Đạo đức
Tiết 14: Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết 1 ).
I. Mục tiêu
- Hs hiểu vì sao cần biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Có thái độ lễ phép, khính trọng, vâng lời thầy cô.
- Biết chào hỏi lễ phép, có hành vi thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.
II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- KIỂM TRA BÀI CŨ:
+ HÃY BÁO CÁO NHỮNG CÔNG VIỆC EM ĐÃ THỰC HIỆN THỂ HIỆN LÒNG HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ?
- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.
- NÊU YÊU CẦU VÀ GHI TÊN BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI SẮM VAI
- NÊU YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG: THẢO LUẬN XỬ LÍ TÌNH HUỐNG, SẮM VAI TIỂU PHẨM: GIỜ RA CHƠI, CÁC BẠN ĐANG CHƠI NGOÀI SÂN THÌ BÌNH CHẠY ĐẾN BẢO: " CÁC BẠN ƠI, CÔ VÂN DẠY CHÚNG TA HỒI LỚP 3 BỊ ỐM, CHIỀU NAY CHÚNG MÌNH ĐẾN THĂM CÔ NHÉ". NẾU LÀ BẠN CỦA BÌNH, CÁC EM SẼ LÀM GÌ?
Đạo đức Tiết 14: Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết 1 ). I. Mục tiêu - Hs hiểu vì sao cần biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Có thái độ lễ phép, khính trọng, vâng lời thầy cô. - Biết chào hỏi lễ phép, có hành vi thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + hãy báo cáo những công việc em đã thực hiện thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Nhận xét, đánh giá. - Nêu yêu cầu và ghi tên bài mới Hoạt động 1 Trò chơi sắm vai - Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận xử lí tình huống, sắm vai tiểu phẩm: Giờ ra chơi, các bạn đang chơi ngoài sân thì Bình chạy đến bảo: " các bạn ơi, cô Vân dạy chúng ta hồi lớp 3 bị ốm, chiều nay chúng mình đến thăm cô nhé". Nếu là bạn của Bình, các em sẽ làm gì? - Cho hs thảo luận. - Gọi đại diện trình bày. - Thảo luận cả lớp: Trong các cách ứng xử trên, cách nào phù hợp nhất, vì sao? - Kết luận: Các bạn cần phải đến thăm cô giáo, đó là việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Hoạt động 2 Thảo luận nhóm - Gọi hs đọc phiếu bài tập. - yêu cầu hs thảo luận. - Gọi đại diện trình bày. + Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo? + Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô? - Kết luận: ( Theo từng nội dung: Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo; những việc cần làm để thể hiện điều đó) Hoạt động 3 Liên hệ thực tế - Nêu yêu cầu: +Em đã làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô? + Vì sao em làm như thế? + Kết quả những việc làm đó ra sao? - Gọi hs trình bày. - Nhận xét, nêu gương. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, hướng dẫn thực hành. - 2 em báo cáo, lớp nhận xét. * Hoạt động nhóm - Thảo luận nhóm 4: tìm ra cách xử lí và sắm vai thể hiện tình huống. - Lần lượt trình bày cách xử lí tình huống theo nhiều cách khác nhau. + các bạn cần phải đến thăm cô giáo, đó là việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. * Hoạt động nhóm 4 - Thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập 1.Đánh dấu vào các câu trả lời em cho là đúng: Biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô dạy chúng ta điều hay, điều mới. Biết ơn thầy cô giáo vì ngoài việc dạy dỗ thầy cô còn yêu thương giúp đỡ chúng ta. Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tất cả những ý trên. 2. Đánh dấu vào các câu trả lời em cho là việc nên làm thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo: Chăm chỉ học tập. Tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. tích cực tham gia các hoạt động của trường. Lễ phép với thầy cô Chúc mừng thầy cô nhân dịp 20-11 Chia sẻ với thầy cô những khó khăn. chỉ làm theo lời thầy cô khi mình thích. * Thảo luận cặp - Thảo luận, trình bày trước lớp. Đạo đức Tiết 15: Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết 2 ). I. Mục tiêu - Hs hiểu vì sao cần biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Có thái độ lễ phép, khính trọng, vâng lời thầy cô. - Biết chào hỏi lễ phép, có hành vi thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - Thẻ bìa xanh đỏ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo? + Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô? - Nhận xét, đánh giá. - Nêu yêu cầu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Kể kỉ niệm về thầy cô giáo - Gọi hs nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu. - Yêu cầu hs kể theo cặp. - Đại diện từng cặp kể trước lớp. + Qua những kỉ niệm đó, em rút ra điều gì? Kết luận về công lao của thầy cô và tình cảm của hs với thầy cô giáo. Hoạt động 2 Vẽ tranh, kể chuyện, hát về thầy cô giáo - Gọi hs nêu yêu cầu bài tập. - yêu cầu hs chọn nhóm theo sở thích. - Gọi đại diện trình bày. - Nhận xét, tuyên dương hs. + Qua những hoạt động đó, em muốn thể hiện điều gì với thầy cô? Hoạt động 3 Sưu tầm tục ngữ, ca dao - Nêu yêu cầu: Nêu những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng kính trọng biết ơn thầy cô? + Những câu tục ngữ, ca dao ấy khuyên em điều gì? +Ngày 20-11,em đã làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô? Trong đó việc làm nào em cho là quan trọng nhất? Vì sao? - Nhận xét, nêu gương. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, hướng dẫn thực hành. - 2 em báo cáo, lớp nhận xét. Bài tập 3: Thảo luận cặp - 1 em nêu. - Trao đổi theo cặp: kể kỉ niệm về thầy cô giáo. - 2-3 em kể trước lớp. + Thầy cô dạy cho em những điều hay, yêu thương em, mong em nên người... - Thảo luận nhóm 4: tìm ra cách xử lí và sắm vai thể hiện tình huống. Bài tập 4: Thảo luận nhóm - 1 em nêu. - Làm việc theo nhóm sở thích: vẽ tranh, thơ, truyện, hát... - Đại diện nhóm trình bày, thi trước lớp. - Lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện hay. + Lòng biết ơn, kính trọng yêu quý các thầy cô giáo Bài tập 5: Thảo luận nhóm - Thảo luận: Nêu những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng kính trọng biết ơn thầy cô, nói nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ ca dao đó. - Khuyên em kính trọng biết ơn thầy cô vì thầy cô dạy cho em những điều hay, yêu thương em, mong em nên người... - Hs nêu ý kiến Đạo đức Tiết 16: Yêu lao động(tiết1). I. Mục tiêu - Hs hiểu ý nghĩa của lao động - Có thái độ yêu lao động, đồng tình với những biểu hiện tinh thần thái độ đúng dắn trong lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. - Biết tự giác tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, xã hội và phục vụ bản thân. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - Một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, một số câu tục ngữ, ca dao về lao động. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo? + Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô? - Nhận xét, đánh giá. + Ngày hôm nay các em đã làm được những việc gì? - Giới thiệu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Phân tích truyện " Một ngày của Pê- chi - a". - Đọc truyện " Một ngày của Pê- chi - a". - Gọi hs đọc lại truyện. - Nêu yêu cầu thảo luận: + hãy so sánh 1 ngày hoạt động của Pê- chi- a với những người khác trong truyện. + Theo em, Pê- chi - a sẽ thay đổi ntn sau chuyện xảy ra? + Nếu em là Pê- chi - a em có làm như bạn không? vì sao? - Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. - Kết luận kết quả. - Gọi hs đọc bài " Làm việc thật là vui" + Em thấy mọi người trong bài làm việc ntn? Lao động có tác dụng gì đối với con người. Kết luận: Có lao động mới tạo ra của cải vật chât, đem lại ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người. Bởi vậy, mỗi người cần biết yêu lao động và chăm chỉ làm việc. Lao động đem đến hạnh phúc, niềm vui cho con người. Hoạt động 3 Bày tỏ ý kiến - Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận xử lí tình huống: 1. Cả lớp đi lao động trồng cây, Nhàn rủ Hồng đi nhưng Hồng giả vờ ốm, bảo Nhàn xin phép cô giáo cho nghỉ. 2. Long đang nhổ cỏ trong vườn cùng bố thì Nam đến rủ đi đá bóng, dù rất thích nhưng Long vẫn quyết định ở nhà làm việc tiếp. 3. Để được cô giáo khen lao động tốt, Hưng cố bê thật nhiều bàn ghế nặng và làm tranh cả việc của bạn khác. Việc làm của từng bạn trong tình huống trên đúng hay sai? Vì sao? - yêu cầu hs thảo luận nhóm. - Gọi đại diện trình bày. - Nhận xét kết quả. + Vậy, khi tham gia lao động, em cần ý thức điều gì? - Kết luận chung. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học. - Yêu cầu hs sưu tầm ca dao,tục ngữ, thành ngữ và truyện kể về ý nghĩa, tác dụng của lao động. - 2 em trả lời, lớp nhận xét. + Lần lượt trả lời. * Thảo luận nhóm - theo dõi. - 2 em nối tiếp đoc, lớp đọc thầm - Trao đổi nhóm, trả lưòi câu hỏi: + Cậu ta không làm gì cả trong khi mọi người làm việc hăng say. + sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí cả 1 ngày, có thể bạn ấy sẽ bắt tay làm 1 việc gì đó. + Em sẽ cùng mọi người làm việc... - 1 em nối tiếp đoc, lớp đọc thầm + Mọi người ai cũng bận rộn và lao động hăng say. * Thảo luận nhóm - 1 em nêu yêu cầu thảo luận, đọc các tình huống. - Làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung: 1. Sai, vì như thế là thiêud tinh thần trách nhiệm với công việc chung, lười lao động. 2. Đúng, vì cần làm việc đến nơi đến chốn để đạt được kết quả tốt trong lao động. 3. Chưa đúng vì bạn có lòng nhiệt tình trong lao động nhưng động cơ chưa rõ ràng, làm những việc quá sức dễ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. + Tích cực, chủ động tham gia lao động ở trường, ở nhà, ở làng xóm với những công việc phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình. Đạo đức Tiết 17: Yêu lao động (tiết 2). I. Mục tiêu - Hs hiểu ý nghĩa của lao động - Có thái độ yêu lao động, đồng tình với những biểu hiện tinh thần thái độ đúng dắn trong lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. - Biết tự giác tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, xã hội và phục vụ bản thân. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - Một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, một số câu tục ngữ, ca dao về lao động. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Lao động mang lại ích lợi và tác dụng gì? - Nhận xét, đánh giá. - Nêu yêu cầu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Kể chuyện các tấm gương yêu lao động - Gọi hs kể các truyện đã sưu tầm được về các tấm gương lao động tốt. + Những nhân vật trong truyện có yêu lao động không?. + Vậy biểu hiện của yêu lao động là gì? + Biểu hiện của lười lao động là gì? + Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu lao động của mình? Kết luận: Yêu lao động là tự giác, tích cực làm từ đầu đến cuối các công việc phù hợp, vượt qua mọi khó khăn, thử thách sao cho có kết quả tốt nhất. Hoạt động 2 Trò chơi " Giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ" - Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận nhóm tập hợp những câu thành ngữ, tục ngữ về ý nghĩa, tác dụng của lao động. - yêu cầu hs thảo luận nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi trước lớp: luân phiên 1 nhóm nêu câu tục ngữ, các nhóm khác nêu ý nghĩa. - Nhận xét, khen ngợi các nhóm hoạt động tốt. - Những câu tục ngữ ấy cho chúng ta bài học gì? Hoạt động 3 Liên hệ bản thân - yêu cầu hs tự viết, vẽ hoặckể về 1 công việc hoặc nghề nghiệp em thích. - Gọi hs trình bày. + Vì sao em thích công việc đó? + Em phải làm gì để thực hiện công việc đó, em thực hiện ntn? Kết luận: Bằng tình yêu lao đông cùng với sức khoẻ và sự cố gắng, chúng ... công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu điều tra. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần lịch sự với mọi người? + Em đã làm gì để thể hiện sự lịch sự với mọi người ? - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Thảo luận tình huống. - Chia nhóm. - Gọi 2 em đọc, nêu nội dung tranh vẽ SGK/34 - Nêu yêu cầu thảo luận: + Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? - Yêu cầu hs thảo luận, trình bày. - Kết luận kết quả. - Em hãy kể tên một số công trình công cộng ở địa phương em. + Vì sao càn phải bảo vệ các công trình đó? Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Bởi vậy Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó. Hoạt động 2 Bày tỏ ý kiến - Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận đưa ra những hành vi đúng trong các bức tranh. ( Nội dung bài tập 1 SGK/35) - yêu cầu hs thảo luận cặp - Gọi đại diện trình bày. - Nhận xét kết quả. + Vậy, những việc làm nào thể hiện ý thức bảo vệ của công? - Kết luận chung. Hoạt động 3 Xử lí tình huống. - Nêu yêu cầu, nội dung bài tập 2( SGK/36 ) - Yêu cầu hs thảo luận. - Gọi đại diện nhóm nêu ý kiến, bổ sung. + Vậy, ta cần làm gì, tránh làm gì để bảo vệ các công trình công cộng? - Kết luận chung. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/36. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị bài sau: hướng dẫn hs điều tra theo phiếu. - 2 em trả lời, lớp nhận xét. * Thảo luận nhóm - 2 em thực hiện yêu cầu. - Trao đổi nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. + Nếu em là Thắng. em sẽ khuyên bạn nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó... - HS kể: nhà văn hoá, công viên, trạm xá, trường học, cầu, đường giao thông, đền miếu... - Vì đó là tài sản chung của xã hội. * Thảo luận cặp - 1 em nêu yêu cầu thảo luận, nội dung các tranh. - Làm việc theo cặp. - hs lần lượt trình bày kết quả,nhận xét, bổ sung: - Tranh vẽ những hành vi đúng là: 2,4 vì đã thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng. + Quét dọn, giữ gìn vệ sinh tại các công trình công cộng, bảo trì, nâng cấp các công trình... * Thảo luận nhóm - 2 em đọc các tình huống. - Trao đổi nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. a. Cần báo cho người lớn, người có trách nhiệm về việc này để có biện pháp xử lí. b. Toàn nên khuyên ngăn họ, phân tích để các bạn thấy được ích lợi của biển báo giao thông, tác hại khi phá hoại các công trình ấy ... - Cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh, không phá hoại các công trình ấy, báo cho người có trách nhiệm khi công trình bị xâm hại, bị hư hỏng... - 2 em đọc ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Đạo đức Tiết 24: Giữ gìn các công trình công cộng ( tiết 2). I. Mục tiêu - Hs hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu điều tra. - thẻ màu xanh, đỏ, trắng. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần bảo vệ các công trình công cộng? + Những việc làm nào thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng ? - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Báo cáo kết quả điều tra. - Nêu yêu cầu hoạt động. - Yêu cầu hs thảo luận, trình bày. - Kết luận kết quả. - Em hãy kể tên một số công trình công cộng ở địa phương em. - Kết luận chung, nhận xét thái độ học tập và kết quả điều tra của các nhóm và việc thực hiện giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương. Hoạt động 2 Bày tỏ ý kiến - Nêu yêu cầu hoạt động: Bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. - Lần lượt nêu từng ý kiến. ( Nội dung bài tập 1 SGK/35) - Gọi hs trình bày lí do chọn ý kiến của mình. - Nhận xét kết luận chung. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/36. - Yêu cầu hs thực hiện các nội dung ở mục Thực hành ( SGK/ 36) - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời, lớp nhận xét. * Thảo luận nhóm - Trao đổi nhóm ( Nội dung phiếu điều tra SGK/ 36). - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra. - Các nhóm theo dõi, bỏ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. - Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. * Hoạt động cá nhân. - Bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. - hs lần lượt trình bày kết quả,nhận xét, bổ sung: + ý kiến a đúng. + ý kiến b,c sai. + Giữ gìn bảo vệ sinh các công trình công cộng, là trách nhiệm của tất cả mọi người. - 2 em đọc ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Đạo đức Tiết 30: Bảo vệ môi trường ( tiết 1). I. Mục tiêu - Hs hiểu: Con người phải sống. thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. - Mọi người cần phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. - Những việc cần làm để môi trường trong sạch. - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trưòng. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - tranh vẽ về bảo vệ môi truờng. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động + Chúng ta nhận được gì từ môi truờng ? - Giới thiệu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Thảo luận nhóm. - Chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động. - Yêu cầu hs thảo luận nội dung thông tin SGK/ 43,44 - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - Kết luận kết quả. + Theo em, môi trường sống trong tình trạng như vậy là vì đâu? - Kết luận kết quả. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/36. Hoạt động 2 Bày tỏ ý kiến ( bài tập 1/ SGK) - Gọi hs đọc, nêu yêu cầu. - yêu cầu hs trình bày ý kiến cá nhân và giải thích lí do. - Nhận xét kết quả. + Vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần làm gì? tránh làm gì? - Kết luận chung. Hoạt động tiếp nối + Vì sao ta cần bảo vệ môi trường? + Để giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, ta cần làm gì? - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học. - Dặn hs: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương nơi em sống. - 2 em trả lời, lớp nhận xét. - Trao đổi nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. + Đát bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực. + Dầu tràn: gây ô nhiễm biển, sinh vật và con người nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm giảm, hạn hán, lũ lụt thường xảy ra... + Do chặt phá cây cối, tàn phá rừng phòng hộ, vứt rác bẩn bừa bãi, đổ chất thải, nước thải bẩn ra sông , biển... - 1-2 em đọc. * Làm việc cá nhân - 1 em nêu. - Lần lượt trình bày ý kiến. + Những việc thể hiện ý thức bảo vệ môi trường: b,c,đ,g. + Những việc chưa thể hiện ý thức bảo vệ môi trường: a,d,e,h vì đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường sống. + Cần: hạn chế thải rác, khói, nước thải, hoá chất độc hại vào môi trường, trồng nhiều cây xanh. + Tránh: chặt phá cây rừng bừa bãi, xả chất thải bừa bãi.... - 2-3 em nối tiếp trả lời Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Đạo đức Tiết 31: Bảo vệ môi trường ( tiết 2). I. Mục tiêu - Hs hiểu: Con người phải sống. thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. - Mọi người cần phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. - Những việc cần làm để môi trường trong sạch. - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trưòng. Biết không đồng tình ủng hộ những hành vi có hại cho môi trưòng. II.Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - giấy, bút vẽ. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động + Vì sao ta cần bảo vệ môi trường? + Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần làm gì? - Nêu yêu cầu và ghi tên bài . Hoạt động 1 Bày tỏ ý kiến. - Phát phiếu thảo luận, gọi hs đọc nội dung và nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu hs thảo luận theo nội dung phiếu. 1. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. 2. trồng cây gây rừng. 3. Phân loại rác trước khi xử lí. 4. giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. 5. Vứt súc vật chết ra đường. 6. Dọn rác trên đường thường xuyên. 7. Làm ruộng bậc thang. - Gọi hs trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận : Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Hoạt động 2 Xử lí tình huống. - Phát phiếu thảo luận. - Gọi hs đọc nội dung, nêu yêu cầu. 1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than ở lối đi để đun nấu. 2. Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn. 3. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. - yêu cầu hs thảo luận nhóm và trình bày kết quả. - Nhận xét kết quả. - Kết luận : bảo vệ môi trường là ý thức và trách mhiệm của tất cả mọi người. Hoạt động 3 Liên hệ thực tế. + Em biết gì về thực trạng môi trường ở địa phương em? + Em có đề xuất gì để giữ cho môi trường nơi em sống được trong lành. - Kết luận, nhận xét về ya thức của hs. Hoạt động 4 Vẽ tranh " Bảo vệ môi trường" - yêu cầu mỗi hs vẽ 1 bức tranh về bảo vệ môi trường. - Tổ chức cho hs trình bày sản phẩm. - Gọi 1 số em thuyết minh về ý tưởng và ý nghĩa tranh mình đã vẽ. - Nhận xét, tuyên dương hs. Hoạt động tiếp nối - Gọi hs đọc lại ghi nhớ. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học. - Dặn hs: Tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương nơi em sống. - 2 em trả lời, lớp nhận xét. * Trao đổi cặp đôi. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Thảo luận cặp. - Lần lượt trình bày ý kiến, bổ sung. 1. Sai vì mùn cưa và tiếng ồn làm ô nhiếm môi trường. 2. Đúng và cây làm cho không khí trong lành thêm. 3. Đúng vì có thể hạn chế sự ô nhiếm của rác thải với môi trường. 4. Sai vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và gây bệnh cho người. 5. Sai vì súc vật chết sẽ bị phân huỷ gây ô nhiếm. 6. Đúng... 7. Đúng vì tiết kiệm và tận dụng ttối đa nguồn nước. * Làm việc theo nhóm - 1 em nêu. - Thảo luận nhóm và trình bày kết quả. 1. Em sẽ nhờ bố mẹ có ý kiến để bác hàng xóm chuyển bếp nấu đến vị trí thích hợp. 2. Em sẽ bảo anh vặn nhỏ đi để tránh ô nhiễm tiếng ồn cho mọi người. 3. Em sẽ tham gia tích cực và vận động mọi người cùng tham gia. * Làm việc cả lớp. - Nối tiếp trình bày, bổ sung. * Làm việc cá nhân - Mỗi hs vẽ 1 bức tranh về bảo vệ môi trường. - Trình bày sản phẩm. - 3-4 em thuyết minh về ý tưởng và ý nghĩa tranh mình đã vẽ. - 2 em đọc. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: