Giáo án Đạo đức địa phương Lớp 4 - Lèo Thị Oanh

Giáo án Đạo đức địa phương Lớp 4 - Lèo Thị Oanh

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết tên, địa điểm những di tích lịch sử, văn hoá của Sơn La.

 - Biết được vì sao cần phải bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá đó.

 2. Kĩ năng:

 - Thực hiện các hành vi, việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương ở Sơn La.

 3. Thái độ:

 - Biết trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, phản đối những việc làm pha hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

B. Đồ dùng dạy - học:

 GV: Tranh ảnh, giấy khổ A0, bút viết bảng.

 HS: Tài liệu tham khảo.

C. Cách tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 1549Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức địa phương Lớp 4 - Lèo Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM YÊU SƠN LA VỚI NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết tên, địa điểm những di tích lịch sử, văn hoá của Sơn La.
	- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá đó.
	2. Kĩ năng:
	- Thực hiện các hành vi, việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương ở Sơn La.
	3. Thái độ: 
	- Biết trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, phản đối những việc làm pha hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: Tranh ảnh, giấy khổ A0, bút viết bảng.
	HS: Tài liệu tham khảo.
C. Cách tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới:
1. Khởi động:
- GV hát bài: Cây đào Tô Hiệu.
2. Nội dung:
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Sơn La.
* Mục tiêu: HS kể được tên những di tích lịch sử, văn hoá ở Sơn La.
* Cách tiến hành: 
CH: Em hãy kể tên những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Sơn La mà em biết?
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả.
→ KL: Sơn La chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, đó là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc Sơn La. Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử đó.
b/ Hoạt động 2: Ứng xử tình huống
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
+ TH1: Đến thăm tượng đài Thanh niên một bạn kêu lên: "Ôi trời! Sao lại để áo chiến sĩ như thế nào. Các cậu ơi, chúng mình sẽ thêm màu xanh lên đi!" Nếu em ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?
+ TH2: Bạn An được mẹ cho đi thăm nhà tù Sơn La đúng vào dịp đầu xuân, cây đào Tô Hiệu nở hoa rực rỡ. An với tay đinh bẻ một cành hoa. Nếu có mặt ở đó thì em sẽ nói gì với An ?
+ TH3: Trung khoe với cả lớp: '' Bố tớ bảo đợt đi công tác này bố sẽ cho tớ đi cùng để đến tham quan hang Chi Đảy ở Sơn La đẹp lắm. Tớ sẽ lấy những nhũ đá hình quả na và những hòn cuội về cho các bạn cùng chơi nhé! ''. Em có đồng ý không? Tại sao?
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
→ GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố- dặn dò:
+ Em hãy nhắc lại tên các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Sơn La mà em biết?
+ Vì sao cần phải giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương?
- GV tổng kết + giáo dục.
- Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt những điều đã học.
- GV nhận xét gờ học.
1'
1'
2'
15'
15'
3'
- Hát.
- Trình bày tài liệu tham khảo.
- HS lắng nghe.
(HĐ cá nhân, thảo luận nhóm 4)
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhân xét.
- Lắng nghe.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
EM YÊU SƠN LA VỚI NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết tên, địa điểm những di tích lịch sử, văn hoá của Sơn La.
	- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá đó.
	2. Kĩ năng:
	- Thực hiện các hành vi, việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương ở Sơn La.
	3. Thái độ: 
	- Biết trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, phản đối những việc làm pha hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Tranh ảnh, giấy khổ A0, bút viết bảng.
	HS: Tài liệu tham khảo.
C. Cách tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy kể tên các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Nôi dung
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện trạng một số di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.
* Mục tiêu: HS nêu được thực trạng của một di tích lịch sử, văn hoá và nêu được một vài biện pháp giữ gìn.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và nêu y/c của bài tập: Tìm hiểu rồi rồi ghi vào vở tình trạng hiện tai của di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương mình (hoặc ở địa phương khác) mà em biết. Nêu biện pháp để bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, có theo mẫu sau:
STT
Di tích LS, VH
Tình trạng hiện tại
Biện pháp giữ gìn
- Y/c HS trình bày kết quả.
- GVNX , đánh giá.
→ KL: Những di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương, quê hương, đất nước là những tài sản chung ghi lại những dấu ấn lịch sử oai hùng, dấu ấn văn hoá trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
IV. Củng cố - dặn dò:
+ Vì sao cần phải giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương?
- GV tổng kết, giáo dục.
- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
1'
2'
1'
30'
2'
- Hát.
- 2-3 HS kể
- Nhắc lại đầu bài.
(HĐ nhóm 4)
- Các nhóm làm việc theo y/c.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác NX, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
EM YÊU SƠN LA VỚI NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 3)
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết tên, địa điểm những di tích lịch sử, văn hoá của Sơn La.
	- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá đó.
	2. Kĩ năng:
	- Thực hiện các hành vi, việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương ở Sơn La.
	3. Thái độ: 
	- Biết trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, phản đối những việc làm pha hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Giấy khổ A4, các bài báo, tranh, ảnh nói về các tấm gương, các mẩu chuyện giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.
	HS: các bài báo, tranh, ảnh nói về các tấm gương, các mẩu chuyện giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.
C. Cách tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Em cần phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Nôi dung
a/ Hoạt động 1: Sưu tầm các tấm gương, các mẩu chuyện nối về việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá.
* Mục tiêu: HS học tập những tấm gương về việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá. 
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS trưng bày các sản phẩm đã sưu tầm được trên bàn.
- Y/c HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Y/c HS trình bày kết quả.
- GVNX, đánh giá (theo kết quả bài của HS)
IV. Củng cố - dặn dò:
+ Hãy nêu một số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
+ Vì sao cần phải giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương?
- GV tổng kết, giáo dục.
- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
1'
2'
1'
28'
2'
- Hát.
- 2-3 HS trả lời.
(HĐ nhóm đôi, cả lớp)
- HS làm việc theo nhóm đôi (kể, giới thiệu với bạn về các sản phẩm đã sưu tầm được). 
- HS lần lượt trình bày kết quả, HS khác NX và có thể đưa ra những câu hỏi cho nhóm bạn cần giải thích thêm. 
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dao duc dia phuong lop 4 Son La.doc