Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 11 đến tuần 15

Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 11 đến tuần 15

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học từ đầu năm.

Kĩ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng ứng xử đạo đức trong học tập và giao tiếp trong nhà trường.

+ ATGT: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông (vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn) để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.

Thái độ: Thực hành tốt các kiến thức đã học.

II. Đồ dùng dạy học

GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức.

HS: Thẻ 2 mặt xanh – đỏ để biểu quyết thái độ đồng tình – không đồng tình.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

+Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm thời giờ”.

+Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tuần 11 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:11 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 11 BÀI : THỰC HÀNH KĨ NĂNG GHK I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học từ đầu năm.
Kĩ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng ứng xử đạo đức trong học tập và giao tiếp trong nhà trường.
+ ATGT: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông (vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn) để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
Thái độ: Thực hành tốt các kiến thức đã học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức.
HS: Thẻ 2 mặt xanh – đỏ để biểu quyết thái độ đồng tình – không đồng tình.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
+Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm thời giờ”.
+Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng trung thực và vượt khó trong học tập.
- GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b. Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c. Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e. Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
Kết luận: Việc b, d, e là trung thực học tập. Việc a, c, là thiếu trung thực trong học tập
- Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c. Chép luôn bài của bạn.
d. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e. Bỏ không làm.
- Kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng biết bày tỏ ý kiến phù hợp.
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ 
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
- GV kết luận: Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Hoạt động 3: Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
+Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? 
Hoạt động 4: Thực hành kĩ năng quan sát tín hiệu giao thông khi đi đường.
+ Vạch kẻ đường có tác dụng gì?
+ Có mấy loại rào chắn?
-HS theo dõi
- HS lựa chọn theo 2 thái độ: tán thành, không tán thành bằng hình thức giơ thẻ 2 mặt xanh – đỏ
-HS theo dõi
- HS nêu cách sẽ chọn giải quyết và lí do.
-HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi
- HS trả lời.
- HS thực hiện. 
4.Củng cố: 
 - Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 12 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 12 BÀI : HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 Kiến thức:
- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
+ HS khá, giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
 Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo Luận - nói cách khác - tự nhủ - dự án
IV. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức lớp 4
- Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”.
- Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”.
+ Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
*Hoạt động 1:Thảo luận tiểu phẩm“Phần thưởng” –SGK/17- 18.
- GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”.
- GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm.
+ Đối với HS đóng vai Hưng.
 PVì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
+ Đối với HS đóng vai bà của Hưng:
P “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
- GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
*Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (Bài tập 1)
Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?- GV nêu các tình huống- yêu cầu HS trao đổi nhóm 4
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV kết luận:
 +Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
*Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (Bài tập 2)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp.
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
-HS theo dõi
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS trả lời.
- HS trả lời
-HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày 
-HS theo dõi
- 2 HS đọc.
+ HS khá, giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Học ghi nhớ .huẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20). 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:13 MÔN:ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 13 BÀI HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ 
 (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
+ HS khá, giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo Luận - nói cách khác - tự nhủ - dự án
IV. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức lớp 4
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh đọc các câu ca dao tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. - GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+ Đưa ra 2 tình huống (có tranh minh hoạ)
Tình huống 1:Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo”Bữa nay bà đau lưng quá”
Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân ông Tùng nhờ bạn:Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống và sắm vai 1 trong 2 tình huống.
- Yêu cầu 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi.
- GV kết luận
Hoạt động 2 :Em đã và sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
+ Yêu cầu HS lần lượt ghi lại các việc em dự định sẽ làm để quan tâm, chăm sóc ông bà.
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu các nhóm dán tờ giấy ghi kết quả làm việc lên bảng.
+ Yêu cầu HS giải thích một số công việc.
- GV nhận xét
Hoạt động 3:Kể chuyện tấm gương hiếu thảo
+ Yêu cầu kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết,nêu những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.
- GV kết luận: Các em cần phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ bằng cách quan tâm, giúp đỡ ông bà những việc vừa sức, chăm sóc ông bà cha mẹ.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS thảo luận phân chia vai diễn để sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống 
-2 nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm, lần lượt ghi lại các việc mình dự định sẽ làm 
- HS dán kết quả, cử 1 đại diện nhóm đọc lại toàn bộ các ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm.
- Học sinh lắng nghe. 
+ HS khá, giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Biết ơn thầy cô giáo.
Điều chỉnh, bổ sung:
 Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 14 MÔN:ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 14 BÀI : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
+ HS khá, giỏi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
Kĩ năng: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thái độ: Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
- Kĩ năng thể sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trình bày 1 phút – đóng vai – dự án
IV. Đồ dùng dạy học:
- Các bảng con để sử dụng cho Hoạt động 3.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
-Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- GV nêu tình huống ( SGK)
-GV cho HS nêu cách xử lí
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
-GV nêu yêu cầu của bài tập
 -GV nêu yêu cầu và cho thảo luận nhóm. Việc làm nào trong các tranh (sgk) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng :
+Các tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
+Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT 2 ) -GV chia HS các nhóm 4.
-GV nêu yêu cầu bài tập 2. yêu cầu các nhóm thảo luận.
-Yêu cầu các nhóm trình bày
- GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS theo dõi
-HS theo dõi
-HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
-HS theo dõi
- HS theo dõi
- Từng nhóm 4HS thảo luận.
- HS lên chữa bài tập - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- Từng nhóm HS thảo luận và ghi vào bảng
- Các nhóm trình bày.Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
- HS theo dõi
- HS đọc
+ HS khá, giỏi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò:
 Dặn HS về nhà chuẩn bị : Bài tập 4 - SGK/23; Bài tập 5 - SGK/23
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............... Ngày dạy:.....................
TUẦN:15 MÔN:ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 15 BÀI: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
+ HS khá, giỏi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
Kĩ năng: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thái độ: Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
- Kĩ năng thể sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trình bày 1 phút – đóng vai – dự án
IV. Đồ dùng dạy học:
- HS sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy cô giáo.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi vài HS đọc ghi nhớ. 
-GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
*Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 4, 5 - SGK/23)
- GV mời một số HS trình bày, giới thiệu.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS.
- GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
- GV kết luận chung:
+Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
+Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
*Hoạt động 2: Kể một kỉ niệm đáng nhớ về các thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV nêu yêu cầu HS kể trong nhóm về các thầy giáo, cô giáo cũ.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- Nhận xét, giáo dục theo tình huống.
- HS trình bày, giới thiệu.
- Cả lớp nhận xét, bình luận.
- HS làm việc cá nhân.
-HS theo dõi
-HS theo dõi
- Nhóm đôi kể cho nhau nghe.
- Các cá nhân kể – Lớp nhận xét 
+ HS khá, giỏi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
4.Củng cố: 
 - Hãy ghi nhớ những kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
 - Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 4 tuan 1114.doc