BÀI: NÚT DÂY
I/ Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu khái niệm nút dây.
- Giúp học sinh biết tên và công dụng một số nút dây: Nút dẹt, nút ghế đơn, nút thợ dệt đơn, nút số 8, nút chân chó, nút cột cờ, nút thòng lọng, nút kéo gỗ.
2. Kỹ năng:
- Giúp HS thực hiện thành thạo một số nút dây thông dụng.
- Gúp HS sử dụng tốt các nút dây đã học vào sinh hoạt Đội và áp dụng vào thực tế đời sống hằng ngày.
3. Thái độ:
- Nhằm rèn luyện cho học sinh tính tự giác, nhanh nhẹn, cẩn thận, có hứng thú và hăng hái tham gia hoạt động Đội.
- Giáo dục HS tính nghiêm túc, tinh thần tổ chức kỉ luật trong quá trình học.
- Tạo cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
GIÁO ÁN CÔNG TÁC ĐỘI Trường: Tiểu học Cam Hòa 1 Lớp dạy: 4B Ngày dạy: 28/3/2014 Tiết : 1 Người dạy: Nguyễn Thị Kim Anh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Khoa BÀI: NÚT DÂY I/ Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : - Giúp học sinh hiểu khái niệm nút dây. - Giúp học sinh biết tên và công dụng một số nút dây: Nút dẹt, nút ghế đơn, nút thợ dệt đơn, nút số 8, nút chân chó, nút cột cờ, nút thòng lọng, nút kéo gỗ. 2. Kỹ năng: - Giúp HS thực hiện thành thạo một số nút dây thông dụng. - Gúp HS sử dụng tốt các nút dây đã học vào sinh hoạt Đội và áp dụng vào thực tế đời sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Nhằm rèn luyện cho học sinh tính tự giác, nhanh nhẹn, cẩn thận, có hứng thú và hăng hái tham gia hoạt động Đội. - Giáo dục HS tính nghiêm túc, tinh thần tổ chức kỉ luật trong quá trình học. - Tạo cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. II/ Phương pháp, phương tiện dạy học : 1/ Giáo viên : - Sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải kết hợp với trực quan, phương pháp tập luyện, phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp thảo luận... - Chuẩn bị giáo án, dây. 2/ Học sinh : - Sổ tay đội viên, dây dù dài 1 mét, 1 cây nhỏ dài khoảng 20cm hoặc 1 cây bút. III/ Các hoạt động dạy học : 1/ Ổn định lớp: 1 phút. - Kiểm tra sĩ số. - Lớp hát bài “ Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 2 phút. 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh *Giới thiệu bài (1’): Con người từ xa xưa đã biết ứng dụng nút dây vào đời sống của mình trong việc săn bắt, hái lượm, trói, buộc, treo, nhốt các sản phẩm thu được. Vậy nút dây là gì? Chúng gồm có mấy nhóm? Chúng được thực hiện ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ được học qua bài: NÚT DÂY. Hoạt động 1 : ( 2’) Giới thiệu khái niệm nút dây, một số nhóm của nút dây và một số nút dây cơ bản trong tiết học. - GV giới thiệu khái niệm nút dây. + Nút dây là gì? - GV nhận xét, kết luận: Nút dây là nút được thắt trên dây, có nhiều loại dây như: dây thừng, dây dù, dây cước và tùy vào đặc điểm của từng nút mà chúng có công dụng khác nhau. - GV giới thiệu 5 nhóm nút dây: + Nhóm nút buộc treo. + Nhóm nút nối dây. + Nhóm nút cấp cứu. + Nhóm nút trang trí. + Nhóm nút nối – Tháp cây. - GV giới thiệu 5 nút dây sẽ học trong tiết hôm nay: 1. Nút số 8. 2. Nút thòng lọng. 3. Nút chân chó. 4. Nút ghế đơn. 5. Nút dẹt. Hoạt động 2: (25 phút) Hướng dẫn thực hiện các nút dây. - GV qui ước cách thức cầm dây: * Tay phải cầm đầu dây gọi là dây bên phải. * Tay trái cầm đầu dây gọi là dây bên trái. 1. Nút số 8. - GV cho HS quan sát nút số 8. - GV giới thiệu nút số 8 thuộc nhóm nút buộc treo. - Gv cho HS thảo luận công dụng của nút số 8. - Vài nhóm trình bày. - Gv nhận xét và rút ra kết luận về công dụng của nút số 8: Gút đầu dây khỏi bị xơ, dùng làm thang dây. - GV làm mẫu cho HS xem cách thức thực hiện nút số 8. Bước 1: Cầm 1 phần dây, dây bên phải dài hơn dây bên trái, lấy dây trái đưa qua phải nằm trên tạo thành 1 vòng tròn. Bước 2: Đưa đầu dây bên phải vòng ra sau và về trước lại (Dây đi đúng 1 vòng tròn), rồi đưa đầu dây phải vào vòng tròn phía trên. Buớc 3: Kéo nhẹ 2 đầu dây ta đựợc nút số 8. - Gv hướng dẫn cho HS thực hiện theo từng bước. - GV cho HS thực hiện lại, quan sát và sửa sai cho HS. 2. Nút thòng lọng: - GV cho HS quan sát nút thòng lọng. - GV giới thiệu nút thòng lọng thuộc nhóm nút buộc treo. - GV cho HS thảo luận công dụng của nút thòng lọng. - Vài nhóm trình bày. - Gv nhận xét và rút ra kết luận về công dụng của nút thòng lọng: dùng để cột một vật có thể nới rộng nút theo to hay nhỏ. Dùng để bắt các con vật đang chạy như trâu, bò, chó, dê. Dùng để treo, móc, kéo đồ vật. - GV làm mẫu cho HS xem cách thức thực hiện nút kéo gỗ. - GV cho HS thực hiện lại, quan sát và sửa sai cho HS. 3. Nút chân chó: - GV cho HS quan sát nút chân chó. - GV giới thiệu nút chân chó thuộc nhóm nút buộc treo. - GV giới thiệu công dụng của nút chân chó. - GV làm mẫu cho HS xem cách thức thực hiện nút chân chó. Bước 1: Lấy đầu dây phải đưa qua nằm trên dây trái tạo thành 1 vòng tròn, ta gọi là vòng tròn thứ nhất, làm tương tự ta được vòng tròn thứ 2 và thứ 3. Bước 2: Đặt nửa vòng tròn thứ 2 bên trái dưới vòng tròn thứ nhất, nửa vòng tròn thứ 2 bên phải trên vòng thứ 3. Bước 3: Tay trái cầm nửa bên trái vòng tròn thứ 2 (ở dưới vòng tròn số 1) kéo lên về phía trái, tay phải cầm nửa vòng thứ 2 (nằm trên vòng 3)kéo ra sau về phía phải. Kéo 2 dây về 2 phía ta có nút chân chó. - Gv hướng dẫn cho HS thực hiện theo từng bước. - GS cho HS thực hiện lại, quan sát và sửa sai cho HS. 4. Nút ghế đơn. - GV cho HS quan sát nút ghế đơn. - GV giới thiệu nút ghế đơn thuộc nhóm nút cấp cứu. - GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi công dụng của nút ghế đơn. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét và rút ra kết luận về công dụng của nút ghế đơn: Dùng để kéo người từ dưới sâu lên, cứu người chết đuối hay thả người từ trên cao xuống. - Gv làm mẫu cho hs xem cách thức thực hiện nút ghế đơn. Bước 1: Dây bên phải đưa qua nằm trên dây bên trái tạo thành 1 vòng tròn nhỏ. Bước 2 : Cầm đầu dây bên phải,đưa đầu dây phải vào trong vòng tròn theo hướng từ sau ra trước. Bước 3 : Đưa đầu dây phải ra sau dây bên trái. Sau đó lại đưa dây phải vào trong vòng tròn nhỏ theo hướng từ trên xuống dưới. Bước 4 : Tay phải giữ 2 đầu dây phía dưới. Tay trái kéo đầu dây phía trên ta có nút ghế đơn. - GV hướng dẫn cho HS thực hiện theo từng bước. - GV cho HS thực hiện lại, quan sát và sửa sai. 5. Nút dẹt. - GV cho HS quan sát nút dẹt. - GV giới thiệu nút dẹt thuộc nhóm nút nối dây. + Nút dẹt có công dụng gì? - GV nhận xét kết luận. - GV làm mẫu cho HS xem cách thức thực hiện nút dẹt. Bước 1: Đặt đầu dây phải lên trên đầu dây trái. Bước 2 : Luồn đầu dây trái ra sau đầu dây phải rồi đưa lên lại. Bước 3: Tiếp tục đưa đầu dây trái đặt trên đầu dây phải tạo thành một vòng tròn. Bước 4: Đưa dây phải vào trong vòng tròn theo hướng từ sau ra trước. Kéo bốn đầu dây thì ta được nút dẹt. - GV hướng dẫn cho HS thực hiện theo từng bước. - GV yêu cầu HS thực hiện lại. Hoạt động 3 : Thực hành theo nhóm (5 phút) - Giáo viên tổ chức cho HS thực hành theo nhóm tổ, thực hiện lại 5 nút dây đã được học. - GV quan sát và sửa sai. - Gọi 5 HS lên trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS nhắc lại khái niệm. Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - Hs thảo luận theo nhóm đôi. - Vài nhóm trình bày. - Vài nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Vài nhóm trình bày. - Vài nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS quan sát, lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện lại. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS thảo luận. - Vài nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - Dùng để nối 2 đầu dây có tiết diện bằng nhau, gói quà, buộc kết thúc vết thương. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm tổ. - 5 HS trình bày. - HS lắng nghe. Củng cố - Dặn dò : ( 3 phút ) - Vài HS nhắc lại khái niệm nút dây. - Hỏi lại công dụng của 5 nút mới học. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà thực hiện thành thạo 5 nút dây đã học, học thuộc công dụng từng nút dây. - Chuẩn bị tiết học hôm sau: Bài “ Các động tác cá nhân tại chỗ”. - Vài HS nhắc lại. - HS trả lời. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: