Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.

- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

 Cảm phục người phụ nữ dũng cảm.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ SGK.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc và trả lời câu hỏi Tà áo dài Việt Nam.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Công việc đầu tiên.

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 61 ngày dạy: 
Bài: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
 - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
 Cảm phục người phụ nữ dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc và trả lời câu hỏi Tà áo dài Việt Nam.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Công việc đầu tiên.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc lưu loát.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Chia bài thành 3 đoạn – yêu cầu đọc tiếp nối nhau – kết hợp sửa lỗi phát âm – giải nghĩa từ khó.
- Đọc mẫu toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung bài.
0 Cách tiến hành: Nêu câu hỏi:
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út là việc gì?
- Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
- Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
- Vì sao Út muốn được thoát li?
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiếu: Thể hiện đúng tâm trạng nhân vật.
0 Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc diễn cảm cả bài.
- Hướng dẫn đọc đoạn đối thoại: đọc mẫu, phân tích cách đọc – gọi HS đọc.
- Anh lấy ra từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
- Út có dám rải truyền đơn không? //
Tôi vừa mừng /, vừa lo nói: //
- Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ //.
Cuối cùng anh nhắc: //
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc, // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
- Vài HS Giỏi đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc (3 lượt) – đọc cặp – đọc cá nhân.
- Lắng nghe.
- Cá nhân – đọc lướt đoạn 1 – trả lời.
- 2 HS cùng bàn – đọc thầm đoạn 2 – trả lời.
- Đọc thầm đoạn 3 – trả lời.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Lắng nghe – đọc cặp – đọc đoạn cá nhân.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 151 ngày dạy: Bài: ÔN PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm nhanh thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
 Làm tốt bài tập.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Ôn tập phép trừ.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
16’
10’
v Hoạt động 1: Làm bài tập 1; bài tập 2.
0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ số tự nhiên, phân số.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi, các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ (như trong SGK).
* Bài 1: Cho HS tự tính, thử lại rồi sửa bài (theo mẫu).
* Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài. Khi chữa bài, nên cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
v Hoạt động 2: Làm bài tập 3.
0 Mục tiêu: Giải bài toán có lời văn.
0 Cách tiến hành:
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề.
- Cho HS tự làm bài rồi sửa.
- Cá nhân tiếp nối nhau phát biểu.
- Cá nhân – bảng con.
- Cá nhân – vở - thi tìm nhanh kết quả.
- 1 HS đọc to.
- Cá nhân – vở.
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là:
 540,8 – 385,3 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha.
4. Củng cố: (3’)
- HS thi đua: 
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về nhà làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ (Nghe viết)
Tiết: 31 ngày dạy: 
Bài: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I. Mục tiêu:
 Nghe – viết đúng bài chính tả Tà áo dài Việt Nam.
 Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng huy chương và kỉ niệm chương.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết vào bảng con tên các huân chương ở bài tập 3 (Tiết trước).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Tà áo dài Việt Nam.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết.
0 Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả.
0 Cách tiến hành:
- Đọc đoạn viết chính tả.
- Hỏi: Đoạn văn kề điều gì?
(đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành áo dài tân thời).
- Cho HS đọc lại đoạn văn – nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX) những chữ HS dễ viết sai chính tả.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn cho HS viết.
- Chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
0 Mục tiêu: Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2: Cho HS đọc nội dung bài tập. 
- Nhắc HS Tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng đặt trong ngoặc đơn viết chưa đúng.
- Nhiệm vụ của các em là: sau khi xếp tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, phải viết lại các tên ấy cho đúng.
- Yêu cầu HS làm bài – phát phiếu bài tập.
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Gọi HS đọc các từ in nghiêng.
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức – mỗi HS tiếp nối nhau sửa một tên danh hiệu hoặc 1 giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niệm chương.
- Tính điểm cao cho nhóm sửa đúng, sửa nhanh cả 8 tên.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trả lời cá nhân 
- Cả lớp đọc theo hướng dẫn.
- Cá nhân – vở.
- HS Đổi vở kiểm tra.
- HS đọc.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Làm việc nhóm 8.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách viết hoa vừa học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về làm bài tập 3 vào vở.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT 
 Tiết : ngày dạy: 
Bài: LẮP RÔ – BỐT (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
 Chọn đúng, đủ chi tiết để lắp rô- bốt.
 Lắp được rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô- bốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu rô- bốt đã lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lắp rô- bốt.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
20’
6’
v Hoạt động 3: HS thực hành lắp rô- bốt.
0 Mục tiêu: Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
0 Cách tiến hành:
a) Chọn chi tiết:
- Yêu cầu HS chọn đúng và chọn đủ các chi tiết như SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận: 
Trước khi thực hành cần:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lắp chân rô- bốt, tay rô- bốt và đầu rô- bốt.
+ Cần uốn nắn nhóm lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô- bốt: (Hình 1 SGK).
Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô- bốt.
v Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
0 Mục tiêu: Rèn luyện tính khéo léo, kiên nhẫn.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá (SGK)
- Cử HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Làm việc nhóm 4.
- 1 HS đọc.
- Làm việc nhóm.
- Thực hành lắp rô- bốt.
- Thực hành theo SGK.
- Đại diện nhóm.
- 1 HS nêu.
- 2 – 3 HS dựa vào tiêu chuẩn.
4. Củng cố: (3’)
- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn hộp.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về nhà suy nghĩ và chuẩn bị trước mô hình mình định lắp để học tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
Tiết: 61 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ngày dạy: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM NỮ
I. Mục tiêu:
 Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
 Tôn trọng giới tính của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Hai HS tìm ví dụ nói 3 tác dụng của dấu phẩy – dựa theo bảng tổng kết ở bài tập 1, tiết ôn tập về dấu phẩy.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Mở rộng vốn từ Nam, Nữ.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
16’
10’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1; bài tập 2.
0 Mục tiêu: Biết các từ ngữ, tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài – phát phiếu bài tập.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến – nhận xét, chốt lại – Cho thi đọc thuộc.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3.
0 Mục tiêu: Đặt câu.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Nhắc HS phát biểu đúng yêu cầu bài tập.
- Mỗi HS đặt một câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở bài tập 2.
- Cần hiểu là không chỉ đặt một câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ.
- Gọi HS nêu ví dụ (Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, hy sinh như câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn” ).
- Cho HS suy nghĩ, tiếp nối đọc câu văn của mình.
- Nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất.
- 1 HS đọc.
- Cá nhân vở + 3 HS (bảng nhóm) phiếu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Cá nhân – suy nghĩ – phát biểu – thi đọc thuộc.
- 1 HS đọc.
- 1 – 2 HS giỏi nêu ví dụ.
- Cá nhân – suy nghĩ – nháp – phát biểu.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu lại một số từ ngữ, tục ngữ vừa học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ n ... 
 Du lịch phát triển mang lại nguồn lợi về kinh tế.
 Yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, ảnh các điểm du lịch.
- HS: Tranh, ảnh các điểm du lịch. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Những điểm du lịch ở Cần Thơ.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Giới thiệu các điểm du lịch.
0 Mục tiêu: Biết các điểm du lịch ở địa phương.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
+ Bến Ninh Kiều, chợ nổi Phong Điền, vườn trái cây Mỹ Khánh, vườn Lan, vườn cò Bằng Lăng
v Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm và văn hoá Cần Thơ.
0 Mục tiêu: Biết phát triển du lịch mang lại nguồn lợi về kinh tế.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí nào? Có thuận lợi gì về mặt du lịch?
+ Nền kinh tế của Cần Thơ thế nào?
+ Điểm du lịch nổi bật nhất của Cần Thơ ở đâu? (Bến Ninh Kiều).
+ Câu thơ nào ca ngợi Cần Thơ?
- Tổ chức cho HS thi làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về vẻ đẹp của Cần Thơ (kết hợp tranh, ảnh).
- Cả lớp – quan sát – cá nhân tiếp nối nhau trả lời.
- Làm việc nhóm 6.
- “Cần Thơ gạo trắng “.
- Cử đại diện dự thi.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại vài nét tiêu biểu về kinh tế, du lịch ở Cần Thơ và ở tại địa phương.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về sưu tầm thêm các tài liệu về các điểm du lịch ở Cần Thơ.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết: 62 ngày dạy: 
Bài: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU: DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
 Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy.
 Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm tác dụng của dấu phẩy; biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
 Có ý thức thận trọng khi dùng dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Hai, ba HS làm lại bài tập 3 (tiết luyện từ và câu trước).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Ôn về dấu câu: dấu phẩy.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
16’
10’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1; bài tập 2.
0 Mục tiêu: Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nói lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Mở bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy, gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài (phát phiếu cho 3 – 4 HS).
- Gọi HS phát biểu ý kiến – nhận xét – gọi HS làm bài trên phiếu tiếp nối nhau trình bày.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu đọc thầm lại mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh, suy nghĩ.
- Dán lên bảng 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập.
- Nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3.
0 Mục tiêu: Biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Lưu ý HS: đoạn văn có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
- Dán 2 tờ phiếu, mời HS lên làm bài.
- Cho HS đọc lại đoạn văn sau khi sửa đúng dấu phẩy.
- HS đọc to, rõ.
- 1 HS nói.
- HS đọc lại.
- Cá nhân – vở - phiếu.
- Cá nhân phát biểu vài HS trình bày.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Làm việc cả lớp.
- HS thi làm bài nhanh – đúng.
- 1 HS đọc to.
- Lắng nghe.
- Cá nhân – vở bài tập.
- 2 HS làm phiếu.
- Vài HS đọc lại.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 155 ngày dạy: 
Bài: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Phép chia
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
20’
v Hoạt động 1: Ôn tập những hiểu biết chung về phép chia.
0 Mục tiêu: Nắm vững kiến thức.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất cơ bản của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: Cho HS thực hiện phép chia rồi thử lại (theo mẫu). Sau khi chữa bài nên hướng dẫn để HS tự nêu được nhận xét, chẳng hạn:
- Trong phép chia hết: a.b = c; ta có: a = b x c (b khác 0).
- Trong phép chia có dư:
 a : b = c (dư r).
 Ta có: a = c x b + r (0 < r < b)
* Bài 2: Cho HS tính rồi sửa bài, khi sửa bài, gọi một số HS nêu cách tính.
* Bài 3: HS viết lên bảng kết quả tính nhẩm rồi sửa bài. Khi sửa bài, HS có thể nêu (miệng) kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm (11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4)
* Bài 4: Cho HS tự làm bài, rồi sửa bài.
- Cá nhân tiếp nối nhau phát biểu.
- Cá nhân – bảng con.
- Cá nhân – nháp – thi tìm nhanh kết quả.
- Cá nhân – bảng con.
- Cá nhân – vở.
a) 
b) 
4. Củng cố: (3’)
- HS thi đua làm tính nhanh.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 62 ngày dạy: 
Bài: ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý kiến riêng của mình.
 Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
 Yêu thích cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số tranh, ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I – bài tập 1; tiết tập làm văn trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Ôn tập về văn tả cảnh.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng lập dàn ý.
0 Cách tiến hành:
a) Chọn chủ đề:
- Cho HS đọc nội dung bài tập 1.
- Lưu ý: Cần cho miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu – nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc quen thuộc.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS – gọi HS nói đề bài chọn tả.
b) Lập dàn ý:
- Cho HS đọc gợi ý 1; 2 trong SGK.
- Nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng).
- Gọi HS trình bày nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các dàn ý.
- Yêu cầu HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình (tránh đọc dàn ý). Nhắc HS trình bày sát theo đúng dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Tổ chức thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, yêu cầu thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
- Vài HS nêu đề bài.
- HS đọc.
- Lắng nghe – dựa vào gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn vào nháp – 4 HS làm bảng nhóm.
- 4 HS làm bảng nhóm trình bày.
- Cá nhân tự sửa.
- 1 HS đọc to.
- Làm việc nhóm theo đề bài.
- Cử đại diện trình bày.
- Làm việc cả lớp.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại dàn ý bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh tuần 32.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KHOA HỌC
Tiết: 62 ngày dạy: 
Bài: MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
 Khái niệm ban đầu về môi trường.
 Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
 Biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thông tin và hình trang 128; 129 SGK.
- HS: Hình ảnh về môi trường. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi và đọc mục Bạn cần biết.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Môi trường.
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Quan sát.
0 Mục tiêu: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
0 Cách tiến hành:
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Yêu cầu làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
- Tiếp theo gọi một số HS trả lời câu hỏi: 
Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
- Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của sự sống.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường địa phương.
0 Mục tiêu: Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
0 Cách tiến hành:
- Cho thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu? Làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần môi trường nơi bạn sinh sống.
- Tuỳ theo môi trường của HS, sẽ đưa ra kết luận cho hoạt động này.
- Làm việc theo nhóm.
- Làm việc cả lớp.
 H1 – c ; H2 – d 
 H3 – a ; H4 – b 
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Cả lớp thảo luận.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS sưu tầm hình ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_nguyen_thi_xen.doc