Giáo án chuẩn kiến thức Lớp 4 - Tuần 12

Giáo án chuẩn kiến thức Lớp 4 - Tuần 12

TUẦN : 12 Môn : TẬP ĐỌC

BÀI : VUA TÀU THUỶ BẠCH THÁI BƯỞI.

I./ MỤC TIÊU :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các CH 1,2,4 trong SGK ).

- Đọc rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng chỗ quy định.

- Tự giác học tập.

 II./ CHUẨN BỊ :

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK

-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 48 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy: 01/11/2010
TUẦN : 12 Môn : TẬP ĐỌC 
BÀI : VUA TÀU THUỶ BẠCH THÁI BƯỞI.
I./ MỤC TIÊU :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các CH 1,2,4 trong SGK ).
- Đọc rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng chỗ quy định.
- Tự giác học tập.
 II./ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
Giới thiệu bài.
- Hỏi: Em biết gì về nhân vật trong tranh minh hoạ?
- Câu chuyện về Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng học bài để biết về nhà kinh doanh tài ba – một nhân vật nổi tiếng một thời trong giới kinh doanh Việt Nam – người đã tự mình hoạt động vươn lên thành người thành đạt.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng (HS nếu có).
+ Bạch Thái Bưởi / mở công ty vận tải đường thuỷ / vào lúc những con tàu cùa người Hoa / đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ / “Người ta thì đi tàu ta” / và trreo một cái ống / để khách nào đồng tình với ông / thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
+ Chỉ trong mười năm Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” / như đánh giá của người cùng thời.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gv đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
-Toàn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện đoạn 1, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.
-Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí?
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Em hiểu người cùng thời là gì?
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
- Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò.
-Hỏi: Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Vẽ trứng.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 1HS đọc cả bài
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha  đến cho ăn học.
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi  đến không nản chí.
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  đến Trương nhị.
+ Đoạn 4: Chỉ trong mười năm  đến người cùng thời.
Ghi chú : HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
- 2 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi cho ăn học.
Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, 
 Chi tiết: có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.
 Đoạn 1, 2: nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 2 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
 Người cùng thời là những người sống cùng thời đại với ông.
 Phần còn lại nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
- Lắng nghe.
Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.
- 2 HS nhắc lại.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm giọng đọc (như đã hướng dẫn).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh trình bày
Học sinh ghi nhớ
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy: 01/11/2010
TUẦN : 12 Môn : TOÁN
BÀI : NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.
I./ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .
- Thực hiện nhanh, chính xác.
- Tự giác học tập.
 II./ CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
30’
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi HS viếtsố và đọc các số vừa viết.
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
Giới thiệu bài.
GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
Hoạt động 1:Hình thành kiến thức
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- Gv viết lên bảng hai biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5.
- Gv yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
+Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
- Gv nêu: Vậy ta có:
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.
Quy tắc một số nhân với một tổng.
- Gv chỉ vào biểu thức 4 x (3 + 5) và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tính của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5).
- Gv yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu (=):
4 x 3 + 4 x 5.
- Gv nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3 + 5).
- Như vậy biểu thức 4 + 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng của tổng (3 + 5).
- GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
- Gv: Gọi số đó là a, tổng là (b + c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b + c).
- Biểu thức a x (b + c) có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Gv Nêu: Vậy ta có:a x (b + c) = a x b + a x c.
- Gv yêu cầu HS tự nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1.
- Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng.
- Gv hỏi: Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- Gv yêu cầu HS tự làm bài.
- Gv chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32.
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32.
 Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
+ Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS viết: bảng con: a x (b + c).
HS viết bảng con a x b + a x c.
HS viết và đọc lại công thức bên.
- HS nêu như phần bài học trong SGK. 
Ghi chú BT cần làm: Bài 1 ; Bài 2a) ý 1; b) ý 1( HS khá, giỏi làm hết) ; Bài tập 3.
Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- HS đọc thầm.
Biểu thức a x (b + c) và biểu thức: 
a x b +a x c.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
Cách 1.
36 x (15 + 5) = 36 x 20 = 720
207 x (21 + 9) = 207 x 30 = 6210
Cách 2:
36 x (15 + 5) = 36 x 15 + 36 x 5.
	= 540 + 180
	= 720
207 x (21 + 9) = 207 x 21 + 207 x 9.
	= 4347 + 1863.
	= 6210.
- Gv hỏi: Trong hai cách tính trên em thấy cách nào thuận tiện hơn?
- Gv viết lên bảng biểu thức.
38 x 6 + 38 x 4
- Gv yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
- Gv giảng cho HS hiểu cách làm thứ 2: Biểu thức 38 x 6 + 38 x 4 có dạng là tổng của hai tích. Hai tích này có chung một thừa số là 38 vì thế ta đưa được biểu thức về dạng một số (là thừa số chung của hai tích) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của hai tích.
- Gv yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
 Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép tính nhân lại có thể nhẩm được.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
38 x 6 + 38 x 4 = 228 + 152 = 380.
38 x 6 + 38 x 4 = 38 x (6 + 4)
	= 38 x 10 = 380.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp
Cách 1.
5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310
	= 500
135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270
	= 1350
Cách 2.
5 x 38 + 5 x 62 	= 5 x (38 + 62)
	= 5 x 100 = 500.
135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8 + 2)
	= 135 x 10
	= 1350.
5’
- Gv hỏi: Trong hai cách làm trên cách nào thuận tiện hơn, vì sao?
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Gv yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trong bài.
+ Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Có nhận xét gì về các thừa số của các  ...  màu đỏ .
-HS lắng nghe .
-Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng .
-Mùa hạ .
-Nước các sông dâng cao gây lũ lụt .
-HS thảo luận và trình bày kết quả .
 +Ngăn lũ lụt .
 +Hệ thống đê  tưới tiêu cho đồng ruộng.
 Học sinh trình bày
 Học sinh ghi nhớ
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy: 04/11/2010
TUẦN : 12 Môn : LUYỆN TỪ & CÂU
BÀI : TÍNH TỪ (TT).
I./ MỤC TIÊU :
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người ; bước đầu biết xếp từ án Việt ( có tiếng chí) theo 2 nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực ( BT2); điền đúng một số từ ( nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
- Biết dùng các từ Hán Việt để hoàn thành BT chính xác.
- Tự giác học tập.
 II./ CHUẨN BỊ :
-Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét.
 -Bảng phụ viết BT1 luyện tập.
 -Từ điển (nếu có)
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5’
30’
5’
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ về ý chí và nghị lực của con người.
-Gọi 3 HS dưới lớp đọc 3 câu tục ngữ và nói ý nghĩa của từng câu.
-Nhận xét và cho điểm từng HS trả lời.
-Gọi HS nhận xét câu văn bạn viết trên bảng.
-Nhận xét , cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Gọi HS nhắc lại thế nào là tính từ ?
-Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ thể hiện của tính chất.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-yêu cầu HS trao đổi và thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có câu trả lời đúng.
+Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
-Giảng bài: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy: trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có câu trả lời đúng.
-Kết luận: có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
+Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+thêm các từ : rất, quá ,lắm, và trước hoặc sau tính từ.
+Tạo ra phép so sánh.
-Hỏi: +Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất?
 c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS lấy các ví dụ về các cách thể hiện.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS chữa bài và nhận xét.
-Nhật xét, kết lựan lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại đoạn văn.
 Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẽ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
 Cà phê thơm lắm em ơi
 Hoa cùng một điệu với hoa nhài .
 Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng.
 Như miệng em cười đâu đây thôi.
 Mỗi mùa xuân, Đắc Lắc lại khoát lên một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi thơm ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ.
-Gọi HS dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc các từ vừa tím được.
-Gọi HS nhóm khác bổ sung.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-yêu cầu HS đọc câu và trả lời đọc yêu cầu của mình.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại 20 từ tìm được và chuẩn bị bài sau.
Học sinh trình bày
-Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời.
-Trả lời.
a/. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường.
b/. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít.
c/. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ trắng phau.
+Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ởû mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Trả lời: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng.
+Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.
-Lắng nghe.
-Trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS đọc phần ghi nhớ.
-2 HS đọc thành tiếng.
Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao thất, cao hơn, thấp hơn
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS dùng phấn màu gạch chânnhững từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, HS dưới lớp ghi vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
-Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
-Chữa bài 
-1 HS đọc thành tiếng
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS trao đổi, tìm từ, HS ghi các từ tìm được vào phiếu.
-2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
-Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
-cách 1 (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn
-Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng,
-Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,
-Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vời vợi, cao vọi,
-Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
-Vui vui, vui vẻ, vui sướng, mừng vui, vui mừng,
-Rất vui, vui lắm, vui quá,
-Vui hơn, vui nhất, vui hơn tết, vui như Tết,
-1 HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt đọc câu mình đặc:
+Mẹ về làm em vui quá!
+Mũi chú hề đỏ chót.
+Bầu trời cao vút.
+Em rất vui mừng khi được điểm 10.
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy: 05/11/2010
TUẦN : 12 Môn : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP.
I./ MỤC TIÊU :
- Thực hành được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số .
- Thực hiện thành thạo trình bày lời giải ngắn gọn, chính xác.
- Tự giác học tập.
 II./ CHUẨN BỊ :
- ĐDHT.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
5’
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Gọi 4 HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 -Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Nêu yêu cầu của tiết học rồi ghi tên lên bảng .
 b) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
 -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình .
-Nhận xét , cho điểm HS .
 Bài 2 
 -Kẻ bảng số như bài tập lên bảng , yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng .
 -Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
 -Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
 -Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại .
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề bài .
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
Đáp số : 108 000 lần
 -GV nhận xét , cho điểm HS. 
Bài 4
 -Yêu cầu HS khá, giỏi đọc đề bài sau đó tự làm bài. 
 -Chữa bài và cho điểm HS .
 Bài 5
HS khá, giỏi tiến hành tương tự như bài 4 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Củng cố giờ học 
 -Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau .
Học sinh trình bày
Ghi chú BT cần làm: Bài 1 ; Bài 2 cột 1,2; Bài3. Bài 4 HS khá, giỏi làm.
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào vở .
-HS nêu cách tính .
Ví dụ :
-Dòng trên cho biết giá trị của m , dòng dưới là giá trị của biểu thức : m x 78 
-Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này , được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng .
-Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234 , vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
-HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
-HS đọc .
-2 HS lên bảng , HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1440 ( phút )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
75 x 1440 = 108 000 ( lần )
Đáp số : 108 000 lần
-1 HS HS khá, giỏi lên bảng làm 
, HS HS khá, giỏi còn lại làm vào vở .
-HS HS khá, giỏi làm.
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy: 05/11/2010
TUẦN : 12 Môn : TẬP LÀM VĂN
BÀI : KỂ CHUYỆN (KT viết).
I./ MỤC TIÊU :
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến,kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu).
- Tự giác học tập.
 II./ CHUẨN BỊ :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
35’
3’
1. KTBC:
-Kiểm tra giấy bút của HS .
2. Thực hành viết:
-GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS .
-Lưu ý ra đề:
+Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+Đề 1 là đề mở. 
+Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
-Cho HS viết bài.
-Thu, chấm một số bài.
-Nêu nhận xét chung
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu lại các bước làm văn kể chuyện.
Qua bài các em ôn lại được trình tự và kĩ năng làm văn kể chuyện.
Về xem lại bài và chuẩn bị Tiết sau trả bài văn kể chuyện.
Nhận xét chung tiết làm bài.
- HS lựa chọn khi viết bài.
- HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 12 CKT 3 cot.doc