Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 (giáo án một cột)

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 (giáo án một cột)

I. Yêu cầu:

-Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam.

-Học thuộc lòng một đoạn thơ .

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

1. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Sd tranh minh họa trong SGK.

 HĐ 1: Luyện đọc:

-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài

-Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng .

-Gọi HS đọc toàn bài.

-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. (3 lượt)

-1 Hs đọc phần chú giải.

-Luyện đọc theo cặp.

 

doc 24 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 (giáo án một cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
THỨ HAI, NGÀY 6 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 42: BÈ XUÔI SÔNG LA
I. Yêu cầu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam.
-Học thuộc lòng một đoạn thơ .
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Sd tranh minh họa trong SGK. 
 HĐ 1: Luyện đọc: 
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài 
-Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng . 
-Gọi HS đọc toàn bài.
-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. (3 lượt)
-1 Hs đọc phần chú giải.
-Luyện đọc theo cặp.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc nhẹ nhàng nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả :
trong veo , mươn mướt , lượn đàn , thong thả lim dim , êm ả , long lanh , ngây ngất , bừng tươi ....
 HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
-Yêu cầu HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Sông La đẹp như thế nào ?
+Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ?Cách nói ấy có gì hay ?
+Khổ thơ 1 và 2 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ còn lại , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Vì sao đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây , mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?
 + Hình ảnh " Trong đạn bom đổ nát , Bừng tươi nụ ngói hồng " nói lên điều gì ?
+Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
-Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi .
-Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm (
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
-Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò: (
-Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
*****************************
KHOA HỌC
TIẾT 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I-MỤC TIÊU:
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 80, 81 SGK.
 -Chuẩn bị nhóm: 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây thun; một sợi dây mềm (gai, đồng); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
Mục tiêu: HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành:
-Tại sao khi gõ trống ta nghe được tiếng trống?
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 1 trang 84 SGK. Điều gì xảy ra khi gõ trống?
-Tại sao tấm ni lông rung? 
-Gợi ý: Khi nào trống phát ra âm thanh?
-Dùng những hòn bi xếp thành dãy minh hoạ cho sự lan truyền âm thanh: tác động lên hòn bi đầu sẽ làm cho hòn bi cuối chuyển động (hay VD về nước lan truyền khi rung động)
-Đưa ra nhận xét: Mặt trống rung làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động.
-Tương tự, em hãy giải thích vì sao tai ta nghe được âm thanh.
Hoạtđộng 2:Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK.
-Như trên, em hãy giải thích tại sao ta nghe được âm thanh của chiếc đồng hồ? Em rút ra được điều gì?
-Em hãy nêu ví dụ âm thanh truyền được qua chất rắn và chất lỏng
GV nhận xét – kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh hơn khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn 
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
Cách tiến hành:
-Em hãy cho VD cho thấy gần nguồn âm thì nghe rõ hơn và xa nguồn âm thì nghe âm nhỏ dần..
-Trong thí nghiệm trên nếu ta đưa trống xa dần mặt ống thì các vụn giấy có còn rung động không? Em có kết luận gì ?
Kết luận của GV:
- Âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
Hoạt động 4: Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn
Cách tiến hành:
Cho từng nhóm HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm 1 mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy
GV có thể hỏi thêm: khi dùng điện thoại ống như trên, âm thanh đã truyền qua những vật trong môi trường nào? Từ đó GV giúp HS nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này
Củng cố:
Vì sao ta nghe được âm thanh?
Âm thanh truyền được qua những chất nào? 
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò: - Học bài và chuẩn b ị bài sau: “Âm thanh trong cuộc sống”.
*****************************
TOÁN
TIẾT 105: LUYỆN TẬP (trang 117)
I.MỤC TIÊU:
Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
Bt cần làm: 1(a), 2(a),4
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi nội dung BT2 - SGK+ vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 Các em đã học cách quy đồng mẫu số hai phân số . Tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố sâu thêm cách quy đồng mẫu số các phân số dạng đơn giản.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp+ 2HS lên bảng 
GV cùng HS sửa bài nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số 
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua.
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
Bài tập 3: HS khá, giỏi
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Bài tập yêu cầu gì ?
GV ghi bài mẫu lên bảng hướng dẫn HS làm bài.
 - Muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta làm như thế nào?
GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chấm một số vở – nhận xét.
Bài tập 4,5:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? - Nhận xét tiết học.
- Làm bài 4,5trong SGK; học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
*****************************
KỂ CHUYỆN
TIẾT 22: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gởi ý trong SGK , chọn được câu chuyện ( được chứng kiến , hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu môn học, tích cực
KNS
- Giao tiếp - Thể hiện sự tự tin - Ra quyết định - Tư duy sáng tạo
II.ĐỒ DÙNG : tranh minh họa. 
- Bảng phụ viết sẵn Đề bài, một vài gợi ý chính về cách kể trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài mới:
Giới thiệu bài , ghi đề.
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
-G/v viết đề , gạch chân từ quan trọng.
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Y cầu h/s đọc gợi ý trong SGK
Lưu ý HS:
- Cần nhớ lại câu chuyện mà em đã tận chứng kiến để chuyện kể chân thực
- Đọc thật kĩ gợi ý 3. Kể theo sát dàn ý và hướng dẫn gợi ý 3, theo 1 trong 2 phương án đã nêu (có thể kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối, cũng có thể kể sự việc, không kể thành chuyện.- Sắp xếp đúng thứ tự các chi tiết để câu chuyện đó có cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết rõ ràng.
- Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). 
-H.dẫn kể chuyện theo cặp: Nêu yêu cầu , giao nhiệm vụ,hướng dẫn hs thực hiện 
-H.dẫn kể chuyện trước lớp :Yêu cầu H.dẫn nh.xét, bình chọn-Nh.xét, biểudương
-Hỏi + chốt lại bài
-H.dẫn liên hệ + giáo dục
3. Củng cố -Dặn dò: 
-Luyện kể ở nhà+ch.bị tiết sau: Con vịt xấu xí / sgk- 37
 -Nhận xét tiết học, biểu duơng .
**************************************************************
THỨ BA, NGÀY 7 THÁNG 2 NĂM 2012
TOÁN
TIẾT 106: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 -Rút gọn được phân số. -Quy đồng được mẫu số hai phân số. 
 -Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập.
II.CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ
 -Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Hướng dẫn Hs làm bài tập
1.Hoạt động1 : Làm việc cá nhân (BT1) 
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Gv đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm vào bảng con và trên tấm bìa.
 -Đính bảng trình bày.
 -Gv chốt lại kết quả đúng. 
 -Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
2.Hoạt động 2; Thảo luận nhóm đôi (BT2)
 -1 Hs đọc yêu cầu BT.
 -Hỏi : Muốn biết phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào ?
 -Gv viết các phân số lên bảng, Hs trao đổi thảo luận.
 -1 số Hs lên bảng trình bày.
 -Gv chốt lại .
	Phân số ( ) ; là phân số tối giản.
	Phân số 	 
 = 
 	=
 -vậy phân số và bằng 
 -Bài tập 2 củng cố kiến thức gì ?
 	3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT3)
 -Hs đọc yêu cầu Bt
 -Gv đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm vào vở, 1 số em làm trên tấm bìa.
 -Gv nhận xét kết quả của từng câu, chẳng hạn:
Vậy ta có các phân số cùng mẫu số.
-các phân số còn lại gv nhân xét như trên
 -Bài tập 3 củng cố kiến thức gi?
 	4.Hoạt động nối tiếp: 
-Muốn quy đồng mẫu số ta làm như thế nào ? Muốn rút gọn các phân số ta làm sao ?
-CB: So sánh 2 phân số có cùng mẫu số.
-Nhận xét tiết học.
******************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU
 -Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?(ND Ghi Nhớ SGK)
 -Nhận biết câu kể Ai thế nào ?trong đoạn văn (BT 1, mục III );viết đoạn văn khoảng 5 câu có dùng một số câu kể Ai thế nào ?(HS khá giỏi viết được 2,3 câu kể ai thế nào?)(BT2)
II.ĐỒ DỤNG DẠY HỌC
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: Ktra
Gọi HS nêu nội dung bài cho VD (Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?)
Nhận xét chấm điểm
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức.
 Bài 1: làm việc nhóm đôi.
 -1 Hs đọc yêu cầu và đoạn văn của BT, lớp theo dõi SGK.
 -Từng cặp Hs trao đổi thảo luận tìm các câu kể Ai làm gì ?trong đoạn văn.
 -1 số Hs phát biểu, Gv nhận xét.
	+Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
	+Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
	+các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
	+Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
 Bài 2: Làm việc cá nhân.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT.
 -Gv đính các câu kể Ai làm gì ? lên bảng.
 -4 Hs lên dùng dấu (/) ngăn cách bộ phận chủ ngữ và gạch dưới bộ phận chủ ngữ 
 -gv nhận xét
 Bài 3: thảo luận nhóm đôi.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT.
 -Từng cặp Hs trao đổi, 1 số Hs phát biểu.
 -Gv kết luận như SGK.
 -Gọi HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ.
 	3.Hoạt động 3 : luyện tập.
 Bài tập 1: Thảo luận nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu và đoạn văn của BT.
 -Các nhóm thảo luận , tì ... 
 -GV đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm bảng con và trên tấm bìa.
 -Gv nhận xét kết quả, yêu cầu Hs nêu được vì sao phân số lớn hơn?
 -Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
 	2.Hoạt động 2: Thi đua
 -1 Hs đọc yêu cầu BT 2.Học sinh khá giỏi làm hết tất cả các ý
 -Hs thảo luận nhóm đôi (2 phút )
 -Gv đính 3 tấm bìa viết sẵn các phân số lên bảng, Hs của 3 đội thi đua tiếp sức, mỗi đội 3 em.
 -Cả lớp và GV nhận xét kết quả, tuyên dương.
 -Bài tập 3 củng cố kiến thức gì ?
3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT3.(ý a, c) học sinh khá giỏi làm hết các ý
 -Hỏi : Muốn viết được phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
 -Gv phát tấm bìa cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét.
 -Gv nhận xét tuyên dương.
 4.Hoạt động nối tiếp:
 -Hôm nay học toán giúp em nhớ lại kiến thức gì đã học?
 -Nhận xét tiết học. 
 -Về nhà làm lại bài tập vào vở nháp . 
 CB: So sánh hai phân số khác mẫu số
*********************************
KĨ THUẬT
TIẾT 22 : TRỒNG CÂY RAU , HOA( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng 
-HS trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất . 
- HS có ý thức ham thích trồng cây, quý trọng thành quả LĐ và làm việc chăm chỉ, đúng ki thuật . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
_ Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
Học sinh : 
Một số vật liệu và dụng cụ như GV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa
Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau và hoa?
GV nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới
1.Giới thiệu bài – ghi tựa bài:
 Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
 2.Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
 +Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
 +Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
 -GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi :
 +Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
 +Tại sao phải đào hốc để trồng ?
 +Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
 -Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
 * Hoạt động 2: GV HD thao tác kỹ thuật 
 -GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu . Sau đó tiến hành trồng cây con).
GV nhận xét – kết luận.
.4 .Củng cố: -Nêu các bước trồng cây con ? GV kết hợp GD tư tưởng cho HS 
 - Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
*******************************************************************
THỨ SÁU, NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 44: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BÔ PHẬN CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU
 -Nhận biết được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu.(BT1)
 -Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quảmà em yêu thích.(BT2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ viết lời giải Bt1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hướng dẫn Hs luyện tập
 	1.Hoạt động 1: Làm việc nhóm đôi.
 -2 Hs đọc tiếp nối nội dung Bt1 , 2 đoạn văn : Hoa sầu đâu, Quả cà chua.
 -Từng cặp Hs đcọ thầm lại 2 đoạn văn trên và trao đổi , nêu những nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
 -1 số Hs phát biểu,lớp nhận xét.
 -Gv chốt lại và đính tờ phiếu viết tóm tắt những điểm cần chú ý trong cách miêu tả.
Đoạn tả hoa sầu đâu : Tả cả chùm, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc), cho mùi thơm huyền diệu đó hòa với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mạ non, khoai sắn, rau cần)
-Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: Hoa nở như cười. Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
b. Đọan tả quả cà chua: tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
 -Tả cà chua ra quả, xum xuê , chi chít với những hình ảnh so sánh( quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con-mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hóa(quả leo nghịch ngợm lên ngọn-cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây).
 -2 HS đọc lại.
 	2.Hoạt động 2: làm việc cá nhân.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT2.
 -Em muốn tả cây nào (quả )nào ?
 -Cả lớp viết đoạn văn vào vở.
 -Gv nhắc HS viết đoạn văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa,cách dùng từ, dấu câu
 -Hs đọc bài viết của mình, Gv nhận xét chấm điểm.
 	3.Hoạt động nối tiếp:
 -Nhận xét tiết học
 -về nhà hòan chỉnh đoạn văn. CB: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
**********************************
ĐỊA LÍ
TIẾT 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẮNG NAM BỘ
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
	Ø HS khá giỏi: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
II/ CHUẨN BỊ : 	 SGK. Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
IV/ LÊN LỚP : 
	ó Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Cho HS quan sát bản đồ nông nghiệp và kể tên các cây trồng ở ĐBNB, loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
	- Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết, trả lời các CH:
 	+ ĐBNB có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? (HSG)
 	+ Hãy cho biết lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
	- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/122, kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở ĐBNB.
	- Dựa vào hình 2 SGK/122, kể tên các loại trái cây ở ĐBNB. 
	- Mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ.
	- Nhận xét, kết luận: ĐBNB là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
	ó Hoạt động 2: Nuôi trồng và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước
	- Giải thích từ :thuỷ sản”, “hải sản”
	- Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm 2 theo gợi ý: 
 	+ Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
	+ Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây? 
 	+ Sản phẩm thủy, hải sản của đồng bằng được tiêu thụ ở đâu? 
	- GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này.
	- GV kết luận.
	4. Củng cố và dặn dò :
	w Nêu lại một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
	- GDBVMT: Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm do nuôi thủy sản.
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị: Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ (t.t): xem nội dung, trả lời các câu hỏi sgk.
*******************************
TOÁN
TIẾT 109: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.
Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số.
HS biết áp dụng vào làm bài tập, rèn tính cẩn thận khi làm bài.
BT cần làm 1,2a
II.CHUẨN BỊ:
Hai băng giấy theo hình vẽ SGK
Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1:HDHS so sánh hai phân số khác mẫu số.
GV dán lên bảng hai băng giấy.
GV nêu vấn đề:
+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần, tô màu mấy phần?
+ Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần, tô màu mấy phần?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm tư để tìm cách so sánh hai phân số và
GV chốt lại & hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số theo cách thứ hai.
Yêu cầu HS nhắc lại vài lần để ghi nhớ cách làm.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
GV hướng dẫn mẫu và yêu cầu HS làm theo mẫu để thống nhất cách làm bài. Khi HS chữa bài, cần yêu cầu HS ghi nhớ cách làm.
GV cùng HS sửa bài - nhận xét
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chấm một số vở – nhận xét.
Bài tập 3: HS khá giỏi
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
 Củng cố 
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta thực hiện như thế nào?
-Nêu cách rút gọn phân số?
- Nhận xét tiết học
 Dặn dò: - Học bài và làm lại BT1 = > Chuẩn bị bài: Luyện tập
********************************
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22 : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU
-Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
-Tôn trọng những người biết cư xử lịch sự với mọi người.
* Rèn kĩ năng sống:
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết
 II.ĐỒ DỤNG DẠY HỌC
 -Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 (BT2)
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Các nhóm đọc thầm SGK và thảo luận.
 -Gv đính nội dung Bt lên bảng.
 -Đại diện của mỗi nhóm trình bày và giải thích .
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -Gv kết luận:
 	+Tình huống a,b là sai , tình huống c,d là đúng.
 	2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
 -yêu cầu Hs đọc BT4.
 -Từng cặp Hs trao đổi, thảo luận và đóng vai.
 -1 số cặp thi đóng vai trước lớp.
 -Hỏi: Khi bạn Tiến làm hỏng đồ chơi của bạn Linh bạn ấy xin lỗi, theo em là bạn Linh em cảm thấy thế nào ?
	+Nếu bạn không xin lỗi em cảm thấy thế nào ?
 -1 số Hs phát biểu.
 -Gv nhận xét- đánh giá và nêu cách giải quyết vấn đề.
 - GV giáo dục HS.
 	3.Hoạt động nối tiếp
 -Thi đua
 -Gv yêu cầu Hs của hai đội thi đua đọc các câu ca dao tục ngữ nói về lịch sự với mọi người.
 -Hs hai đội thi đọc.
 -Gv nhận xét tuyên dương.
 _về nhà thực hiện tốt điều đã học.
 -Học thuộc phần ghi nhớ SGK
 	CB: Giữ gìn các công trình công cộng.
********************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 MOT COT TUAN 22.doc