Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 7

Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 7

Tập đọc

 Trung thu độc lập ( trang66 )

 Thép Mới

I. Mục đích yêu cầu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu nội dung:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ mơ ước của anh về tương lai của các em và của đất nước.

- Rèn kỹ năng đọc- hiểu

- Giáo dục ý thức học tốt.

II.Đồ dùngdạy- học:

- Tranh minh hoạ SGK

- Vở BT

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

 Đọc bài: Chị em tôi + TLCH

3. Bài mới:

a. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

* Anh bộ đội đứng gác dưới đêm trăng trunh thu năm 1945 lúc đó nước ta vừa giành được độc lập. Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh đã suy nghĩ và mơ ước về tương lai của trẻ em như thế nào? Chúng ta tìm hiểu.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 7
	Ngày soạn:10/10/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
( Tổng đội soạn )
Thể dục
( Giáo viên bộ môn soạn giảng )
Tập đọc
 Trung thu độc lập ( trang66 )
 Thép Mới
I. Mục đích yêu cầu: 
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. 
 	- Hiểu nội dung:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ mơ ước của anh về tương lai của các em và của đất nước.
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu
- Giáo dục ý thức học tốt. 
II.Đồ dùngdạy- học: 
Tranh minh hoạ SGK
Vở BT
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Đọc bài: Chị em tôi + TLCH
3. Bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
* Anh bộ đội đứng gác dưới đêm trăng trunh thu năm 1945 lúc đó nước ta vừa giành được độc lập. Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh đã suy nghĩ và mơ ước về tương lai của trẻ em như thế nào? Chúng ta tìm hiểu....
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
? Bài được chia làm mấy đoạn
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn 
? Em hiểu thế nào là vằng vặc?
- HDHS đọc bài ngắt câu văn dài
- GV đọc bài
* Tìm hiểu bài:
? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
? Đối với thiếu nhi, tết trung thu có gì vui?
? Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
? Vẻ đẹp trong tưởng tượng có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Cho HS xem tranh về kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây 
? Theo em cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
? ND của bài nói lên điều gì?
* ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
c. HDHS đọc diễn cảm:
- GVHD cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảmđoạn 2.
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố - dặn dò:
? Bài văn cho ta thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
Nhận xét giờ học: 
Về nhà: Học bài + đọc trước vở kịch: ở Vương quốc tương lai
- Hát
- 2 HS
- Mở SGK quan sát tranh
- Anh bộ đội đứng gác dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ mơ ước một đất nước tươi đẹp, một tương lai tốt đẹp cho trẻ em.
- 3 đoạn
- Đọc nối tiếp: 3 lượt
- Sáng trong, không một chút gợn.
- Đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc đoạn 1
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. 
- Trung thu là tết của thiếu nhi ...rước đèn, phá cỗ ...
- Anh nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em ... 
- Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam ... núi rừng.
 - 1 HS đọc đoạn 2
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước.... núi rừng.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Quan sát tranh
- Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã thành hiện thực: Nhà máy thuỷ điện, con tàu lớn... 
- Nhiều điều trong hiện tại qua cả ước mơ của anh chiến sĩ giàn khoan dầu khí, đường xá mở rộng, ti vi, máy vi tính ...
- HS nêu
- HS nhắc lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- Đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- HS trả lời.
Toán- Tiết31
 Luyện tập ( trang 40 )
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- Rèn kỹ năng tính toán.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ
Vở BT
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Chữa BT ở VBT
3. Bài mới:
a. Giới thiệu + ghi bài
b. HDHS làm bài tập
*Bài 1:Thử lại phép cộng:
- GV ghi 2416 + 5164
- HDHS cách thử lại
? Nêu cách thử lại phép tính cộng?
- GV nhận xét chốt kết quả đúng:
*Bài 2: Thử lại phép trừ
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
* Bài 3: Tìm x
- GV chấm + chữa bài.
- Kết quả: a. x = 4586
 b. x = 4242
*Bài 4: ( HSK – G )
- Nhận xét nêu kết quả:
- Đáp số: 715 m.
4. Củng cố - dặn dò :
- Chốt lại kiến thức bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 5.
- Hát
- Đọc yêu cầu BT
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp 
 2416 TL: 7580 
 + - 
 5164 2416
 7580 5164 
- HS trả lời
- 3 HS lên bảng làm các phép tính phần còn lại. 
- Nhận xét, chữa bài.
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Làm bảng
- Nhận xét, chữa bài
- Đọc yêu cầu bài tập
 - Làm vào vở 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Khoa học- Tiết 13
 Phòng Bệnh béo phì ( trang 28 )
I. Mục tiêu: 
- Nêu cách phòng bệnh béo phì.
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
- Có ý thức phòng bệnh béo phì.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Hình vẽ( trang 28-29) SGK. Phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 	? Nếu trẻ em bị thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ bị bệnh gì?
 	? Muốn đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng phải làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
 3.Bài mới: 
 a. Giới thiệu + ghi bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
* Mục tiêu : - Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: làm việc theo nhóm
- Phát phiếu giao việc 
+ Bước2: Làm việc cả lớp 
- Nhận xét, nêu đáp án.
* Đáp án: Câu 1: b
 Câu 2: 2.1d , 2.2.d , 2.3 e
*GV kết luận:
* 1 em bé có thể xem là béo phì khi:
- Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
- Bị hụt hơi khi gắng sức.
* Tác hại của bệnh béo phì:
- Người bị béo phì thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống.
- Người bị béo phì thường giảm hiệu suất trong lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
- Người béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật...
* Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì:
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhânvà cách phòng bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
* GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
? Nêu nguyên nhân gây nên béo phì?
? Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
? Nêu tác hại của bệnh béo phì?
? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
* Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. 
* Cách tiến hành:
 + Bước 1: Tổ chức và HD
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm:
 + Bước 3: Trình diễn: 
4. Củng cố- dặn dò:
 ? Nêu nguyên nhân, tác hại của bệnh béo phì?
 ? Nêu cách phòng tránh bệnh béo phì?
Nhận xét giờ học 
Về nhà: học bài + chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Đọc SGK, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi (Trang 28 – 29 )
- Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì. 
- Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và lao động TDTT.
- mất thoải mải trong cuộc sống. Giảm hiệu suất trong lao động. Có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, sỏi mật.
- Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng (rau, quả) ăn đủ đạm, vi- ta - min và khoáng.
- Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về các chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Khuyến khích các em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập TDTT.
- Các nhóm thảo luận 
- HS lên đóng vai.
- Nhận xét, bổ sung.
- HSTL
 Ngày soạn:10/10/2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Mĩ thuật
( GV bộ môn soạn, giảng )
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng ( trang 69 ).
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước ao cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người
 - Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Chuẩn bị câu chyện kể.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.ổn định:
2. Kiểm tra: Kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được nghe, được đọc
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiêu + ghi bài.
b.GV kể chuyện:" Lời ước dưới trăng" 
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh.
minh hoạ.
- Hát
- 1HS 
- Quan sát tranh minh họa đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện
* HDHS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
? Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện điều gì?
? Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
? Em hãy tìm kết cục vui cho chuyện ? 
4. Củng cố - dặn dò: 
? Qua câu chuyện trên , em hiểu điều gì?
 - Nhận xét giờ học.
- Tập kể lại câu chuyện . chuẩn bị bài tuần 8.
- Kể trong nhóm
- Kể từng đoạn 
- Thi kể trước lớp.
- 3 tốp mỗi tốp 4 em thi kể toàn bộ câu chuyện.
 - 2 HS kể toàn chuyện
- Cô cầu cho bác hàng xóm nhà bên được khỏi bệnh
- Cô là người nhân hậu sống vì người khác.
- Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn mười năm tuổi .... Năm ấy chị ngàn đã sáng mắt trở lại sau mội ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có một gia đình: Một người chồng tốt bụng và cô con gái hai tuổi rất xinh xắn, bụ bẫm.
- HSTL
Toán - Tiết 32 
Biểu thức có chứa hai chữ ( trang 41 )
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Rèn kỹ năng tính toán.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học
- SGK, Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) và kẻ một bảng chứa có số liệu theo mẫu SGK.
- Sách vở, đồ dùng môn học.
III. các hoạt động dạy – học:
1.ổn định :
2.Kiểm tra :
 - Làm bài tập 2 ( trang 40 )
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu + ghi đầu bài 
b. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
- GV viết ví dụ lên bảng.
* Giải thích: Mỗi chỗ (....) chỉ số con cá do anh ( hoặc em, hoặc cả hai anh em ) câu được.
? Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV kẻ bảng số.
* GV vừa nói vừa viết vào bảng: nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá
? Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?
* Làm tương tự với: 
 - Anh 4 con, em 0 con
 - Anh 0 con, em 1 con.
? Nếu anh câu được a con cá và em  ... g để làm gì?
? Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
 Bước 2:
 - GV nhận xét bổ sung.
c. Trang phục- Lễ hội.
 *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
 Bước 1:
? Người dân tộc Tây Nguyên, nam, nữ thường mặc như thế nào?
? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?
? Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
? ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhac cụ độc đáo nào?
 Bước 2:
- GV sửa chữa hoàn thiện câu hỏi.
4. Củng cố – dăn dò:
 - Nêu lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng ở Tây Nguyên.
 - Nhận xét giờ. 
- Về nhà học bài.
- Hát
- HS trả lời
- HS đọc mục 1 SGK rồi trả lời các câu hỏi sau.
+Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, 
Xơ-đăngKinh, Mông, Tày, Nùng
+ Các dân tộc sống lâu đời: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
+ Các dân tộc khác chuyển đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng.
+ Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
+ Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã quan tâm xây dựng nhiều công trình đường, trường trạm đến tận các bản làng, các dân tộc thì cùng chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng gièu đẹp.
- HS nhận xét, bổ sung
- Các nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh về nhà rông thảo luận các câu hỏi 
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có một ngôi nhà chung là nhà rông.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
+ Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng càng giàu có thịnh vượng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm dựa vào mục 3 để thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nam thường đóng khố nữ quấn váy.
+ Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Họ thường múa hát trong lễ hội, uống rượu cần, đánh cồng chiêng.
+ Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn cơm mới
+ Đàn tơ rưng, cồng chiêng.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét
- Đọc bài học SGK
- HSTL
Ngày soạn:10/10/2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn:
Luyện tập phát triển câu chuyện ( trang 75 )
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tựơng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng tư duy
- Giáo dục ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Bảng lớp, bảng phụ
 - VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc truyện : Vào nghề 
 - Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu + ghi bài:
b. HD làm bài tập:
- GV treo bảng phụ các gợi ý.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng
- Kể chuyện trong nhóm
- GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Chốt lại nội dung.
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà: Làm lại bài + chuẩn bị giờ sau.
- Hát
- 2 HS
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý.
- Lớp đọc thầm.
- Các nhóm kể lại câu chuyện (theo đúng trình tự ).
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài vào vở.
- 3, 4 HS đọc bài theo đúng trình tự thời gian.
- Nhận xét.
Toán -Tiết 35
Tính chất kết hợp của phép cộng. ( trang 45 )
I. Mục tiêu
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Rèn kỹ năng tính toán.
- Giáo dục ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học
- SGK, Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) chưa có số.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1.ổn định :
2. Kiểm tra :
 - Kiểm tra vở bài tập của lớp.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu + ghi đầu bài 
 b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
- GV treo bảng số
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức
(a + b ) + c và a + ( b + c ) với từng trường hợp với nhau
? Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn thế nào so với giá trị của biểu thức a + ( b + c )?
- GV: Vậy ta có thể viết:
 ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- GV nêu: ( a + b ) + c là tổng hai số hạng với số thứ 3; a + ( b + c là số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
(?) Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
c. Luyện tập thực hành:
*Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
( Dòng 1 phần a, dòng 2 phần b dành cho HSK – G )
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng
*Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV chấm, chữa bài.
- Đáp số: 176 950 000 đồng.
4. Củng cố dặn dò:
- Khắc sâu kiến thức.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học tính chất và công thức, làm bài 3. 
- Hát
- HS đọc bảng.
+ HS trả lời, HS khác bổ sung
+ Giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + ( b + c ).
- Học sinh đọc:
( a + b ) + c = a + ( b + c )
- Nghe
- HS nêu.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp. 
- Nhận xét, chữa bài.
- 3- 4 học sinh nêu.
 - HS làm vào vở
 -1 HS lên bảng làm
Âm nhạc 
( GV bộ môn soạn, giảng )
Đạo đức Tiết 7
tiết kiệm tiền của ( trang11 )
I. Mục tiêu
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 - Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của. 
 - Sử dụng tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng,điện nước.... trong cuộc sống hàng ngày.
 - Biết đồng tình những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của.
II. Đồ dùng dạy học
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi HS có 3 thẻ
III. Các hoạt động dạy học
1.ổn định:
2.Kiểm tra:
- Đọc ghi nhớ bài trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài
*Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm (trang 11SGK).
- Hát
- 1 HS
- GV chia nhóm:
HS: Các nhóm thảo luận các thông tin trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
- GV kết luận:
Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến thái độ.(BT 1 SGK)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
HS: Bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước.
- GV đề nghị HS giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- GV tổng kết: Các ý kiến c, d là đúng.
Các ý kiến a, b là sai.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung
 - Nhận xét giờ
 - Về nhà học và thực hành tiết kiệm.
- HS: Tự liên hệ.
- 1 – 2 em đọc ghi nhớ.
Hoạt động tập thể 
An toàn giao thông
Bài 3 : Đi xe đạp an toàn 
 Sinh hoạt lớp
Phần I : An toàn giao thông
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
- Học sinh biết đi xe đạp là phương tiện giao thông thô xơ, dể đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
- Biết những quy định của luật giao thông đường bộ với người đi xe đạp.
2. Kỹ năng :
- Có thói quen đi sát lề đường, khi đi cần phải kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ :
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em.
- Có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo an toàn giao thông.
II. Nội dung:
1. Những điều kiện đảm bảo đi xe đạp an toàn .
 2. Những quy định để đảm bảo an toàn trên đường đi .
- Điều kiện 28 khoản 1, 3, 4. Điều 29 khoản 1, 2 ( luật giao thông đường bộ )
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
 - Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính ( ưu tiên )
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
- Hai xe đạp nhỏ : một xe an toàn, một xe không an toàn.
IV .Các phương pháp:
 - Quan sát, giảng giải, hỏi đáp
V. Các hoạt động chính :
*Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
a. Mục tiêu :
- Giúp học sinh xác định trước thế nào là một chiếc xe đạp an toàn.
- Học sinh biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp trên đường.
b. Cách tiến hành :
- Giáo viên nêu : ở lớp ta những ai biết đi xe đạp? Các em có thích đi học bằng xe đạp không?
- Giáo viên cho học sinh quan sát chiếc xe để thảo luận theo chủ đề “ Chiếc xe đạp ”
- Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào?
- Kết luận : muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe phải còn tốt, có đủ các bộ phận đặc biệt và phanh ( thắng ) và đèn.
*Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
a. Mục tiêu : học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật an toàn giao thông.
b.Cách tiến hành :
- Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh và yêu cầu :
- Chỉ trong tranh những hành vi sai
- Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng, sai.
- Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi thế nào ?
- Giáo viên ghi những ý kiến đúng.
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
a. Mục tiêu :
- Củng cố những kiến thức của học sinh và cách đi đường an toàn.
- Thực hiện trên xa bàn cách sử lý và tình huống khi đi xe đạp.
b. Cách tiến hành :
- Phương án : dùng sơ đồ treo trên bảng bằng xa bàn giao thông.
- Giáo viên gọi từng học sinh lên bảng nêu lần lượt các tình huống.
* Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
* Khi phải đi qua vòng xuyến.
 * Khi đi từ trong ngõ đi ra.
 * Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo hướng nào trên sơ đồ là đúng.
- Kết luận : giáo viên nhắc lại quy định đối với người đi xe đạp.
VI. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh những quy định đối với người đi xe đạp hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ.
- Dặn dò : về nhà thực hành theo nội dung bài học.
+)Phần II: Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu :
 - Học sinh nắm được nội dung các hoạt động trong tuần
 - Rèn ý thức phê và tự phê.
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật
II. Đồ dùng:
 - ND sinh hoạt
III. Các hoạt động :
*) Đánh giá các công việc trong tuần
- GV nhận xét đánh giá chung
*) Sơ kết hoạt động thi đua các tổ
*) Đánh giá thi đua các tổ.
*) Phát động thi đua.
 - Thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm 10
*) Sinh hoạt theo chủ điểm nhà trường
- HS quan sát và thảo luận sau đó nêu ý kiến.
- Xe phải tốt ( các ốc vít phải chặt, lắc xe không lay... )
- Có đủ bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang... còn tốt.
- Có đủ chắn bùn, chắn xích....
- Là xe của trẻ em, có vành nhỏ ( dưới 650 mm ) 
- Học sinh thảo luận theo 3 nhóm
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
- Không được lạng lách, đánh võng.
- Không đèo nhau đi dàn hàng ngang.
- Không đi vào vòng cấm, đi ngược chiều.
- Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo xúc vật.
- Học sinh thảo luận và trình bày.
- Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
- Đi đúng hướng đường, làn đường. 
- Xin đường khi chuyển hướng.
- Đội mũ bảo hiểm.
- HS trả lời
- Nhận xét bổ sung
- Lớp trưởng đánh giá các hoạt động
- HS phát biểu ý kiến
- Tổ trưởng các tổ nhận xét chung HĐ của tổ mình.
- HS các tổ nhận xét, đánh giá XL tổ
- HS thực hiện
 Ngày.tháng 10 năm 2009
 BGH duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 7 chuan kien thuc.doc