Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 10 - Khối 4

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 10 - Khối 4

Tập đọc:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ ( TIẾT 1 )

 I. Mục tiêu:

 - HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I ( khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được bài văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút)

 - GDHS có ý thức ôn tập tốt.

II. Đồ dùng học tập :

 - GV: + Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc và câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

 + Bảng phụ ghi sẵn BT 2.

 - HS : SGK

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 10 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ ( TIẾT 1 )
 I. Mục tiêu:
 - HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I ( khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
 - HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được bài văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút)
 - GDHS có ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng học tập :
 - GV: + Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc và câu hỏi yêu cầu HS trả lời. 
 + Bảng phụ ghi sẵn BT 2.
 - HS : SGK
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3’): Y/c HS lên đọc đoạn bài : Điều ước của vua Mi - đát . Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm.
2.Dạy bài mới(30’) :
a)Giới thiệu :
b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài.
- Cho HS lên đọc và trả lời. Hướng dẫn cả lớp góp ý nhận xét.
c)Luyện tập: 
Bài tập 2:
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn BT2 , cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- Hướng dẫn các em đọc lại những truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân và ghi lại những điều cần nhớ vào bảng theo mẫu trong SGK
- Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân?
- Cho HS đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin rồi làm bài.
- GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- Hướng dẫn: các em có nhiệm vu ïtìm trong các bài tập đọc trên đoạn văn có giọng đọc:
a) Thiết tha, trìu mến.
b) Thảm thiết.
c) Mạnh mẽ, răn đe.
- Cho HS làm bài và trình bày bài.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm,thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn theo hai cách 
+ Cho 3 HS thi đọc diễn cảm cùng một đoạn.
- Nhận xét ,tuyên dương các em đọc tốt.
3.Củng cố,dặn dò(3’):
-Về nhà ôn các bài đã học và tập đọc HTL
-GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng đọc bài, nêu nội dung bài.
- HS nhận xét bổ sung.
- Nghe giới thiệu.
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút.
- HS đọc bài trong SGK ( hoặc đọc thuộc
 lòng ) và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi bài đọc và góp ý nhận xét câu trả lời để củng cố kiến thức chung.
- 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập
- HS chú ý nghe.
- Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối , liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- HS nêu được các bài :
+ Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Người ăn xin.
- HS đọc thầm lại các bài đã nêu, thảo luận nh óm trình bày bài:
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
DếMèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
 Dế mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế mèn.
Nhà Trò
Nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
 Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin
-Tôi ( chú bé)
- Ông (lão ăn xin)
- Các nhóm, nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Tìm nhanh đoạn văn theo yêu cầu a, b, c, trong các bài tập đọc. Và phát biểu ý kiến.
a) Đoạn văn có giọng thiết tha, trìu mến là đoạn cuối truyện Người ăn xin từ “ Tôi chẳng biết làm cách nào của ông lão.”
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là 
đoạn Nhà Trò kể nỗi thống khổ của mình
 ( Dế mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1 ) từ “ Năm trước gặp khi trời làm đói kémăn thịt em.”
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện ( Dế mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2 ) từ “ Tôi thétcó phá vòng vây đi
không? “
- HS thi đọc diễn cảm 3 đoạn văn trên
+ 3 HS cùng đọc một đoạn
- HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
-HS lắng nghe
..................................................................................
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
 - Nhận biết góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt. Nhận biết đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ hình vuông , hình chữ nhâït có dộ dài cho trước. Xác đinh trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
 - GDHS cẩn thận trong học tập.
 II. Đồ dùng học tập :
 -GV : SGK. Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê-ke. 
 -HS : SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi 2 HS lên bảng,yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm , tính chu vi và diện tích hình vuông ABCD.
- Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.
 b) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS ghi tên các góc vuông , góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình . 
 + Hình a)
 A
 B C
 A B
 D C
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
- AH có phải là đường cao của tam giác ABC không? Vì sao?
- AB có phải là đường cao của tam giác ABC không? Vì sao? 
- Kết luận : Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
Bài 3 : 
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3 cm 
( theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm cho trước ).
- GDHS tính cẩn thận trong học toán.
Bài 4 :
- Y/c HS đọc yêu cầu nội dung bài
- Yêu cầu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB =6cm , chiều rộng AD = 4 cm ( theo cách vẽ như SGK )
- Yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD , trung điểm N của cạnh BC.
- GV hướng dẫn: 
+ Đặt vạch số 0 của thước thẳng trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, chấm ở vạch số 2 lấy điểm M.
+ Xác định điểm N bằng cách tương tự trên cạnh BC.
- Cho HS nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ.
- Nêu tên các cạnh song song với AB.
- GV nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò(2’):
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe giới thiệu bài.
- Làm bài tập 1.
a ) + Góc vuông BAC, đỉnh A ; cạnh AB , AC 
+ Góc nhọn ABM, đỉnh B ; cạnh BA, BM
+ Góc nhọn MBC, đỉnh B ; cạnh BC, BM 
+ Góc nhọn ABC, đỉnh B ; cạnh 
BA, BC 
+ Góc nhọn ACB, đỉnh C ; cạnh CA , CB 
+ Góc nhọn AMB, đỉnh M ; cạnh MA, MB
+ Góc tù MBC, đỉnh M ; cạnh MB, MC
+ Góc bẹt AMC, đỉnh M ; cạnh MA , MC.
Hình b): + Góc vuông DAB, đỉnh A ; cạnh AB , AD
+ Góc vuông DBC, đỉnh B ; cạnh BD , BC
+ Góc vuông ADC, đỉnh D ; cạnh DA ,DC
+ Góc nhọn ADB, đỉnh D ; cạnh DA ,DB
+ Góc nhọn BDC, đỉnh D ; cạnh DC ,DB
+ Góc nhọn ABD, đỉnh B ; cạnh BA ,BD là góc nhọn
+ Góc nhọn BCD, đỉnh C ; cạnh CB ,CD là góc nhọn
+ Góc tù ABC, đỉnh B ; cạnh BA, BC
- HS quan sát hình v ẽ trả lời:
+ AH không là đường cao cảu tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh dạy BC.
+ AB là đường cao cảu tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh dạy BC.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài, 1HS lên bảng vẽ.
 A 3cm B 
 D C 
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu nội dung bài, 
thực hành vẽ.
 A 6cm B 
 4cm 
 M N
 D C
- Các hình chữ nhật : ABCD,ABNM,MNCD
- Các cạnh song song với AB là MN,DC.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nhe.
 .....................................................................................
Địa lí :
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt :
 + Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,...
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
 + Đà lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
- Chỉ được, vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ ( lược đồ).
 + Dựa vào lược đồ , tranh ảnh để tìm kiến thức.
- HS khá, giỏi: 
 + Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
 + Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao - khí hậu mát mẻ, trong lành - trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
- GDHS bảo vệ môi trường... 
 II. Đồ dùng học tập : 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam , lược đồ Tây Nguyên . 
 - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3’):
- Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở Tây Nguyên như thế nào? Điều đó có tác dụng gì?
- Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu bài nới:
b).Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt
- Cho HS xem lược đồ Tây Nguyên và các tranh ảnh ở mục 1 SGK rồi thảo luận theo gợi ý :
 + Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
 + Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét.
+ Với độ cao đó , Đà Lạt có khí hậu như thế nào? 
- Giải thích thêm :Nhìn chung cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí giảm từ 5 đến 60C nên vào mùa hè ,ở vùng núi thường rất mát mẻ. Vào mùa đông ,Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không lạnh buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
- HS quan sát tìm vị trí địa lý của hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ?
- Mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam Li?
- GV nhận xét giới thiệu thêm: Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất
 - Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?
- Cho HS giới thiệu và quan sát tranh ảnh sưu tầm được
- GV nhận xét kết luận: Đà Lạt có không khí mát mẻ
Hoạt động 3 : Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát.
- HS thảo luận cho các nhóm :
 + Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
 + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát và du lịch ?
 + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
- Cho các nhóm HS thảo luận rồi cử đại diện trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi ,góp ý nhận xét.
- Nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động 4 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
- Cho HS đọc kĩ mục 3 , quan sát hình 4 rồi thảo luận chung theo gợi ý :
 + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh? 
 + Kể tên một số loại hoa , quả và rau xanh ở Đà Lạt?
 + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả , rau xanh xứ lạnh?
 +Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
-Tổ chức cho HS phát biểu rồi góp ý để thống nhất chung kết quả.
-Kết luận : Ngoài thế mạn ... t, bổ sung.
- HS thảo luận được :
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm 981.
+ Quân thuỷ tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng 
 Quân bộ tiếùn vào theo đường Lạng Sơn.
+ Bạch Đằng và Chi Lăng – Diễn giải trên lược đồ.
+ Quân Tống vỡ mộng ý đồ xâm lược .
- HS nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận chung và nêu : 
Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
-HS nêu
-Lắng nghe
------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
“Phòng giáo dục đào tạo huyện Lạng Giang ra đề
Trường Tiểu học An Hà tổ chức coi và chấm thi “
.......................................................................................................
 Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
Kĩ thuật: 
Đồng chí Hương dạy
	............................................................................
Toán:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
 - GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng học tập :
- Bảng phụ kẽ sẵn bảng số có nội dung như sau: 
a
B
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập:
 457226 x 3
 805367 x 5
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Dạy bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu :
 b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau:
- Viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5 , sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
- Làm tương tự với một số cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4 ; 8 x 9 và 9 x 8.
Kết luận: Vậy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 *Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
- Treo bảng phụ
 -Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức
 a x b và b x a.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4?
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
- Ta có thể viết : a x b = b x a
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân.
c) Luyện tập, thực hành:
Bài tập 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
- Em làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
- Giải thích : Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = ( 2100 + 45) , vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức này bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các giá trị biểu thức có giá trị bằng nhau.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b
 Bài tập 4:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1,có thừa số là 0.
- GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò(2’):
- Cho HS nêu lại công thức và quy tắc về tính chất giao hoán của phép nhân.
- Dặn HS học thuộc công thức và quy tắc về tính chất giao hoán của phép nhân, làm lại những bài tập làm chưa đúng.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, HS còn lại làm vào bảng con.
 457226 x 3 = 1371678
 805367 x 5 = 4026835
- HS chữa bài, nhận xét.
- Nghe giới thiệu 
- HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- HS nêu 4 x 3 = 3 x 4 ;
8 x 9 = 9 x 8
- 1 HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện phép tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
A
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 =32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 =42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 =20
4 x 5 = 20
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
- Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- 1 HS đọc : a x b = b x a
- Hai tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a.
- Không thay đổi.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi
- HS nêu lại.
- Điền số thích hợp vào
- Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét và chữa bài.
- Tìm 2biểu thức có giá trị bằng nhau.
- HS nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45 ) x 4
- HS nêu được:
+ Tính giá trị của biểu thức thì 4 x 2145 và ( 2100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580
- HS làm bài để có kết quả:
4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
3964 x 6 = ( 4 + 2) x ( 3000 + 964 )
10287 x 5 = ( 3 + 2) x 10287
- Giải thích theo cách thứ 2 đã nêu trên.
+ Vì 3964 = 3000 + 964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên :
 3964 x 6 = (4 + 2) x ( 3000 + 964).
+ Vì 5 = ( 3 + 2) mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có: 
10 287 x 5 = ( 3 + 2 ) x 10287
- HS làm bài
a x 1 = 1 x a = a 
a x 0 = 0 x a = 0
- 1 HS nêu: 1 nhân bất kỳ số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kỳ số nào cũng cho kết quả là 0.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS chú ý nghe.
..................................................................................
Tập làm văn:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
“Phòng giáo dục đào tạo huyện Lạng Giang ra đề
Trường Tiểu học An Hà tổ chức coi và chấm thi “
Sinh hoạt tập thể: TUẦN 10
I, Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 10
 - HS tự đánh giá về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng cá nhân trong tổ của mình.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
 - Phương hướng tuần 11
 * Giáo dục ý thức tập thể, ý thức bảo vệ môi trường.
 II, Chuẩn bị: GV cùng lớp trưởng, tổ trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III,Nội dung chính:(20’)
 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
 - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng tổ trong tuần.
 - Tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tổ mình.
 - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 
 2. Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên trong tổ mình.
 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của tổ trưởng
 4, Giáo viên nhận xét từng mặt:
* Ưu điểm: 
 +Học tập: .
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Đạo đức: 
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Thể dục: .
............................................................................................................................
 +Vệ sinh: .
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Các mặt khác: 
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*Nhược điểm: 
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................ 
4, Phương hướng hoạt động tuần 11
- Khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm đó đạt được.
- Thực hiện tốt nề nếp : đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng lịch, trong lớp
 học tập tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Vệ sinh cá nhân tốt, giữ vệ sinh môi trường.
- Thi đua học tập tốt ..........................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4 tuan 10 cktn.doc