B - Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn? b) GV hd mẫu - Gọi hs lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào vở nháp. - Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp. - Khi nhân một tổng với một số chúng ta thực hiện thế nào? - Gọi vài hs nhắc lại C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? - Về nhà làm lại bài 2b - Bài sau: Một số nhân với một hiệu Nhận xét tiết học - 1 hs lên bảng sửa Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 - 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - Nhận xét, nêu cách giải khác - 1 hs lên bảng thực hiện 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 - Nêu cách tính: Đây là biểu thức có chứa dấu ngoặc, nên ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước, sau đó thực hiện phép tính nhân . - Lắng nghe - 1 hs lên bảng thực hiện 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Giá trị của hai biểu thức bằng nhau - 1 hs đọc - Lắng nghe - Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. - 3 hs đọc ghi nhớ - 1 hs lên bảng ghi VP và nêu cách tính a x (b + c ) = a x b + a x c - 2 hs đọc - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK - Lắng nghe - 2 hs lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào B a) 36 x (7 + 3 ) = 36 x 10 = 360 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252+108 = 360 - Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân ta có thể nhẩm được - Hs theo dõi - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 82) = 5 x 100= 50 - Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng chúng ta tính tổng dễ dàng, ở bước thực hiện phép nhân ta nhân nhẩm với 10,100 ra kết quả sẽ nhanh hơn - 1 hs đọc y/c - 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp (3 +5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 - Ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau. - 3 hs nhắc lại - Theo dõi Tiết 3: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II/ Đồ dùng dạy-học: - Sách truyện đọc lớp 4 - Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK và tiêu chuẩn đánh giá bài KC III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng kể đoạn 1,2 của câu chuyện Bàn chân kì diệu và TLCH; Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống 2) HD kể chuyện: a) Tìm hiểu đề bài: - Treo bảng phụ, gọi hs đọc đề bài - Gạch chân các từ: ... Mục tiêu: - Biết cách khâu viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi) chỉ khâu. + Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 5: Thực hành trên vải Gọi hs nhắc lại các bước khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột - Y/c hs tự thực hành trên vải trong thời gian 20 phút. - Nhắc nhở: Khi khâu, các em cần phải cần thận để tránh va vào tay và bạn bên cạnh. - Quan sát, giúp đỡ những hs lúng túng - Khâu xong, các em trang trí khung trong tập và dán sản phẩm vào. * Hoạt động 6: Nhận xét, đánh giá - Hết thời gian, Y/c hs nộp sản phẩm - Chấm 15 sản phẩm - Nhận xét, tuyên dương Củng cố, dặn dò: - Về nhà các em có thể áp dụng cách khâu đột vào cuộc sống để khâu áo, túi xách,... - Đọc trước bài mới, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài "cắt, khâu túi rút dây" - Vạch dấu - gấp vải theo đường dấu - Khâu lược đường gấp mép vải - Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Cả lớp thực hành - Lắng nghe - HS lắng nghe, thực hiện - HS nộp sản phẩm Thứ 6 ngày 05 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: SINH HOẠT LỚP Mục tiêu: Đánh gia các hoạt động trong tuần qua. Triển khai cơng việc tuần 13 1. Đánh giá cơng việc trong tuần: - Các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ mình - Lớp trưởng nhận xét bổ sung - GV kết luận và đọc điểm thi giữa HKI cho HS biết. a- Ưu điểm: - HS đi học đều, đúng giờ. - Tác phong HS nghiêm túc: trang phục gọn gàng - Ra vào lớp nhanh nhẹn, đúng giờ. - Cĩ ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp. - Nhiều HS cĩ tiến bộ trong học tập : Hiền, Quỳnh, Lệ, Hịa, Hạ . b- Tồn tại: - Truy bài đầu buổi hiệu quả đạt chưa cao. - Một số em thường xuyên khơng thuộc bài : Y Đuế, Cơng, Y Xem, Thắng, - Chữ viết cịn cẩu thả.Hồ, Cơng, Y Đuế, Minh, Phương B- Cơng việc tuần 13: - Chủ điểm: Thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Tích cực chấn chỉnh những tồn tại của tuần vừa qua - Ra sức thi đua học tập , rèn luyện, giúp bạn cùng tiến bộ. - Rèn luyện đạo đức, tác phong HS - Cùng nhau thi đua : nĩi lời hay, làm nhiều việc tốt. - Thi đua dành nhiều điểm 10 tặng thầy cơ nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Tích cực tham gia xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo” - Thực hiện ATGT, VSMT, VSTP Tiết 2: TOÁN LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Nhân với số có hai chữ số - Gọi hs lên bảng trả lời : Muốn nhân với số có hai chữ số ta làm sao? Tính: 75 x 25 Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được củng cố về thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan 2) HD luyện tập: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện Bài 3: Gọi HS đọc đề bài - Y/c HS giải bài toán trong nhóm 4 (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi hs dán phiếu và trình bày - Nhận xét, Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra Bài 2: Treo bảng (đã chuẩn bị) - Giải thích y/c - Tổ chức cho hs thi tiếp sức - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc C/ Củng cố, dặn dò: - Nhân với số có hai chữ số ta được mấy tích riêng? Viết như thế nào? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Ta đặt tính sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái 75 x 25 = - Lắng nghe a) 17 x 86 = 1462 b) 428 x 39 = 16692 c) 2057 x 23 = 47311 - 1 hs đọc to trước lớp - HS làm bài trong nhóm 4 - Dán phiếu và trình bày Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là: 75 x 60 = 4500 (lần) Trong 24 giờ, tim người đó đập số lần là: 4500 x 24 = 10800 (lần) Đáp số: 108000 lần m 3 30 M x 78 234 2340 - Ta được 2 tích riêng , tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ I/ Mục đích, yêu cầu: Nắmđược một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( ND ghi nhớ ). Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và đặt câu với từ vừa tìm được ( BT2, BT3, mục III). II/ Đồ dùng dạy-học: - Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT3.1 - Một vài tờ phiếu và một vài trang từ điển phô tô để các nhóm làm BT3.2 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: MRVT: Ý chí - Nghị lực - Gọi hs đọc lại BT3 SGK/118 và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Ở tiết trước, các em đã biết thế nào là tính từ. Tiết học này thầy sẽ dạy các em cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 2) Tìm hiểu bài: Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trên - Gọi đại diện nhóm lần lượt phát biểu - Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy? Kết luận: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh hoặc từ láy trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu. Bài 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung - Các em hãy suy nghĩ để tìm câu trả lời Kết luận: Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho - Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ - Tạo ra phép so sánh + Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/123 3) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài - Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. - Gọi hs đọc lại đoạn văn Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để thực hiện y/c của bài tập (Phát phiếu khổ to và phiếu từ điển cho các nhóm) - Gọi các nhóm lên dán và đọc kết quả - Gọi các nhóm khác bổ sung + Cao: cao vút, cao cao, cao chót vót, cao vời vợi,... - rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao,... - Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,... + Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, vui mừng, mừng vui,... - rất vui, vui lắm, vui quá,... - Vui hơn, vui nhất, vui như tết Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Y/c tự đặt câu vào VBT - Gọi hs đọc câu của mình đặt C/ Củng cố, dặn dò: - Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? Kể ra? - Về nhà viết 15 từ đã tìm được ở BT2 - Bài sau: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện theo y/c + Lửa thử vàng, gian nan thử sức : Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn + Nước lã mà vã nên hồ...ngoan: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục + Có vất vả...che cho: Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Thảo luận nhóm đôi a) Tờ giấy này trắng: Mức độ trắng bình thường b) Tờ giấy này trăng trắng; mức độ trắng ít c) Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao - Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng cao thì dùng từ ghép trắng tinh. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Hs lần lượt trả lời: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách : + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng + Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất - Lắng nghe - HS trả lời - 3 hs đọc to trước lớp - HS tự làm bài vào VBT - HS lần lượt lên bảng thực hiện : thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn - 2 hs đọc lại đoạn văn - 1 hs đọc y/c - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Bổ sung những từ má nhóm bạn chưa có + Đỏ - Cách 1 (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ thắm, đỏ hỏn,... - Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đó quá, quá đỏ, đỏ vô cùng - Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,... - 1 hs đọc y/c - Tự làm bài vào VBT - Lần lượt đọc câu của mình + Mẹ về làm em vui quá. + Trái ớt này đỏ chót. + Bầu trời cao vút. + Em rất mừng khi được điểm 10 . - HS trả lời Tiết 4: TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT ) I/ Mục đích, yêu cầu: Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến , kết thúc ). Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) II/ Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu
Tài liệu đính kèm: