Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 16

Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 16

Tiết 1 : Địa lí

THỦ ĐÔ HÀ NỘI (tr 109)

A. Yêu cầu cần đạt:

 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội :

 + Thành phố lớn ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.

 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

 - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).

 - HS khá, giỏi : Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đương phố, )

B. Đồ dùng dạy học.

 - Các bản đồ : hành chính, giao thông VN.

 - Tranh ảnh về Hà Nội.

C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16
Ngày soạn : 15/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 2 ngày 17/12/2012 (Tiết 4)
Lớp 4A : Thứ 2 ngày 17/12/2012 (Tiết 5)
Tiết 1 : Địa lí
THỦ ĐÔ HÀ NỘI (tr 109)
A. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội :
	+ Thành phố lớn ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
	- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
	- HS khá, giỏi : Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đương phố,)
B. Đồ dùng dạy học.
	- Các bản đồ : hành chính, giao thông VN.
	- Tranh ảnh về Hà Nội.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. ổn định tổ chức.
II. KTBC :
- Gọi HS trả lời : Nêu quy trình sản xuất đồ gốm?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
III. Bài mới.
- Giới thiệu - ghi đầu bài.
1. Hà Nội - TP lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
* Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
- GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc.
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính.
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp với tỉnh nào?
- Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển 
* Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
- Thủ đô Hà Nội có những tên gọi khác nào?
- Khu phố cổ có đặc điểm gì?
- Khu phố mới có đặc điểm gì?
- Kể tên những danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, di tích lịch sử?
- GV chốt: HN đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan...năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La và đổi là Thăng Long và sau nay đổi là Hà Nội ở đây có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
3. Hà Nội-Trung tâm chính trị, văn hoá và KT của cả nước.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là :
+ Trung tâm chính trị (nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất ở đất nước)
+ Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp, thương mại, giao thông)
+ Trung tâm văn hoá khoa học(viện nghiên cứu, bảo tàng...)
Kể tên 1 số trường đại học, viện nghiên cứu ở Hà Nội.
- GV có thể nêu thêm 1 số nhà bảo tàng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc...
- Gọi một vài en nêu nội dung bài học.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài sau.
2'
5'
3'
7'
7'
7'
4'
- HS hát, kiểm tra sĩ số.
- 2, 3 HS Nêu nội dung bài học và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN tìm kết hợp lược đồ sgk .
- Hà Nội giáp: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây.
- Đường sắt đường ô tô, đường hàng không.
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, sgk và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
- Thăng Long, Đại La, Đông Đô...
- Khu phố cổ có các phường thủ công và buôn bán gần hồ Hoàn Kiếm là nơi buôn bán tấp nập gắn với hoạt động sản xuất buôn bán trước đây, các tên phố vẫn mang tên từ thời cổ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã...
- Khu phố mới có đặc điểm nhà cửa được xây dựng với nhiều nhà cao tầng đường phố thì được mở rộng và hiện đại.
- Chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, Văn miếu Hồ Tây, hồ Gươm, công viên Thủ Lệ...
- Các nhóm trao đổi kết quả.
- HS các nhóm dựa vào sgk, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận.
- Văn phòng chính phủ, nhà quốc hội, phủ chủ tịch, bộ ngoại giao, các bộ ban ngành Trung ương , cơ quan Trung ương Đảng...
- Ngân hàng nhà nước VN, bưu điện trung ương, dệt may 10-10, các chợ lớn (chợ Đồng Xuân) các siêu thị lớn( siêu thị Daiu) là trung tâm đầu mối giao thông: Ga Hà Nội...
- Bảo tàng HCM, các trường đại học: đại học quốc gia, bách khoa, đại học Y khoa, đại học kinh tế quốc dân...
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- 2 HS đọc bài học
- HS chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 3 ngày 18/12/2012 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 3 ngày 18/12/2012 (Tiết 3)
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
MÔNG - NGUYÊN (trang 40)
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện.
	+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
	+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công, quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng). 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Kế hoạch bài dạy.
	- Hình trong SGK-phiếu học tập
III. Phương pháp:
	- Đàm thoại, thảo luận, giảng giải,
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. KTBC :
- Gọi HS đọc nội dung bài trước và trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã quan tâm đến việc đắp đê như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
a. Ý trí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
* Giáo viên kết luận:
b. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà trần và kết quả cuộc kháng chiến.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Nhà trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
- Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
- GV kết luận:
- Y/C HS đọc tiếp SGK và hỏi
- K/C chống quân xâm lược Mông -Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa ntn? đối với lịch sử dân tộc?
- Vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này?
* Kể về tấm gương của Trần Quốc Toản.
3. Củng cố dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
5'
3'
10'
12'
5'
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- 1 HS đọc từ đầu đến sát thát (giết giặc Nguyên)
- Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất,xin bệ hạ đừng lo"
- Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: ''Đánh"
- Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc k/c viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa,ta cũng cam lòng..."
- Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “sát thát”
- HS đọc và thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long để bảo toàn. Khi giặc yếu,vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta
- Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người/không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Sau ba lần thất bại quân Mông -Nguyên không dám xang xâm lược nước ta nữa. Đất nước sạch bóng quân thù, độc lập dan tộc được giữ vững.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- HS chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Chiều thứ 3 ngày 18/12/2012 (Tiết 1)
Lớp 4B : Chiều thứ 3 ngày 18/12/2012 (Tiết 3)
Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? (trang 64)
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
	- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- Giáo án, sách vở môn học
	- Hình trang 64 - 65 SGK. 
	- Đồ dùng thí nghiệm.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Không khí có ở đâu?
- Lớp không khí quanh trái đật gọi là gì?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
a) Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi vị của không khí.
- Cách tiến hành:
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
+ Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi gì? vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ.
+ Không khí có những tính chất gì?
b) Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định.
- Chách tiến hành:
+ Phổ biến cách chơi.
- Tiến hành cho HS thổi
+ Cái gì chứa trong quả bóng bay làm chúng có hình dạng như vậy?
+ Vậy không khí có hình dạng nhất định không?
+ Lấy ví dụ chứng minh điều đó?
+ Vậy không khí có tính chất gì?
c) Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Giúp HS biết không khí có thể bị nén lại và cũng có thể bị dãn ra.nêu được một số ví dụ ứng dụng tính chất trên trong cuộc sống.
- Cách tiến hành:
+ Mô tả thí nghiệm
+ Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng các tính chất của không khí trong đời sống
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS nêu: không khí có những tính chất gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
5'
3'
7'
8'
7'
5'
- 2, 3 HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
Phát hiện màu, mùi vị của không khí
- Làm việc cá nhân.
- Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí không có màu mà trong suốt.
- Không khí không có mùi, không có vị.
- Không phải là mùi của không khí mà là mùi vị của vật nào đó bay vào không khí.
 VD: Mùi nước hoa, mùi thịt nướng, mùi xác động vật chết, .
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Thổi bóng bay
phát hiện hình dạng của không khí
- Trò chơi thổi bóng bay theo nhóm
- Các nhóm có số bóng bay như nhau cùng bắt đầu thổi. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng căng, không vỡ là thắng.
- Không khí có trong quả bóng đẩy quả bóng căng ra mà có hình dạng như vậy.
- Không khí không có hình dạng nhất định.
- HS lấy ví dụ.
- Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng rỗng bên trong vật chứa nó.
Tìm hiểu T/C bị nén và dãn ra của K2
- Hoạt động theo nhóm.
- Dùng tay ấn thân bơm vào sâu vỏ bơm. Thả ra ta thấy thân bơm bị đẩy về vị trí ban đầu.
- Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra
- ứng dụng: Bơm hơi vào bánh xe, bóng đá, bóng chuyền
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 17/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Thứ 4 ngày 19/12/2012 (Tiết 1)
Lớp 4B : Thứ 4 ngày 19/12/2012 (Tiết 2)
Khoa học
 KHÔNG KHÍ 
GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? (trang 66)
A. Yêu cầu cần đạt: 
	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí : khí-Ni-tơ, khí-ô-xi , khí-các- bô-níc.
	- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
B. Đồ dùng dạy học:
	- Kế hoach bài dạy.
	- Đồ dùng thí nghiệm, tranh ánh trong SGK.
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Không khí có những T/C gì?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài, Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để xác định 2 thành phần chính của không khí là Oxy duy trì sự cháy và khí Nitơ không duy trì sự cháy.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Chia nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc mục thực hành.
- Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào trong cốc?
- Phần mất đi là khí Oxy còn khí kia là khí Nitơ.
+ Vậy trong 2 thành phần của không khí khí nào cần cho sự cháy, khí nào không cấn cho sự cháy? Tại sao?
+ Khí Nitơ có thể tích gấp 4 lần khí Oxy
2 – Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh không khí còn có những thành phần khác.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Bơm không khí vào lọ nước vôi trong, nước vôi có hiện tượng gì?
+ Khí Cácboníc làm nước vôi trong vẩn đục.
+ Trong không khí còn có gì nữa?
+ Vậy trong không khí, ngoài khí Oxy, Nitơ còn có những thành phần nào ?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
+ Khái quát rút ra ý chính.
III. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
5'
4'
10'
12'
4'
- HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
Xác định thành phần chính của không khí
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thí nghiệm.
- HS đọc mục thực hành trong SGK.
- Vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ không khí mất đi đó.
- Khí Oxy là khí cần cho sự cháy, vì khi cháy hết nến tắt. Khí Nitơ không cần cho sợ cháy vì khí Nitơ vẫn còn trong cốc nhưng nến vẫn tắt.
Tìm hiểu một số thành phần khác
của không khí
- Thấy nước vôi vẩn đục.
- Có hơi nước, bụi và vi khuẩn
- Ngoài Oxy, Nitơ trong không khí còn có khí Cacbonic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Đại diện các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 19/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 6 ngày 21/12/2012 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 6 ngày21/12/2012 (Tiết 3)
Đạo đức.
YÊU LAO ĐỘNG (tr 23)
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được ích lợi của lao động.
	- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
	- Biết được ý nghĩa của Lao động.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Một số câu chuyện về tấm gương lao động, giấy, bút...
- Học sinh: Sách vở môn học.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, thảo luận, luyện tập...
IV. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ. Hỏi HS :Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
- GV nxét, đánh giá HS.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện: “Một ngày của Pê - chi - a”
- GV đọc lần 1 câu chuyện.
- Chia lớp thành 4 nhóm, y/c các nhóm thảo luận và trình bày kết quả...
+ Hãy so sánh một ngày của Pê - chi - a với những người khác trong truyện?
+ Theo em Pê - chi - a thay đổi ntn khi chuyện xảy ra?
+ Nếu em là pê - chi - a em có làm như bạn không? vì sao?
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở... đều là sản phẩm của lao động, lao động đem lại cho con ngừơi niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm
-Y/c các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau...
- Y/c các nhóm báo cáo.
- GV nxét các câu trả lời của các bạn.
GV chốt lại:
-Yêu lao động: Chăm chỉ, siêng năng.
- Lười lao động: Chây lười, biếng nhác, thích đi chơi...
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Y/c các nhóm đóng vai.
- Hồng nên phân tích cho Nhàn nếu ốm thật thì hãy nghỉ lao động.
- Nếu Nhàn khoẻ thì nên đi lao động kẻo sợ cô phê phán...
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc lại ghi nhớ.
- Thực hiện yêu lao động.
2'
5'
3'
8'
7'
6'
4'
- Cả lớp hát, lấy sách vở học tập.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời...
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại truyện lần 2
- Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả...
+ Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ đóng quả chín vào hòm, mọi người gặt lúa...) thì 
Pê - chi - a lại bỏ phí 1 ngày không làm gì cả.
+ Pê - chi -a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày và pê - chi - a sẽ bắt tay vào việc...
+ Em không bỏ phí một ngày như bạn vì phải lao động mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc... để nuôi sống bản thân và gia đình, xã hội...
Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm...
- Các nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung...
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Ghi nhớ.
- 2, 3 HS nhắc lại ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 4 tuan 16.doc